Lộ diện siêu trái đất có thể ở được rất gần chúng ta
Một hành tinh mới đã lộ diện trong hệ sao đôi Gliese 338, chỉ cách chúng ta 20,7 năm ánh sáng. Đó là một siêu trái đất nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Hệ thống sao Gliese 338 ước tỉnh khoảng 1 tỉ năm tuổi, bao gồm 2 ngôi sao loại Mo có kích thước khoảng 64-69% khối lượng mặt trời. 2 ngôi sao tên Gliese 338A và Gliese 338B nằm cách nhau 109 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách từ mặt trời đến trái đất. Gliese 338B nhỏ hơn bạn đồng hành của nó một chút.
Ảnh đồ họa mô tả siêu trái đất mới phát hiện với 2 “mặt trời”.
Nhóm các nhà thiên văn học đứng đầu bởi tiến sĩ Esther González-Álvarez từ Trung tâm Sinh học không gian (Tây Ban Nha) đã dùng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm để truy tìm các hành tinh nhỏ có thể được nuôi dưỡng bởi một trong 2 ngôi sao Gliese 338A và Gliese 338B. Kết quả, họ đã thấy cả một siêu trái đất quanh quanh Gliese 338B ở khoảng cách 0,14 đơn vị thiên văn, cứ 24,45 ngày trái đất là đi hết một năm.
Siêu trái đất mới được đặt tên là Gliese 338Bb, khối lượng gấp 10,3 lần trái đất và hoàn toàn nằm trong “vùng sự sống” của ngôi sao mẹ. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó có thể từ 27 đến 117 độ C, tức có những vùng nhiệt độ phù hợp cho sự sống. Từ siêu trái đất này có thể nhìn thấy tận 2 “mặt trời”, bao gồm sao mẹ của nó và ngôi sao kề cận Gliese 338A.
Với các tính chất nói trên và khoảng cách 20,7 năm ánh sáng, siêu trái đất Gliese 338Bb là một trong những hành tinh có thể ở được gần với chúng ta nhất được phát hiện.
Nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics số sắp tới.
A. Thư
Hành tinh lạ nơi một ngày dài gần 21 năm lộ diện gần trái đất
Với sự lộ diện của một "siêu sao Hải Vương" to lớn và bí ẩn, Gliese 15A chính thức trở thành hệ đa hành tinh gần Hệ Mặt trời nhất từng được biết đến.
Một hành tinh khổng lồ, khối lượng gấp 36 lần trái đất và là nơi một năm dài tới 20,8 năm trái đất (7.600 ngày) vừa được các nhà khoa học từ Đài quan sát Vật lý thiên văn Turin (INAF - Ý) xác định.
Nó được cho là cùng dạng với Sao Hải Vương, hành tinh khí to lớn của Hệ Mặt trời nên được gọi là "siêu Sao Hải Vương", với tên chính thức là Gliese 15A c.
Hành tinh to lớn Gliese 15A c, nơi có thể nhìn thấy tới 2 "mặt trời đỏ" - ảnh đồ họa từ SCI-NEWS
Hành tinh hiện diện ở một khoảng cách rất xa sao mẹ Gliese 15A, nên để có thể "nhìn" được nó, tác giả chính - tiến sĩ Matteo Pinamonti và các cộng sự đã phải sử dụng kỹ thuật phát hiện hành tinh tốc độ xuyên tâm, một phương pháp dựa vào những rung lắc nhỏ của sao mẹ khi các hành tinh quay quanh và tác động đến nó.
Sao mẹ Gliese 15A vốn thuộc một hệ nhị phân gồm 2 sao lùn đỏ là Gliese 15A và Gliese 15B. Hiện chưa phát hiện hành tinh nào quay quanh Gliese 15B; nhưng với Gliese 15A đây là "đứa con" thứ 2 được tìm thấy.
Hành tinh đầy tiên của hệ Gliese 15A với tên Gliese 15A b đã được phát hiện từ năm 2014. Trái với Gliese 15A c, Gliese 15A lại quay quá gần sao mẹ, mỗi năm chỉ dài 11,44 ngày trái đất. Nó là một siêu trái đất với khối lượng gấp 3 lần hành tinh của chúng ta, siêu nóng với nhiệt độ bề mặt là 276 độ C.
Với phát hiện mới này, Gliese 15A trở thành hệ đa hành tinh gần Hệ Mặt trời nhất với khoảng cách 11,6 năm ánh sáng. Hệ đơn hành tinh gần chúng ta nhất là Barnard, sở hữu chỉ một siêu trái đất cực lạnh, cách chúng ta 6 năm ánh sáng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophisics.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sci-News
Điều gì xảy ra khi ngôi sao có đường kính lớn gấp 700 lần Mặt trời nổ tung? Betelgeuse, ngôi sao đang chết khổng lồ có đường kính lớn gấp 700 lần Mặt trời đã mờ đi vào năm 2019. Điều gì xảy ra nếu ngôi sao đi đến phát nổ? Betelgeuse có đường kính lớn hơn Mặt trời 700 lần, là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm trong chòm sao Lạp Hộ (Orion). Nó là...