Lỡ dở vì học cao
Linh tâm sự: “Nếu không trở thành thạc sĩ, khéo lúc này mình đã tay bồng tay bế rồi đó, chứ không phải nay đi xem mặt người này, mai lại hẹn gặp người kia như bây giờ đâu!”.
Ảnh minh họa
31 tuổi, làm phó Giám đốc một công ty cổ phần lớn tại TP HCM, nếu xét về khía cạnh trình độ, sự nghiệp thì Linh được nhiều người nể phục, song xét về phương diện đời tư, cô lại bị liệt vào hàng khó kiếm chồng.
Ở cái tuổi đầu “băm” có lẻ, chưa chồng chưa người yêu, gương mặt Linh đã bắt đầu có những biểu hiện của một “gái già”. Thử hỏi có gã đàn ông ngoài 30 thành đạt hay tiến sĩ, thạc sĩ nào lại muốn lấy “gái già” không? Mà nếu kết duyên với những anh chàng “mèng mèng, phọt phẹt” thì e không xứng. Nên tình trạng của Linh giờ quả là “cao không tới, thấp không xong”.
“Lẽ ra tôi phải lập gia đình cách đây 3 năm rồi đấy. Nhưng chuyện vợ chồng đúng là duyên số cả!”, Linh tâm sự.
Trước kia, cô từng yêu một người suốt 6 năm. Đã thề non hẹn biển, hai gia đình đều tán thành. Nhưng đến giai đoạn chuẩn bị kết hôn, vì hoài bão thăng tiến, cô lại muốn học lên cao nữa, đồng thời muốn dành nhiều thời gian để tập trung phấn đấu sự nghiệp. Bất chấp mình đã 27 tuổi, bỏ qua chuyện bạn trai phản đối, Linh cương quyết hoãn kế hoạch đám cưới, nhường chỗ cho 2 năm học thêm thạc sĩ.
Rốt cuộc, nửa năm sau, người yêu cô tuyên bố chia tay với lí do: “Bố mẹ anh đã thèm có con dâu, có cháu bế, mà việc đó thì chắc còn lâu em mới giúp anh được”. Và chỉ 3 tháng sau ngày chia tay, cô nhận được thiệp mời đám cưới của người yêu cũ.
Ảnh minh họa
Tất nhiên, Linh bị sốc khá nặng. Cô lao đầu vào học và công việc như điên để quên đi chuyện buồn. Càng nhiều tuổi, càng học cao lại càng khó tính, thành thử đến nay vẫn chưa tìm được “một nửa” ưng ý, dù tiền bạc danh vọng đã khá toại nguyện song cô cũng chỉ tận hưởng những thành công đó một mình mà không có người chia sẻ.
Video đang HOT
“Giờ anh ấy cũng khá thành đạt, có một đứa con trai, hai vợ chồng có vẻ rất hạnh phúc. Mình mừng cho người ta nhưng thỉnh thoảng cũng chạnh lòng. Giá mà ngày ấy, mình sống bớt tham vọng thì bây giờ, có lẽ vị trí của người phụ nữ kia đã thuộc về mình”, Linh trải lòng.
Không giống như Hoài Linh, Trung Dũng (28 tuổi, Hà Nội) lại chỉ vì quá sĩ diện, không muốn thua bằng kép cấp với người yêu mà cũng phải nói hai chữ “giá mà” như thế.
Dũng và Thảo vừa là bạn, vừa là người yêu trong suốt những năm ngồi chung ghế giảng đường. Sau 4 năm học gắn bó nhau, Thảo sang Pháp học tiếp, còn Dũng thì ở trong nước làm việc cho công ty của gia đình mình. Hai năm xa cách, họ vẫn yêu nhau và thường xuyên liên lạc. Đến khi Thảo học xong, tưởng rằng hai người sẽ nhanh chóng đám cưới, vì giờ, sự nghiệp của Dũng cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, lúc này Dũng mới bắt đầu dở rói đòi… học tiếp.
Mà nguyên nhân cũng chẳng đâu vào với đâu. Chỉ vì “thua thầy một vạn không bằng thua bạn… tình một li”.
Từ ngày Thảo về nước, giao lưu với bạn bè cô, Dũng thấy toàn những thạc sĩ từ Pháp, những tiến sĩ từ Anh, những cử nhân tại Úc, anh đâm ra tự ti với mảnh bằng Đại học “quèn” trong nước mà theo anh là không được công nhận trên thế giới. Hơn nữa, gia đình Thảo thuộc hàng trí thức, có chức có quyền, nên Dũng càng muốn để bố mẹ vợ tương lai “nể phục”. Nghĩ vậy, anh một mực đòi làm hồ sơ thủ tục để đi học tiếp, lấy cho bằng được cái bằng có đóng dấu nước ngoài mới thôi.
