Lò đốt rác thải của Nhà máy rác Cà Mau thông số Dioxin vượt ngưỡng cho phép
Ngày 24.3, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) tỉnh Cà Mau có báo cáo sau khi kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống lò đốt rác phát điện Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau.
Một góc Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau Ảnh: GIA BÁCH
Trước đó, ngày 27.2, Sở TN-MT phối hợp các ngành liên quan và Trung tâm Công nghệ môi trường tại TP.HCM (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam, đơn vị lấy mẫu) tiến hành khảo sát, đo và lấy mẫu khí thải lò đốt rác phát điện của Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau. Tại thời điểm khảo sát, lò đốt rác thải sinh hoạt Star Tech (do Công ty TNHH năng lượng STAR TECH lắp đặt) đang hoạt động.
Tổ công tác đã lấy 1 mẫu khí thải trên ống khói của lò đốt. Kết quả phân tích 9 thông số, có 8 thông số đạt yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Riêng thông số tổng Dioxin/Furan, PCDD/PCDF không đạt yêu cầu – vượt hơn 1 lần (cụ thế vượt 1,0125 lần).
Còn đối với 4 thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt, có 3 thông số và nhiệt độ vùng đốt sơ cấp (hiển thị trên bộ phận lò đốt) đạt yêu cầu của QCVN 61-MT:2016/BTNMT quy định. Riêng nhiệt độ vùng đốt thứ cấp (hiển thị trên bộ phận lò đốt) không đạt yêu cầu.
Từ kết quả kiểm tra, Sở TN-MT đề xuất UBND tỉnh Cà Mau, yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (đơn vị chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau) phối hợp với Công ty TNHH năng lượng STAR TECH sửa chữa, cải tiến lò đốt; hoặc chọn lò đốt có công nghệ phù hợp để lắp đặt, đảm bảo nồng độ khí thải lò đốt đạt yêu cầu khi thải ra môi trường.
Đồng thời, liên hệ Bộ TN-MT hướng dẫn trình tự, thủ tục để Bộ tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của lò đốt rác của Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau theo quy định.
IQAir: Ô nhiễm không khí Hà Nội vượt Bắc Kinh
Hà Nội vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. Trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.
Nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội là 46,9 microgram/m3, đứng thứ hai ở Đông Nam Á trong số các thủ đô, sau Jakarta có nồng độ PM2.5 trung bình năm là 49,7 microgram/m3, theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí toàn cầu.
Như vậy, Hà Nội đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. So sánh trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.
Video đang HOT
Nếu so với cả các thành phố không phải thủ đô, Hà Nội đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 5 thành phố đứng đầu đều của Indonesia.
Xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (trái) và sạch nhất (phải) trong khu vực Đông Nam Á năm 2019. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.
Nồng độ PM2.5 Hà Nội tăng, TP.HCM giảm so với 2018
Các thành phố lớn khác của Việt Nam có nồng độ PM2.5 trung bình năm chỉ khoảng hơn một nửa của Hà Nội, như TP.HCM 25,3 microgram/m3, Huế 28,5 microgram/m3 và Đà Nẵng 25,9 microgram/m3.
Nồng độ PM2.5 của Hà Nội (đường da cam đậm) tăng mạnh so với 2018, còn của TP.HCM lại giảm (đường da cam nhạt). Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.
Đáng chú ý, nồng độ ô nhiễm PM2.5 của Hà Nội năm 2019 tăng mạnh so với mức khoảng trên 40 microgram/m3 của năm 2018 - mức tăng khoảng 17%. Trước đó, mức ô nhiễm ở Hà Nội đã có hai năm liên tiếp giảm 11% mỗi năm.
Ngược lại, nồng độ ô nhiễm của TP.HCM năm 2019 lại giảm 7,4% so với năm 2018. Trước đó, mức PM2.5 tại TP.HCM đã giảm mạnh vào năm 2017 trước khi tăng trở lại vào năm 2018.
Xét theo tháng, cả Hà Nội và TP.HCM đều có mức PM2.5 cao nhất là vào các tháng mùa đông, theo thứ tự là tháng 12, tháng 11 và tháng 1. Mức PM2.5 các tháng này cao hơn so với trung bình năm tới 30-50% - điều cũng được ghi nhận trong các báo cáo chất lượng không khí trước đây.
