Lộ diện siêu tăng T-14 Armata của quân đội Nga
Những hình ảnh đầu tiên về siêu tăng T-14 Armata của quân đội Nga mới đây đã được hé lộ trên tuyến đường sắt Alabino, ngoại ô thủ đô Mosocw.
Theo tin tức trên Lenta, hình ảnh rò rỉ cho thấy 2 chiếc xe tăng được cho là T-14 Armata được bọc kín phần tháp pháo và đặt trên một toa tàu tại Alabino.
Đây là nơi tập trung số lượng lớn quân đội và khí tài Nga sẵn sàng cho lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5/2015.
Hình ảnh rò rỉ được cho là siêu tăng T-14 Armata của quân đội Nga.
Xe tăng được quấn bằng vải canvas, được trang bị súng 125mm, vốn là tiêu chuẩn của xe tăng chủ lực Liên Xô chế tạo trong những năm 1960, nhưng pháo sẽ được lắp trên tháp không người ngồi dựa trên thiết kế mới.
Ngoài ra T-14 còn có phân thap phao dai va bet hơn so vơi cac thê hê tăng hiên tai cua Nga. Theo nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, khoảng 20 xe tăng chiến đấu T-14 Armata đã được chuyển giao cho quân đội Liên bang Nga trong tháng 2 hoặc tháng 3 năm nay.
Dự kiến siêu tăng T-14 Armata sẽ tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ vào 9/5 tới.
Armata được Uralvagonzavod (UVZ) phát triển với nhiều biến thể, trong đó có xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân hạng nặng, pháo tự hành và 2 loại xe yểm trợ.
Cấu trúc của siêu tăng Armata hỗ trợ tổ lái và vận hành ngôi trong khoang bọc thép riêng biệt. Điều này chưa từng có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay.
Video đang HOT
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tường tận chạy đua xe tăng tại châu Á Thái Bình Dương
Trong khi việc sắm xe tăng ở châu Âu bị chững lại thì các nước tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn nỗ lực sắm sửa, nâng cấp xe tăng.
Để theo kịp tốc độ phát triển kỹ thuật quân sự thế giới, nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đã khởi động kế hoạch hiện đại hóa quân sự, trong đó bao gồm tái điều chỉnh lực lượng xe tăng chủ lực.
Tình hình nâng cấp xe tăng ở Đông Á và Nam Á
Ấn Độ sở hữu một trong những lực lượng quân sự quy mô lớn nhất thế giới với quân số thường trực lên tới 1,3 triệu người. Mà trong đó, chiếm tới 80% là quân số lục quân, chính vì vậy không lạ khi Ấn Độ tập trung ưu tiên đầu tư cho lực lượng xe tăng - quả đấm thép của lục quân.
Hiện nay, theo một số dữ liệu thống kê, Lục quân Ấn Độ trang bị khoảng 1.900 xe tăng chủ lực T-72M, 1.050 xe tăng T-90S/M và 248 xe tăng Arjun. Nhằm tiếp tục duy trì ưu thế sức mạnh trên bộ, Ấn Độ đang thực hiện kế hoạch nâng cấp hàng loạt xe tăng T-72M để kéo dài thời gian phục vụ tới sau 2025.
Xe tăng T-72 của Lục quân Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tham vọng nâng tổng số xe tăng T-90S/M lên con số 1.657 chiếc vào năm 2020. Đó là chưa kể, nước này đã đặt hàng thêm hơn 100 xe tăng Arjun Mk2 do Ấn Độ tự chế tạo.
Với Pakistan - quốc gia luôn trong tình trạng "hằm hè" với Ấn Độ, đương nhiên cũng thể bỏ qua việc phát triển lực lượng xe tăng trước sự lớn mạnh từ kình địch. Theo một số thống kê, Pakistan ban đầu chỉ có ý định mua khoảng 300 xe tăng Al-Khalid (biến thể của mẫu tăng MBT-2000 Trung Quốc thiết kế), nhưng con số này hiện tăng lên 600 chiếc.
Xe tăng Al-Khalid phiên bản cải tiến trang bị động cơ diesel mạnh, có thể mang được nhiều đạn dược, tăng còn được lắp đặt hệ thống kiểm soát hỏa lực tốt hơn và hệ thống quang điện mới.
