Lo dòng tiền nóng nếu cá nhân tự vay vốn nước ngoài
Cho cá nhân tự vay nước ngoài sẽ giúp thu hút lượng lớn vôn để đâu tư, kinh doanh trong nước. Song an ninh tài chính quốc gia có thể bị đe dọa, nếu dòng tiền này nằm ngoài khả năng kiểm soát của hệ thống ngân hàng.
Chỉ hơn 10 ngày nữa, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối sẽ được thông qua. Sau nhiều lần cân nhắc, ban soạn thảo lại đưa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các cá nhân vào danh sách những người cư trú được tự chủ vay vốn nước ngoài. Hai đối tượng đầu không gây nhiều tranh cãi, bởi dù sao đây cũng là những pháp nhân, được quản lý theo các luật có liên quan.
Nhưng việc cá nhân cũng được quyền tương tự đang gây tranh cãi, dù dự thảo quy định rõ họ tự vay tự chịu trách nhiệm trả nợ.
Những người ủng hộ cho rằng cho phép cá nhân vay vốn nước ngoài sẽ giúp Viêt Nam thu hút lượng lớn ngoại hôi từ tiên nhàn rôi của Viêt kiêu cũng như các tô chức từ nước ngoài gửi vê đâu tư. Hiên nay, nhiều Việt kiều có nhu cầu đầu tư vốn kinh doanh tại Việt Nam hoặc muốn cho thân nhân vay, mượn vốn nhưng không đủ điều kiện để đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nếu họ cho vay, ủy thác cho thân nhân ở Việt Nam thì pháp luật chưa quy định.
Nhiêu ý kiên cho rằng cá nhân được vay ngoại tê nước ngoài sẽ thu hút lượng lớn vôn ngoại vê Viêt Nam đâu tư. Ảnh: Hoàng Hà
Rất nhiều Việt kiều đã chuyển tiền về cho người thân ở trong nước vay mượn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, mua nhà, đất, cổ phiếu… Do pháp luật chưa cho phép cá nhân trong nước được vay tiền từ nước ngoài nên Việt kiều vẫn phải làm “chui”. Người trong nước sau khi vay chui như vậy cũng rất khó chuyển tiền ra nước ngoài trả nợ. Việc cho vay này chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tình và không chính thức, từ đó nảy sinh những tranh chấp và không thể giải quyết thông qua pháp luật nên nguôn vôn ngoại tê chuyên vê bị hạn chê.
Trao đổi với VnExpress, ông Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối theo hướng cởi mở hơn với dòng vốn từ nước ngoài là hoàn toàn đúng đắn. Theo ông Kiêm, nếu cá nhân được tự do vay nợ nước ngoài sẽ giúp mở rộng nguồn vốn kinh doanh. “Trong tình hình hiện nay, tôi nghĩ các yếu tố đều cho phép và thuận lợi để nới lỏng”, ông Kiêm đánh giá.
Theo ông, để cá nhân tự vay, tự trả sẽ bớt gánh nặng cho Chính phủ khi giảm những khoản vay bảo lãnh. Mặc khác, theo ông khi vay thì bên cho vay – nước ngoài , họ sẽ có những điều kiện rất nghiêm ngặt nên không lo khả năng mất uy tín quốc gia nếu các con nợ không trả được.
“Nếu lo ngại mất uy tín thì nên nói đến những khoản vay do Chính phủ bảo lãnh, ví dụ như khoản vay của Vinashin chẳng hạn. Còn cá nhân tự đứng ra vay thì họ sẽ phải có những cam kết và đáp ứng nhiều điều kiện của nước ngoài trước khi được giải ngân”, một chuyên gia kinh tế nói.
Video đang HOT
Cũng đứng trên góc độ mở rộng nguồn vốn ngoại tê, ông Lương Văn Tự – nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại – chia sẻ: “Tiền được lưu chuyển tự do là xu hướng hiện nay của thế giới nên nếu làm được việc này tôi cho rằng sẽ có lợi khi trong nước tăng được nguồn vốn đầu tư”.
Lãnh đạo một ngân hàng lớn tại TP HCM nhìn nhân, cá nhân trong nước có nhu câu vay ngoại tê nước ngoài rât nhiêu. Thay vì câm, theo ông Việt Nam nên nghiên cứu tình hình thực tế để đưa ra biện pháp quản lý nhằm thu phí, kê khai thuế, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại không ủng hô. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng trong khi cá nhân vay ngoại tệ trong nước vẫn bị hạn chế thì chưa nên tính tới việc cho họ vay ngoại tệ ở nước ngoài. Theo ông, vay nợ nước ngoài chỉ nên dành cho các pháp nhân, nhờ vậy mới kiểm soát được luồng vốn ra vào.
