Lộ diện top 9 tác phẩm xuất sắc vào chung kết cuộc thi phim ngắn “Việt Nam của tôi”
Sau gần 6 tháng phát động, Netflix vừa công bố 9 tác phẩm lọt vào chung kết cuộc thi sản xuất phim ngắn được tiếp sức bởi sáng kiến “Quỹ Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam” với sự ủng hộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với chủ đề “ Việt Nam của tôi”, cuộc thi sản xuất phim ngắn của Netflix khuyến khích các nhà làm phim từ các cộng đồng ít được biết đến có thể kể những câu chuyện của Việt Nam thông qua lăng kính của họ.
Hơn 200 tác phẩm dự thi từ các nhà làm phim trên khắp Việt Nam đã được gửi về từ khi mở cổng đăng ký từ tháng 12/2021. Qua quá trình thẩm định, Ban giám khảo gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các chuyên gia, nhà làm phim có tiếng trong ngành điện ảnh nước nhà đã chọn ra 9 dự án nổi bật. Mỗi dự án sẽ được trao tặng kinh phí sản xuất phim trị giá 230,000,000 VND (10.000 USD). Các tác phẩm thắng giải sẽ được công bố vào lúc 20h ngày 23/5/2022, trên trang Facebook Yeah1.
“Tôi đánh giá cao các Dự án của rất nhiều tác giả ở trong nước, các tác giả trẻ Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự cuộc thi Phim ngắn với chủ đề “Việt Nam của tôi” do Sáng kiến Quỹ “Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam” của Netflix tổ chức. Tôi nhìn thấy trong các Dự án vẻ đẹp lao động sáng tạo, nhiệt huyết và sự chuyên nghiệp của các tác giả.
Sự phát hiện một cách tinh tế về đời sống, về con người Việt Nam ngày nay, về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam, tại nước ngoài, về những người yếu thế trong xã hội, về thiên nhiên, môi trường… của các tác giả tham dự cuộc thi chứng tỏ tình yêu đất nước, con người Việt Nam của các tác giả rất nhiều. Thực sự cảm động với lao động cống hiến của các anh chị.
Tôi cũng bày tỏ sự trân trọng tới các nhà sáng lập Sáng kiến Quỹ “Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam” của Netflix. Cuộc thi phim ngắn của Sáng kiến Quỹ đã góp phần phát hiện thêm một số nhà làm phim trẻ có năng lực sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh và góp phần thúc đẩy hoạt động điện ảnh tại Việt Nam” - Bà Lý Phương Dung, Đại diện Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Cục Điện ảnh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết.
Bà Lý Phương Dung, Đại diện Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Cục Điện ảnh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh
Video đang HOT
9 dự án lọt vào chung kết đều là những tác phẩm đặc sắc, giới thiệu nét độc đáo đại diện cho các cộng đồng tại Việt Nam, nền văn hoá sống động và phong cảnh hữu tình như: Con tàu của Theseus (Nguyễn Thanh Giang), Vẹt con (Nguyễn Trần Ái Nhi), Bắp ế (Trần Lý Trí Tân), Khu rừng của Páo (Nguyễn Phạm Thành Đạt), Đứng giữa lằn ranh (Phan Ngọc Thanh Ngân), Miệng đời (Ngô Tùng Bảo), Into the sea (Quản Phương Thanh), Ăn ốc nói… bò (Đỗ Thu Hiền) và Mong manh (Nguyễn Trung Nghĩa).
Bà Amy Sawitta Lefevre, Trưởng bộ phận Đối ngoại của Netflix tại khu vực APAC cho biết: “Tại Netflix, chúng tôi tin rằng sự hoà nhập và đa dạng là chìa khoá để kể những câu chuyện tuyệt vời mà chúng ta đều cảm thấy có sự kết nối. Thông qua cuộc thi phim ngắn và Sáng kiến Quỹ Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam, chúng tôi mong rằng có thể hỗ trợ, chứng kiến tầm nhìn sáng tạo của nhiều nhà làm phim hoài bão từ mọi tầng lớp trong xã hội và trải nghiệm nét đẹp của văn hoá di sản, cũng như cảnh quan tuyệt vời tại Việt Nam thông qua góc nhìn của h
“Tôi yêu cộng đồng người Việt Nam ở Châu Âu và đặc biệt là ở Cộng hòa Séc. Tuy sự hiện diện của họ có phần mờ nhạt nhưng cộng đồng này lại tràn đầy sức sống. Cuộc thi giúp tôi có cơ hội kể câu chuyện của cộng đồng này theo một cách chưa từng thấy trước đây” - Nguyễn Thanh Giang (Dự án “Con tàu của Theseus”) chia sẻ.
“Động lực của tôi khi tham gia cuộc thi này là mong muốn thể hiện cuộc sống hàng ngày và góc nhìn của phụ nữ Việt Nam – những điều vẫn còn ít được thể hiện trên màn ảnh”- Quản Phương Thanh (Dự án “Into the sea”) bày tỏ.
