Lộ diện “tác giả” vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên
Hai nhà khoa học Triều Tiên trong danh sách trừng phạt của phương Tây được cho là đóng vai trò quan trọng trong vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên diễn ra cuối tuần qua.
Hai nhà khoa học đứng cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un: ông Ri Hong Sop (trái) và ông Hong Sung Mu (phải). (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, các bức ảnh được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA công bố vài giờ trước vụ thử hạt nhân hôm 3/9 cho thấy hai nhà khoa học đứng cạnh hai bên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi ông quan sát một đầu đạn tên lửa.
Đó là ông Ri Hong Sop (trái), người đứng đầu Viện nghiên cứu Vũ khí hạt nhân Triều Tiên và ông Hong Sung Mu (phải), phó giám đốc Cơ quan phát triển đạn dược của Đảng Lao động Triều Tiên.
Họ được cho là hai trong số những nhà khoa học có vai trò quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Reuters dẫn nhận định của chuyên gia cho biết.
“Có vẻ như ông Hong là người đứng đầu chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên còn ông Ri phụ trách các vụ thử hạt nhân”, Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, cho biết.
Hiện phái đoàn Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Video đang HOT
Ông Ri Hong Sop và ông Hong Sung Mu liên tục xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các chuyến thị sát đầu đạn tên lửa, hạt nhân. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, theo ghi nhận của Reuters, sự xuất hiện của hai nhà khoa học này trên truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày càng nhiều trong bối cảnh chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đạt được bước tiến nhanh chóng.
Tháng 1/2016, sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của Triều Tiên, ông Hong và ông Ri là những nhà khoa học đứng ở hàng đầu được nhận huân chương do nhà lãnh đạo Kim Jong-un trao tặng. Hai tháng sau đó, họ tiếp tục xuất hiện bên cạnh ông Kim Jong-un khi thị sát đầu đạn có thể gắn vào ICBM.
Giới chuyên gia cho rằng, những nhà khoa học này đã góp phần đẩy nhanh chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Được vinh danh trong nước, song ở quốc tế, ông Hong và ông Ri nằm trong danh sách trừng phạt những năm gần đây của Liên Hợp Quốc, Mỹ và Hàn Quốc vì có liên quan đến chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên.
Ông Ri vốn là giám đốc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon, cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên ở phía bắc Bình Nhưỡng. Yongbyon vận hành các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên cũng như cơ sở làm giàu uranium duy nhất của nước này.
Ông Hong, 75 tuổi, nguyên là kỹ sư trưởng của Yongbyon và hiện điều hành cơ quan phụ trách đạn dược của đảng Lao động Triều Tiên kể từ giữa những năm 2000. Ông được thăng tiến nhanh sau khi ông Kim Jong-un lên kế nhiệm cha vào tháng 12/2011.
Ông từng được đào tạo ở Đông Âu và Nga. Ông Hong được nhìn thấy đứng cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa kể từ năm 2012.
Triều Tiên hôm 3/9 tuyên bố thử thành công một quả bom nhiệt hạch. Giới quan sát cho rằng, đây là vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên, tuy nhiên nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi liệu đây có thực sự là một quả bom nhiệt hạch hay không.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Việt Nam phản ứng về việc Triều Tiên thử hạt nhân lần 6
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Triều Tiên thử hạt nhân đã vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Người dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, theo dõi bản tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 3/9. Ảnh: AP.
Trả lời câu hỏi từ phóng viên về việc Triều Tiên ngày 3/9 tiến hành thử hạt nhân lần 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay cho biết hành động của Bình Nhưỡng đã vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mọi hành vi làm phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và thế giới; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình; nghiêm túc tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", bà Hằng nói thêm.
Triều Tiên ngày 3/9 tuyên bố thử thành công một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đánh dấu lần thử hạt nhân thứ 6 của nước này. Hành động trên lập tức bị nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lên án.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh hành động cũng như ngôn từ của Triều Tiên tiếp tục là mối đe dọa đối với Mỹ.
Nga cho rằng với vụ thử hạt nhân mới nhất, Triều Tiên đang "đe dọa ổn định và hòa bình ở khu vực". Moscow cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh có hành động khiến căng thẳng gia tăng.
Trung Quốc trong khi đó khẳng định chính phủ nước này "hoàn toàn phản đối và lên án mạnh mẽ hành động của Triều Tiên". Bắc Kinh thúc giục Bình Nhưỡng chấm dứt các hoạt động "sai trái".
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi có "sự trừng phạt mạnh mẽ nhất" với Triều Tiên, bao gồm thêm nghị quyết trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhằm cô lập hoàn toàn Bình Nhưỡng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói việc Triều Tiên thử hạt nhân là hành động "không thể chấp nhận".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thử hạt nhân vào thời điểm nhạy cảm, Triều Tiên gây khó cho ông Tập Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của ông Tập trước thềm đại hội đảng lần thứ 19. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. Hôm 3/9, chỉ vài giờ trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh BRICS trước đại...