“Việc cá nhân vay ngoại tệ nước ngoài để kinh doanh, đầu tư, mua nhà…, khả năng không trả được nợ rất cao, khi đó sẽ ảnh hưởng đên uy tín quôc gia”, ông nói.
Chung suy nghĩ, Tiến sĩ Trần Du Lịch tỏ ra không ủng hộ việc này vì lo ngại nợ cá nhân có thể liên quan đến nợ quốc gia. Do đó, ông Lịch cho rằng cá nhân chỉ nên có quyền mua bán ngoại tệ tại những nơi quy định.
Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, cá nhân có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh, trở thành một pháp nhân và vay theo diện tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy Nhà nước có thể quản lý và giám sát luồng tiền ra vào, mà vẫn đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh của dân cư.
“Nếu để họ tự vay dưới quan hệ dân sự, không ai có thể đảm bảo dòng tiền này đi và về vì mục đích chính đáng”, ông nói.
Thực tế, cho phép cá nhân tự vay tự trả nước ngoài đã được quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối nhiều năm trước. Trong báo cáo tổng kết 6 thực hiện pháp lệnh trình Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho rằng các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài (quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh) còn chung chung và khá thông thoáng, dễ dẫn đến việc vay vốn tràn lan, sử dụng vốn không hiệu quả. Đặc biệt, cho phép cá nhân vay, trả nợ nước ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ, địa vị pháp lý của cá nhân không đảm bảo có thể tính pháp lý thực hiện nghĩa vụ vay và trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, ngay cả việc doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn nước ngoài, cũng chưa được quản lý chặt chẽ, khiến dòng vốn ngắn hạn từ nước ngoài có thể được chuyển về Việt Nam không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà chủ yếu để đầu cơ, hưởng chênh lệch lãi suất.
“Khi có những biến động bất lợi, dòng vốn này sẽ chuyển ra nước ngoài một cách nhanh chóng. Những tác động của dòng vốn quốc tế nói trên sẽ nghiêm trọng hơn khi mà Việt Nam chưa có đủ lượng dự trữ ngoại hối, kinh nghiệm ứng phó để xử lý những cú sốc từ bên ngoài nhằm đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống”, Ngân hàng Nhà nước nói.
Đây chính là lý do Ngân hàng Nhà nước đề xuất rút cá nhân khỏi danh sách các đối tượng được vay vốn nước ngoài. Trong dự thảo công bố cuối năm ngoái, Điều 17 đã không còn đối tượng cá nhân. Tuy nhiên, đến dự thảo ngày 21/2/2013, các cá nhân lại có tên trong danh sách được vay vốn ngoại.
Một chuyên gia từng tham gia soạn thảo Pháp lệnh Ngoại hối cho biết, Ngân hàng Nhà nước khi đó lường trước rủi ro có thể xảy ra, nên chưa ban hành văn bản hướng dẫn cho cá nhân vay vốn nước ngoài. Thực tế cũng chưa cá nhân nào đề xuất được vay qua đường chính thức, nhưng có doanh nghiệp đệ đơn xin vay vốn nước ngoài về đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
“Lãi suất gửi tiết kiệm tiền đồng hiện nay thấp cũng 8-9%, trong khi lãi suất tại Mỹ hay châu Âu chỉ 2-3%. Chỉ riêng việc họ vay nước ngoài, đem về bán ra tiền đồng gửi ngân hàng hưởng chênh lệch, cũng tạo những rủi ro nhất định cho thị trường”, ông nói.
Hiện nay dù là tự chịu trách nhiệm, doanh nghiệp hay ngân hàng khi vay nước ngoài trung và dài hạn đều phải thực hiện việc đăng ký khoản vay và báo cáo định kỳ tình hình rút vốn và trả nợ với Ngân hàng Nhà nước. Mọi hoạt động rút vốn và trả nợ đều phải thực hiện qua một tài khoản vốn chuyên dùng để thống nhất quản lý. Doanh nghiệp hay ngân hàng vay bao nhiêu cũng phải phù hợp với tổng hạn mức vay vốn nước ngoài hằng năm của cả quốc gia.
“Nếu cho cá nhân tự vay tự trả, nguyên tắc quản lý vốn chặt chẽ này có thể bị phá vỡ. Nhiều nước châu Âu vướng vào khủng hoảng nợ công không phải vì chính phủ vay nợ quá nhiều, mà xuất phát từ hoạt động vay nợ của các cá nhân. Đây có thể là kinh nghiệm đáng tham khảo cho Việt Nam”, vị chuyên gia nói.