Ảnh minh họa
Sau mấy năm xa cách, tình yêu chưa được bù đắp bao nhiêu thì nay lại phải cách xa, thành thử Dũng vừa sang Úc được khoảng 3 tháng thì Thảo đột ngột viết một email dài thống thiết rằng: mong Dũng hãy tha thứ, vì cô không thể tiếp tục chờ đợi được nữa, rằng đến nay cô đã cần một mái ấm gia đình cũng như một chỗ dựa vững chắc về cả tình cảm lẫn tinh thần… cuối cùng chốt lại vấn đề là Thảo đã có người khác.
Sau này tìm hiểu, Dũng biết Thảo yêu một người đàn ông cũng chẳng bằng nọ cấp kia tại Anh Pháp Mỹ Nhật gì, chỉ là một cử nhân kinh tế bình thường trong nước song cũng khá thành đạt ở lĩnh vực kinh doanh, và chỉ vài tháng nữa là họ sẽ kết hôn.
Lúc ấy, ngẫm lại Dũng mới thấy mình viển vông và nhận ra, suy cho cùng thì chính anh đã bỏ lỡ mất mối duyên của mình, bởi làm gì có cô gái nào đến tuổi 26-27 lại không mong một mái ấm gia đình, lại muốn “mạo hiểm” chờ đợi người yêu đi xa xứ thêm vài năm nữa. Vì thế, Dũng cũng chẳng dám trách móc Thảo, anh chỉ đành ngậm ngùi nói hai chữ “giá mà…”.
Lời khuyên
Học tập là sự nghiệp mà người ta phải theo đuổi cả đời. Tuy nhiên, chuyện tình cảm, kết hôn cũng quan trọng không kém. Thậm chí, dựng vợ gả chồng, xây dựng một hậu phương vững chắc, có khi còn là tiền đề phát triển cho sự nghiệp sau này. Bởi vậy, nó cũng thiết yếu không kém tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Nói vậy không phải khuyên mọi người hãy kết hôn trước rồi mới lo học hành, nhưng nếu tình yêu đã đi đến giai đoạn “chín muồi” thì bạn cũng nên cân nhắc đến phương án vừa đi học vừa xây tổ ấm, bởi học là việc thiết thực chứ không phải chuyện phù phiếm, lấy mẽ, khoe danh… nên học không lúc nào là muộn khi bạn có ý chí quyết tâm. Còn nếu xác định vẫn chưa muốn “đeo gông” để tập trung học, thì hãy cùng nhau thống nhất quan điểm, cũng như bàn bạc kĩ lưỡng, tính đến “rủi ro” có thể gặp phải, tránh tình trạng lỡ dở duyên phận, để phải ân hận suốt đời.
Theo Bưu điện Việt Nam
Killzone 3 kẹt giữa "đủ điểm" và "xuất sắc"
Nếu không bị điểm trừ ở phần cốt truyện và giá trị chơi lại thì Killzone 3 sẽ được lưu tên trong lịch sử như một Half-Life 2 tiếp theo.
Ngày phát hành của Killzone 3 đã gần kề. Trong thời gian này, một số trang web đánh giá đã đưa ra những nhận định về chất lượng của trò chơi này. Killzone 3 sở hữu một số cải thiện rất đáng giá so với các phần trước nhưng lại khá đuối về mảng cốt truyện.
Phần kết của Killzone 3 tạo cho người chơi cảm giác nhà phát triển đang cố ép họ trải nghiệm lại cảm xúc mà họ đã từng có ở Killzone 2 nhưng không đầu tư đủ về bối cảnh và dẫn dắt. Ngoài điểm trừ này, tất cả các yếu tố trong phiên bản mới đều xứng đáng với một FPS xuất sắc.
Gameplay cơ bản của game vẫn được kế thừa từ các phần trước. Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn cố gắng đưa vào game một số trải nghiệm mới trong phần chơi đơn. Cụ thể hơn, đó là các trường đoạn chiến đấu bằng xe cộ và các khí tài quân sự - bổ sung đáng kể trải nghiệm và nhịp độ chơi. Killzone 3 không tạo cho người chơi cảm giác "lờ đờ" đã từng bị chê ở 1 và 2.
