Lo đối phó với Tổng thống Trump chưa xong, đảng Dân chủ lại mâu thuẫn vì ông Biden
Vấn đề tuổi tác và việc ông Biden có sẵn sàng tái tranh cử hay không nếu đắc cử vào năm tới đang là chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ đảng Dân chủ.
Tờ Politico dẫn lời 4 người thường xuyên tương tác với ông Biden nói rằng khả năng ông ra tranh cử vào năm 2024 là gần như là không thể vì khi đó ông đã ngoài 80.
Ông Biden năm nay 77 tuổi. Nếu đắc cử vào năm 2020 tới, ông sẽ 78 tuổi và trở thành người già nhất nhậm chức Tổng thống Mỹ. Kỷ lục này đang được nắm giữ bởi Tổng thống Trump, người trở thành ông chủ Nhà Trắng ở tuổi 72.
“Nếu ông ấy đắc cử, ông ấy sẽ 82 tuổi vào 4 năm sau đó và không thể tái tranh cử”, một cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Biden cho hay.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden. (Ảnh: Sputnik)
Ông này cho rằng ông Biden sẽ đóng vai trò nhưng một nhân vật chuyển tiếp để đánh bại Tổng thống Trump trước khi mở ra một thế hệ với các thành viên Dân chủ trẻ tuổi.
Một cố vấn hàng đầu khác của ứng viên hàng đầu đảng Dân chủ tiết lộ ông Biden đang xem xét người mà mình có thể chuyển giao quyền lực sau 4 năm nếu ông đắc cử và sẽ không công khai đưa ra cam kết chỉ tại vị một nhiệm kỳ.
“Ông ấy tin rằng một cam kết như vậy sẽ là không thông minh và giống như một mánh lới quảng cáo”, một cố vấn khác cho hay.
Trong nội bộ đảng Dân chủ, câu chuyện về tuổi tác của ông Biden cũng như cam kết sẽ chỉ tại nhiệm 4 năm vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Nhiều người lo ngại nếu ông đắc cử và tại vị thêm một nhiệm kỳ, cơ hội của những người trẻ tuổi hơn, theo đuổi tư tưởng tiến bộ hơn sẽ bị tước mất.
Một số ý kiến cũng hoài nghi khi cựu Phó Tổng thống Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố bất nhất về vấn đề này.
Hồi tháng 4, khi được hỏi về khả năng chỉ phục vụ 1 nhiệm kỳ, ông Biden dứt khoát trả lời không.
Vào tháng 10, khi phóng viên AP đặt câu hỏi về ý định tái tranh cử, Biden nói ông sẽ không đưa ra cam kết chỉ phục vụ một nhiệm kỳ và rằng ông không cần thiết phải cam kết sẽ tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ 2 nếu đắc cử vào năm tới.
Video đang HOT
“Tôi cảm thấy tốt và tôi có thể nói, nhìn tôi và bạn sẽ thấy. Nó không có nghĩa là tôi sẽ chạy đua cho một nhiệm kỳ thứ 2. Tôi không đưa ra cam kết đó vào lúc này”, ông nói.
Một phụ tá trong chiến dịch tranh cử của cựu Phó Tổng thống Mỹ nói rằng nếu ông đắc cử và có một nhiệm kỳ thành công, ông hoàn toàn có thể đảo ngược lại cam kết nếu có đủ sự hỗ trợ từ đảng Dân chủ.
Ở tuổi 77, ông Biden từng 2 lần chạy đua vào chiếc ghế quyền lực trong Nhà Trắng vào các năm 1998 vào 2008 nhưng đều thất bại.
Với gần 50 năm chinh chiến trên chính trường Mỹ, cựu phó Tổng thống Mỹ sẽ có những lợi thế nhất định khi đối đầu với Tổng thống Trump với chỉ 4 năm kinh nghiệm và hàng loạt các quyết định gây tranh cãi khi nắm quyền. Nhưng đây cũng sẽ là điểm yếu của ông khi vận động tranh cử bởi các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ bới tìm những phát biểu, quyết định hay sai lầm của ông trong quá khứ.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo vtc.vn
Ý đồ của đảng Dân chủ khi cho ra 'cáo trạng mỏng' đối với TT Trump
Phe Dân chủ hy vọng cáo trạng chỉ gồm 2 cáo buộc sẽ dễ dàng được thông qua, dù có thể họ đã bỏ qua cơ hội bắt ông Trump phải chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái khác.