Hà Nội và TP.HCM ô nhiễm nhất vào các tháng mùa đông. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.
Việt Nam ô nhiễm thứ 2 Đông Nam Á
So sánh nồng độ PM2.5 trung bình tính theo trọng số dân số trên cả nước, Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, và đứng thứ 15/98 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam được cho là do (1) tăng trưởng nhanh chóng, (2) chuẩn phát thải yếu đối với các nhà máy điện, phương tiện giao thông, công nghiệp, và (3) tỷ lệ dùng than ngày càng cao trong sản xuất điện, báo cáo của IQAir viết.
Mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội năm 2019 đứng thứ 7 trong số các thủ đô, Bắc Kinh đứng thứ 9. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.
"Lượng than tiêu thụ của Việt Nam năm gấp đôi và lượng dầu tiêu thụ tăng gấp ba trong vòng 5 năm gần đây", báo cáo viết.
Số giờ mà nồng độ PM2.5 ở Hà Nội đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (10 microgram/m3) chỉ chiếm dưới 1% trong năm.
Đợt ô nhiễm không khí tăng đột biến tại Hà Nội tháng 10 đã làm dấy lên tranh luận rộng rãi về nguồn ô nhiễm và biện pháp giải quyết. Báo cáo nhắc tới việc Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam đã cam kết sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường thông qua năm 2014, sau các đợt ô nhiễm trên.
"Luật sửa đổi, sẽ được đề xuất năm 2020, nên đòi hỏi các hành động mạnh mẽ hơn để quản lý chất lượng không khí và đề ra các tiêu chuẩn kiểm soát phát thải nghiêm ngặt hơn từ các nguồn công nghiệp nặng và năng lượng, như các nhà máy điện than", báo cáo viết.
Khói bụi tại đường Nguyễn Xiển, Hà Nội sáng 2/10/2019. Đợt ô nhiễm không khí kỷ lục tại Hà Nội tháng 10 đã làm dấy lên tranh luận rộng rãi về nguồn gây ô nhiễm và biện pháp. Ảnh: Việt Hùng.
Số lượng máy đo tăng gấp ba lần trên cả nước
Báo cáo của IQAir đánh giá cao việc có nhiều cảm biến đo nồng độ bụi PM2.5 được các cá nhân, tổ chức lắp đặt trong năm 2019 và công bố thông tin trên mạng.
"Trong khi Việt Nam có mạng lưới theo dõi chất lượng không khí của chính quyền khá nhỏ, chỉ có ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều cảm biến PM2.5 vận hành độc lập đã được các cá nhân và tổ chức lắp đặt trong năm 2019", báo cáo viết. "Số cảm biến này vượt xa số trạm đo của chính quyền, khiến số lượng máy đo PM2.5 trên cả nước tăng gấp ba lần".
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm không khí khiến khoảng 50.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại ước tính là 10,8-13,2 tỷ USD, chiếm khoảng trên dưới 5% GDP cả nước, bao gồm thiệt hại trực tiếp như chi phí khám sức khỏe, mua máy lọc không khí, và thiệt hại gián tiếp như giảm năng suất lao động.
Người đi bộ tập thể dục phải đeo khẩu trang sáng 1/10 ở Hồ Tây. Ảnh: Duy Hiệu.
21/30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ, theo báo cáo.
Các nhà nghiên cứu từ IQAir thu thập dữ liệu từ các trạm đo trên mặt đất, đo nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 - tức những chất dạng hạt đường kính nhỏ hơn 2,5 micromét, đặc biệt gây hại cho sức khỏe vì có thể đi sâu vào phổi và hệ tim mạch.
"Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu có thể trực tiếp tăng nguy cơ tiếp xúc với ô nhiễm không khí", báo cáo viết, và chỉ ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới chất lượng không khí ở nhiều thành phố qua quá trình sa mạc hóa và tăng tần suất xảy ra các vụ cháy rừng, bão cát.
Theo news.zing.vn
Bãi rác Cam Ly cháy 4 ngày, Giám đốc Sở TN&MT khẳng định không có Bãi rác Cam Ly (Lâm Đồng) cháy suốt 4 ngày, khói ô nhiễm bao trùm khu vực rộng lớn nhưng lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh khẳng định không có cháy. Ngày 27/12, ông Phạm Văn Tuyên, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Đô thị Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ cháy bãi rác...