Netflix khởi động “Quỹ Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam” từ tháng 10/2021, nhằm góp phần hỗ trợ nền kinh tế sáng tạo của địa phương và những nhà làm phim người Việt từ các cộng đồng ít được biết đến, mang đến nhiều cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe.
“Quỹ Vẻ đẹp điện ảnh – Kinh tế sáng tạo Việt Nam” sẽ bao gồm và không giới hạn các nhà làm phim nữ, cộng đồng dân tộc thiểu số, người khuyết tật, những nhà sáng tạo đầy khát vọng sống xa các thành phố lớn, các nhà làm phim ở Cộng đồng LGBTQ , cũng như những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.
"Quán ly hôn": Hôn nhân có phải là nấm mồ của tình yêu?
Ly hôn là chuyện khá xa lạ với ông bà ta ngày trước, với giới trẻ hiện nay lại khá thông dụng. Yêu thì cưới, hết yêu thì ly hôn, một quan niệm nghe khá là phóng khoáng nhưng để lại không ít nỗi đau. Liệu hôn nhân có phải là nấm mồ của tình yêu?
Phong và Bích yêu nhau, cưới nhau từ thuở hàn vi. Khi Phong phải vất vả đi khắp nơi xin việc, Bích thì ngồi bán quần áo ở lề đường, nhưng tình yêu ấy rất đẹp. Cả hai luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Một ly nước mía, một cành hoa hồng nhỏ cũng đủ để Phong bày tỏ tình yêu với vợ mình, cũng đủ để Bích cảm thấy hạnh phúc và đủ để cả hai mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, vất vả.
Mọi thứ thay đổi khi Phong cùng bạn lập công ty riêng. Gia đình khá giả, mái ấm khang trang hơn nhưng dường như không còn ấm. Bích không còn buôn bán mà ở nhà tận tâm lo cho chồng cho con. 10 năm trôi qua, tình yêu ngày xưa dường như có nhiều thay đổi trong căn nhà nhỏ ấy.
Phong bận rộn với công ty, với những lo toan cuộc sống, bận nghĩ tới những điều cao sang mà quên mất ở nhà có một người vợ cần mình quan tâm. Bích vẫn miệt mài chăm sóc gia đình, lo cho con, nấu những món ăn chồng thích nhưng lại quên mất chồng mình cần sự an ủi, động viên sau một ngày lăn lộn ngoài cuộc sống.
Mỗi người một nhiệm vụ, họ quên mất mình đang cố gắng vì điều gì và khiến cả hai lạc mất nhau. Phong không còn thích những bữa cơm gia đình. Bích không còn cùng Phong chia sẻ những khó khăn của công việc, của cuộc sống. Hơn 10 năm bên nhau, họ quyết định đi đến ly hôn vì nghĩ rằng: tình yêu đã hết.
Thủ tục ly hôn hoàn tất. Phong được một nguời bạn giới thiệu quán ăn và quyết định mời Bích đến ăn bữa cơm cuối cùng bên nhau. Không ngờ rằng quán có tên là "Quán ly hôn" với những món ăn lạ hơn cả tên quán.
Bích gọi cho cả hai món "Kỉ niệm cuối cùng", đó chính là món ăn mỗi người sẽ gọi cho đối phương món họ thích nhất. Bích nói vanh vách món ăn yêu thích của Phong còn Phong thì "quên mất". Hai ly nước mía được mang ra khiến Phong như bừng tỉnh.
Mọi ký ức về những ngày nghèo khổ nhưng ngập tràn hạnh phúc ùa về. Phong nhận ra mình đã đánh mất người vợ tào khang vì bị cuốn vào cuồng quay của cuộc sống.
Một câu chuyện ý nghĩa bởi phim lại mang đến cho khán giả một cái kết đẹp. Phong và Bích kịp nhận ra họ vẫn yêu thương nhau và quay về bên nhau. Họ chứng mình "hôn nhân không phải là nấm mồ của tình yêu" nếu cả hai yêu thương và thấu hiểu nhau thật sự. Khi một cuộc hôn nhân bắt đầu có thể chỉ cần tình yêu nhưng để duy trì nó lâu dài, hạnh phúc còn cần cả sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia.
Phim ngắn cuối tuần sẽ tiếp tục lên sóng các tập tiếp theo, chuyển tải những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa vào 19h50 Chủ nhật hàng tuần trên THVL1.
Tâm Lof - Lỡ Va Vào Nhau tập 4: Tuấn Trần xé nát váy Midu giữa đường, 'bad boy' Kiều Minh Tuấn nhưng... Trong tập 4 Tâm Lof - Lỡ Va Vào Nhau Kiều Minh Tuấn đã khiến Midu xúc động. Tập 4 bộ phimTâm Lof - Lỡ Va Vào Nhau sẽ khiến netizen vừa xúc động vừa thích thú trước bộ ba Midu - Tuấn Trần - Kiều Minh Tuấn. Tập phim mở đầu với màn đụng độ của Hai Thương (Midu) và Tâm (Tuấn...