AP nhận định cáo trạng luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, được công bố hôm 10/12, hẹp về phạm vi nhưng có sức công phá lớn. Nhiều khả năng những cáo buộc chính thức này cũng sẽ được thông qua chỉ bằng lá phiếu của các thành viên đảng Dân chủ.
Cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra sẽ đẩy ông Trump vào một câu lạc bộ mà không tổng thống Mỹ nào mong muốn gia nhập: nhà lãnh đạo thứ ba của nước này bị Hạ viện luận tội. Ông đối mặt với các cáo buộc mà không hề tỏ ý ăn năn, hăng hái chiến đấu thay vì nhận trách nhiệm cho hành động của mình.
Tổng thống Trump nói chuyện với phóng viên hôm 10/12 sau khi cáo trạng luận tội được công bố. Ảnh: AP.
Tập trung vào một câu chuyện
Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện nói rằng ông Trump đã lạm dụng quyền lực tổng thống Mỹ vì lợi ích chính trị cá nhân bằng cách yêu cầu Ukraine giúp đỡ điều tra các đối thủ chính trị, bao gồm ông Joe Biden, cựu phó tổng thống và hiện là ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho Nhà Trắng năm 2020. Họ cũng cáo buộc ông cản trở thẩm quyền của quốc hội với hành vi ngăn chặn việc tiếp cận tài liệu và lời khai.
Một số thành viên đảng Dân chủ tích cực thúc đẩy quá trình luận tội, nóng lòng nắm lấy cơ hội bắt ông Trump phải chịu trách nhiệm về một loạt hành động khác, bao gồm bằng chứng cản trở công lý được nêu ra trong cuộc điều tra Nga của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Dù vậy, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã trì hoãn, quyết tâm chỉ đưa ra những cáo buộc mà bà tin rằng có thể giành được sự ủng hộ của các thành viên mà vốn miễn cưỡng khởi động quá trình luận tội lúc đầu (bà Pelosi cũng từng chần chừ trong việc này).
"Tôi mong điều đó (luận tội) là không cần thiết", bà Pelosi nói sau khi cáo trạng luận tội được công bố. Song bà nói thêm: "Chúng tôi thề sẽ giữ gìn và bảo vệ (hiến pháp). Nếu chúng tôi không làm điều đó, chúng tôi sẽ lại trở thành những người lơ là nhiệm vụ của mình".
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (giữa) trong cuộc họp báo công bố cáo trạng luận tội Tổng thống Trump. Ảnh: AP.
Mặc dù bà dường như đã thành công trong việc thuyết phục đảng Dân chủ theo quan điểm đó, quá trình luận tội - với hàng chục giờ điều trần công khai của các nhà ngoại giao và các quan chức an ninh quốc gia khác để lại nhiều bằng chứng không thể tranh cãi - cho đến nay vẫn chưa thể thuyết phục được đảng Cộng hòa quay lưng với tổng thống.
Việc mở rộng các cáo buộc sẽ chỉ có nguy cơ làm dao động các thành viên đảng Dân chủ, một số người đặc biệt là những người ôn hòa đã giành chiến thắng ở các khu vực bầu cử nơi ông Trump được yêu thích.
"Tôi nghĩ rằng họ đã có tính toán tại Hạ viện khi những bằng chứng được đưa ra gần đây về hành động của ông Trump liên quan đến Ukraine là súc tích, rõ ràng và dễ tiếp cận", thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons, một người ủng hộ ông Biden, nói.
"Thay vì cáo buộc một loạt hành vi sai trái trong nhiều năm, họ tập trung vào một câu chuyện".
Dù không có nhiều so sánh với lịch sử, quyết định của đảng Dân chủ có nghĩa là ông Trump sẽ đối mặt với cáo trạng luận tội mỏng hơn hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.
Hạ viện đã thông qua 11 cáo buộc chống lại Andrew Johnson, tổng thống đầu tiên bị luận tội vào năm 1868. Năm 1974, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu về cáo trạng luận tội 3 điều đối với tổng thống Richard Nixon - lạm quyền, cản trở công lý và khinh thường quốc hội - nhưng ông Nixon đã từ chức khi tình thế trở nên rõ ràng rằng những cáo buộc này nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng.
Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu về 4 cáo buộc chính thức đối với tổng thống Bill Clinton vào năm 1994 sau khi công tố viên độc lập Kenneth Starr đưa ra 11 tội danh có thể bị luận tội. Song chỉ có hai cáo buộc được thông qua - đây chính xác là loại kịch bản mà bà Pelosi và các nhà lãnh đạo Dân chủ khác hy vọng tránh được.
Trong cuộc điều tra luận tội ông Clinton, Hạ viện ủng hộ các cáo buộc về tội khai man và cản trở công lý, nhưng một số lượng lớn thành viên đảng Cộng hòa đã không bỏ phiếu cho cáo buộc lạm dụng quyền lực và một cáo buộc khác về tội khai man.
Cáo trạng luận tội Tổng thống Trump gồm hai cáo buộc: lạm dụng quyền lực tổng thống và cản trở quốc hội. Ảnh: AP.
Cơ hội bị bỏ lỡ?
Trong khi nhiều thành viên đảng Dân chủ tán đồng quyết định của bà Pelosi trong việc giới hạn phạm vi cáo trạng luận tội, thì những người khác lại cho rằng cơ hội để ông Trump để giải thích cho những phát hiện của ông Mueller đã bị bỏ lỡ. Ông Mueller nói quy định của Bộ Tư pháp Mỹ không cho phép ông đưa ra các cáo buộc hình sự đối với một tổng thống đương nhiệm, nhưng ông dường như ngụ ý có một địa chỉ khác để giải quyết vấn đề: quốc hội.
Cáo trạng được công bố hôm 10/12 không đề cập cụ thể đến cuộc điều tra của ông Mueller, mặc dù cáo buộc cản trở quốc hội có gián tiếp đề cập. Cáo buộc nói rằng hành động của ông Trump trong chuyện này là "nhất quán" với các nỗ lực trước đó "nhằm phá hoại các cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Mỹ".
Corey Brettschneider, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Brown và là tác giả của cuốn Lời tuyên thệ và chiếc ghế tổng thống: Hướng dẫn về hiến pháp cho các tổng thống tương lai, đã nói việc thiếu vắng một cáo buộc cụ thể liên quan đến ông Mueller là "thất bại về nhiệm vụ hiến định".
Tuy nhiên, ngay cả phạm vi luận tội hạn hẹp như vậy dường như cũng không thể giúp giành được lá phiếu của đảng Cộng hòa, dù có những lo ngại trong một số nhà lập pháp Cộng hòa về các hành động của ông Trump. Không nghị sĩ Cộng hòa nào, ở Hạ viện hay Thượng viện, lên tiếng ủng hộ cáo trạng luận tội hôm 10/12, kể cả những người sẽ rời quốc hội vào năm tới.
"Suy nghĩ của tôi đã thay đổi", hạ nghị sĩ Will Hurd, một thành viên đảng Cộng hòa đến từ Texas, người mà đảng Dân chủ đã hy vọng thuyết phục được, cho hay.
Bà Pelosi cùng lãnh đạo các ủy ban trong Hạ viện công bố cáo trạng luận tội ông Trump hôm 10/12. Ảnh: AP.
Bà Pelosi đã dành nhiều tháng để bảo vệ quan điểm rằng đảng Dân chủ không nên tiến hành luận tội trừ khi họ có thể kéo theo một số thành viên đảng Cộng hòa đi cùng. Bà nói quá trình này, nếu gây chia rẽ lớn về đảng phái, sẽ quá tổn hại cho quốc gia.
Song khi đảng của bà tiến gần hơn đến kịch bản đó, bà lại nói rằng việc không hành động sẽ có sức tàn phá lớn hơn.
"Nếu chúng ta cho phép một tổng thống, bất kỳ tổng thống nào, dù bà ấy hoặc ông ấy là người như thế nào, có thể đi theo con đường này, chúng ta sẽ nói lời tạm biệt với nền cộng hòa và chào đón một vị vua tổng thống", bà Pelosi nói.
Đông Phong
Theo news.zing.vn/AP
Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng về một phiên xét xử luận tội rút ngắn Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khẳng định rằng phiên xét xử ông tại Thượng viện sẽ cho ông cơ hội để tự bảo vệ mình trước Đảng Dân chủ, vốn đang buộc ông lạm quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21/11/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tổng thống Mỹ Donald Trump đang để ngỏ khả năng về một phiên...