Tình hình nâng cấp xe tăng của các nước lớn Đông Á và Nam Á.
Ở Đông Á, Nhật Bản đang có kế hoạch thu nhỏ quy mô của lực lượng xe tăng chủ lực. Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) có ý định thay thế hoàn toàn 341 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 bằng mẫu Type 10 thế hệ mới. Vì xe tăng Type 90 quá nặng không thích hợp với môi trường đô thị hóa cao của Nhật Bản.
Với người Hàn Quốc, đóng vai trò chủ lực trong lực lượng xe tăng Hàn Quốc vẫn là 1.500 chiếc K1 và K1A1 do Hyundai Rotem sản xuất dựa trên mẫu M1 Abrams của Mỹ. Trong khi chờ đợi việc mua mới xe tăng K2 Black Panther thế hệ mới, Lục quân Hàn Quốc tiếp tục nâng cấp hàng loạt thế hệ tăng K1A1 để sử dụng.
Tình hình phát triển xe tăng ở Đông Nam Á
Dù có ngân sách quốc phòng eo hẹp so với các nước lớn Đông Á, Nam Á, nhưng một số nước Đông Nam Á vẫn cố gắng để hiện đại hóa từng phần lực lượng xe tăng.
Điển hình là Indonesia đã mua 103 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4/2A Revolution từ Đức trong năm 2012 với tổng trị giá gần 300 triệu USD.
Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M.
Nước láng giềng Malaysia thì mua 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M do Ba Lan sản xuất trong giai đoạn 2007-2009. Nhưng từ đó tới nay, không có một hợp đồng nào được ký thêm do Malaysia cần ưu tiên cho các chương trình hiện đại hóa khác.
Đi trước Indonesia, chính quyền Singapore lựa chọn dòng tăng Leopard của Đức để nâng cấp lực lượng xe tăng vốn chỉ trang bị các cỗ tăng hạng nhẹ AMX-13 của mình. Giữa những năm 2000, Singapore đã mua 96 chiếc xe tăng Leopard 2A4 từ Đức, một số xe được nâng cấp lên chuẩn Leopard 2SG (bổ sung giáp composite AMAP) trong năm 2010. Tính tới năm 2013, tổng cộng Singapore đã nhận 182 chiếc Leopard 2A4.
Về phần Thái Lan, nước này đã ký hợp đồng trị giá 240 triệu USD năm 2011 để mua 49 xe tăng T-84 Oplot từ Ukraine. Và có thể tùy chọn mua thêm 200 chiếc nữa để thay thế xe tăng hạng nhẹ M41A3 lỗi thời.
Quân đội Hoàng gia Campuchia tuy có ngân sách thuộc hàng eo hẹp nhất khu vực nhưng cũng cố gắng nỗ lực mua sắm thêm các xe tăng để tăng cường sức mạnh quân sự. Khoảng năm 2010, chính phủ nước này đã thừa nhận mua thêm vài chục chiếc xe tăng T-55 từ kho dự trữ các nước Đông Âu. Theo một số thống kê, Campuchia hiện có trong kho 500 xe tăng T-54/55.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54M3 nâng cấp của Việt Nam.
Về phần Việt Nam vẫn đang duy trì hàng trăm xe tăng chiến đấu T-54/55, Type 59 được Liên Xô, Trung Quốc viện trợ trong kháng chiến chống Mỹ. Việt Nam đã từng nỗ lực nâng cấp hiện đại hóa các xe tăng T-54/55 lên chuẩn T-54/55M3. Tuy nhiên, chương trình đã dừng lại ở việc tạo ra một lô thử nghiệm và xe tăng chỉ được cải tiến một chút và sửa chữa phục hồi.
Theo một số nguồn tin Nga, có khả năng Việt Nam sẽ mua các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90 trong tương lai gần.
Theo Kiến Thức
Ấn Độ chi tiền, Sri Lanka thêm động lực chối từ Trung Quốc Ấn Độ vừa thông qua một khoản tín dụng lớn để giúp Sri Lanka xây dựng tuyến đường sắt trong nước. Ấn Độ quyết giữ Sri Lanka Trong khuôn khổ chuyến thăm Sri Lanka từ 13-14/3 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Ấn Độ đã quyết định cấp khoản tín dụng trị giá 318 triệu USD để giúp quốc đảo này phát...