Theo VNE
3,5 tỷ USD mang ra nước ngoài chữa bệnh, mua nhà
Đưa ra con số thống kê này, các chuyên gia cho rằng giờ chưa phải lúc nới lỏng quản lý ngoại hối đối với cá nhân, đặc biệt là việc vay nợ nước ngoài.
Chỉ hơn 10 ngày nữa Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh ngoại hối sẽ được thông qua. Dự thảo mới nhất có bổ sung, sửa đổi điều khoản người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, trong buổi thảo luận lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh ngoại hối ngày 6/3 tại TP HCM, các chuyên gia đều không ủng hộ việc này.
Theo Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, chỉ nên cho pháp nhân vay ngoại tệ nước ngoài, còn việc cá nhân vay ngoại tệ nước ngoài để kinh doanh, đầu tư, mua nhà... khả năng không trả được nợ rất cao. "Khi đó họ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu quốc gia. Tôi hoàn toàn không ủng hộ và mong ban dự thảo xem xét lại", ông Ngân nói.
Nhiều chuyên gia không đồng tình với việc cho cá nhân vay ngoại tệ nước ngoài. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài ra, ông Ngân cho rằng việc sớm hoàn thiện về pháp lệnh ngoại hối góp phần ổn đinh thị trường ngoại tệ, nhất là giai đoạn hiện nay khi USD chợ đen đang có dấu hiệu nổi sóng trở lại. Tuy nhiên, theo ông Ngân, Pháp lệnh sửa đổi lần này cần phải quy định chi tiết và rõ ràng, tránh mập mờ làm khó người thực hiện.
Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Trần Du Lịch cũng đưa ra quan điểm hiện nay chưa phải là thời kỳ có thể nới lỏng quản lý ngoại hối. Ông Lịch chỉ ra một thực tế rằng, mỗi năm, hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam phải "một nắng hai sương" mới xuất khẩu được khoảng 30 triệu USD, trong khi đó, số tiền người dân mang ra nước ngoài đi học, chữa bệnh, mua nhà... khoảng 3,5 tỷ USD. "Điều này cho thấy vấn đề chảy máu ngoại tệ là rất lớn. Do đó, cần quản lý ngoại hối như là vấn đề liên quan đến cán cân quốc gia, chưa thể dễ dàng tự do hóa trong giai đoạn hiện nay", ông Lịch nhấn mạnh.
Trước thực trạng này, đại diện Ngân hàng Bảo Việt thừa nhận đây là vấn đề nhức nhối nhưng hiện nay Việt Nam gần như không quản lý được. Bởi lẽ, việc đi học, chữa bệnh, mua nhà ở nước ngoài hay vay cá nhân trên thực tế vẫn đang hiện hữu. Nếu có cấm chắc chắn cũng sẽ xảy ra hiện tượng lách luật, chuyển ngân lậu.
Do đó, theo vị này thay vì cấm, Việt Nam nên nghiên cứu tình hình thực tế để đưa ra biện pháp quản lý nhằm thu phí, kê khai thuế, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. "Không nên cứ áp dụng biện pháp cấm đối với những vấn đề chúng ta không quản lý được", ông nói.
Riêng vấn đề vàng không được đề cập nhiều trong pháp lệnh ngoại hối sửa đổi cũng khiến nhiều chuyên gia không đồng tình. Theo Tiến sĩ Lịch, ngoại hối bao gồm cả vàng nhưng hầu như trong pháp lệnh chủ yếu bàn về việc quản lý ngoại tệ, nội dung quản lý về vàng không đáng kể. Trong khi đó, quản lý vàng là một trong những vấn đề rất lớn và cấp bách hiện nay. Trong Nghị định 24 quản lý về vàng được ban hành, quyền quản lý thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy ông Lịch cho rằng cần bổ sung thêm vào pháp lệnh các quy định về quản lý vàng.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Tuy nhiên, theo các đại biểu pháp lệnh được ban hành cũng phải chờ rất nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước vì nhiều điều trong pháp lệnh còn chiếu theo quy định của cơ quan này.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết, dự kiến 18-19/3 sẽ thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối. Trong khoảng thời gian này ban soạn thảo sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến để tổng hợp và hoàn thiện.
Theo VNE
Kiều hối có thể đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD Theo dự báo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều hối năm nay có thể đạt từ 10 - 11 tỷ USD (tăng khoảng 15 - 20% so với năm 2011). Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua. Đối tượng đóng góp rất lớn vào nguồn kiều hối năm nay đến từ hơn...