AI của kẻ địch được viết và cân đối khá tốt, nếu ham bắn và không co vào nơi trú ẩn kịp thời, chắc chắn bạn sẽ bị giết vô số lần. Đôi khi, nếu may mắn, sẽ có một số chiến hữu AI đi ngang qua lúc bạn bị bắn hạ và cứu bạn khỏi một quãng đường dài dưới làn đạn. Tuy nhiên, đây là một cơ chế không thể lạm dụng, bởi vì nếu bị thương quá nhiều lần trong thời gian ngắn, nhân vật sẽ không thể đi lại được.
Killzone 3 có lẽ là tựa game lớn nhất từng được phát triển để hỗ trợ đầy đủ cơ chế điều khiển của Playstation Move. Tay cầm sẽ rung và lắc khi bạn "siết cò", gây ảnh hưởng không ít đến độ chính xác. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một tính năng Guerrilla Games chủ động đưa vào. Vấn đề chính ở cơ chế mới này lại nằm ở các nút bấm trên chiếc Move - khá nhỏ và được bố trí quá gần nhau, dễ khiến cho bạn mắc sai lầm khi cần thực hiện nhiều thao tác.
Phần chơi đơn của Killzone 3 đủ chất lượng, nhưng chắc chắn mảng chơi mạng mới là trái tim thực sự của trò chơi. Một số thay đổi khá dễ chịu được đưa vào hệ thống, chẳng hạn, thay vì các lớp nhân vật cần phải mở khóa, bạn có thể chọn bất kì lớp nào mình muốn ngay từ đầu. Điểm có thể nhận được thông qua thi đấu và được dùng để mua kĩ năng.
Kĩ năng của Killzone 3 khá giống với phần 2 ngoại trừ các nâng cấp sau: các con bot của Tactician mạnh hơn và có thể bám theo đối tượng để kiểm soát màn chơi hiệu quả hơn Field Medic giờ đây còn có thêm chức năng hồi máu theo thời gian và một con robot do thám Maskman yếu hơn trước khá nhiều, nhưng được bù đắp bởi kĩ năng làm nhiễu radar Engineer, mặt khác, lại được nâng cấp bằng hỏa lực mạnh hơn cuối cùng - lớp nhân vật được tất cả mọi người yêu thích - Infiltrator được bổ sung với khả năng giả trang bền và khả năng chạy lâu hơn.
Các tính năng này làm cho phần chơi mạng của Killzone 3 rất kịch tính và sống động. Tuy nhiên, người chơi lại có ít lựa chọn về kiểu chơi: Guerrilla Warfare, Operations và Warfare cổ điển. Hai chế độ mới được giải thích là kết hợp của một vài chế độ cũ, nhưng về thực chất vẫn sẽ gây cảm giác lặp lại sau một thời gian cày.
Killzone 3 thực sự gây ấn tượng bởi chất lượng hình ảnh và hiệu ứng mà nó mang lại - trên nền 3D - trong khi vẫn đảm bảo được tốc độ khung hình. Tuy nhiên, sau God Of War 3 và Uncharted 2, Irrational Games khó mà gây shock cho cộng đồng như họ đã làm được với Killzone 2. Không phải là vấn đề quá lớn, bởi đây vẫn là một nỗ lực rất được cộng đồng trân trọng.
Tuy nhiên, giống hệt như Killzone 2, Killzone 3 có vẻ hơi mắc với phần chơi đơn khá ngắn và 3 lựa chọn chơi mạng. Giá trị chơi lại của trò chơi không nhiều, ngay cả với lựa chọn Co-op, bởi vì trong khi các màn chơi đơn được viết khá hay, nhà phát triển lại cẩn thận làm cho các AI đồng sự hoạt động khá hiệu quả và "giết" luôn ý nghĩa của việc có thêm người chơi thứ hai đi cùng.
Về mảng chơi đơn, bạn sẽ đạt được các danh hiệu với hiệu suất khá nhanh, và sau đó sự ít ỏi về cả chế độ lẫn bản đồ sẽ gây mỏi mệt. Sẽ là rất tốt nếu Sony cung cấp thêm nội dung cho người thông qua DLC sau này, nhưng thành thật mà nói, gói nội dung được đóng gói trong Killzone 3 không được hào phóng lắm.
Theo PLXH
Tôi phải làm nữ thánh đến bao giờ? Tôi mới 35 tuổi. Tôi phải làm "nữ thánh" tới bao giờ? (Ảnh minh họa) Về nhà giữa buổi làm. Trên giường của vợ chồng tôi là hai thân hình đàn ông trần trụi đang cuốn lấy nhau. Tôi chết đứng khi nhận ra đó chính là chồng mình và cậu xe ôm hàng xóm... Tình yêu tin cẩn, người yêu thánh thiện...