Lộ diện phiên bản tàu đổ bộ “Mistral” tự chế của Nga
Trong khi số phận 2 tàu đổ bộ lớp Mistral mà Pháp đóng cho Nga vẫn chưa ngã ngũ thì Moscow bất ngờ giới thiệu một mô hình tàu chiến được coi là phiên bản Mistral nội địa.
Trong đoạn video được chia sẻ trên các trang mạng quân sự Nga hôm 31/3 xuất hiện một mô hình tàu đổ bộ do Nga tự thiết kế.
Hiện không rõ thời gian và địa điểm mô hình này được giới thiệu nhưng trong đoạn video, có thể thấy Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã trực tiếp xem và nghe giới thiệu về mô hình.
Tàu đổ bộ Vladivostok lớp Mistral.
Qua quan sát, có thể thấy mô hình tàu đổ bộ của Nga có hình dáng tương tự các mẫu tàu đổ bộ mang trực thăng cỡ lớn của phương Tây, với một phần thượng tầng nằm bên phải cùng sàn đáp cho trực thăng.
Kích thước của con tàu được cho là ngang ngửa với tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral mà Nga đặt mua của Pháp.
Mẫu tàu của Nga trang bị pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan và Palma.
Trực thăng trên tàu có Ka-27 và các phiên bản và trực thăng tấn công Ka-52K. Thông số kỹ thuật chi tiết của tàu hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Việc Nga hé lộ mẫu tàu đổ bộ của riêng mình cho thấy nước này dường như đã không còn đủ kiên nhẫn với Pháp.
Trước đó, Moscow đã nhiều lần hối thúc, cũng như dọa sẽ kiện Paris nếu không chuyển giao 2 tàu Vladivostok và Sevastopol.
Moscow cũng nhiều lần khẳng định có đủ khả năng đóng tàu đổ bộ tương tự như Mistral.
Mới đây nhất, hôm 24/3, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Alexey Rakhmanov, Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu Thống nhất (USC) cho biết:
Video đang HOT
USC sẵn sàng đóng mới tàu đổ bộ trực thăng nội địa tương tự như tàu Mistral và chỉ còn đợi đề nghị chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga.
Theo ông Alexey Rakhmanov, Nhà máy đóng tàu Baltic có thể triển khai việc đóng mới loại tàu này nếu Bộ Quốc phòng đề xuất.
Hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral do Tập đoàn Rosoboronexport của Nga ký với Tập đoàn DCNS của Pháp vào tháng 06/2011.
Theo các điều khoản của hợp đồng, phía Pháp sẽ bàn giao chiếc tàu đầu tiên mang tên Vladivostok trong tháng 11/2014 và chiếc thứ 2 mang tên Sevastopol trong năm 2015.
Mô hình được cho là tàu đổ bộ trực thăng do Nga thiết kế.
Tuy nhiên, Pháp đã đình chỉ việc giao tàu, lấy lý do là sự can thiệp của Nga vào Ukraine.
Mới đây, Pháp đã tiến hành thử nghiệm chiếc Sevastopol mà không có sự tham gia của đại diện phía Nga.
Việc chậm trễ bàn giao 2 tàu Mistral khiến Pháp có nguy cơ phải trả một khoản tiền bồi thường lớn.
Pháp cũng chưa thể tìm ra khách hàng mua lại 2 tàu Mistral này do chúng được thiết kế để sử dụng các thiết bị và vũ khí của Nga, thay vì vũ khí NATO.
Theo tờ nhật báo L’Opinion, chi phí neo đậu và bảo dưỡng cho 2 tàu hàng tháng cũng ngốn của Pháp khoảng 5,7 triệu USD.
Chưa hết, hợp đồng Mistral nếu đổ bể còn làm ảnh hưởng đến hàng nghìn lao động của Pháp và gây tổn hại đến uy tín của ngành quốc phòng Pháp.
Một số hình ảnh về mô hình tàu đổ bộ trực thăng do Nga thiết kế:
Theo Tri Thức
Vụ Mistral: Cú lừa "Cá tháng tư" ngoạn mục khiến Nga choáng váng
Nhiều tờ báo Nga đã "sập bẫy" ngày Cá tháng tư khi dẫn lại một thông tin thất thiệt rằng, Pháp sẽ bán cho EU hai tàu đổ bộ lớp Mistral mà nước này đóng cho Nga.
Tờ RT đưa tin, hôm qua (1/4), nhiều trang báo Nga và các phương tiện truyền thông quốc tế đã dẫn lại một bài viết với nội dung không có thật do trang mạng EU Observer (trụ sở tại Brussels, Bỉ) đăng tải.
Theo bài viết này, Pháp đã đồng ý bán cho Liên minh châu Âu (EU) 2 tàu Mistral đóng cho Nga.
Trong đó, tàu "Sevastopol", hiện đang tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển gần cảng St. Nazaire (Pháp), sẽ được triển khai tới cảng Riga của Latvia ngay tháng 5 tới.
Con tàu sẽ được đặt tên mới là "Juncker", theo tên của chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Tờ EU Observer tung tin rằng Pháp sẽ bán 2 tàu Mistral cho EU, thay vì chuyển giao cho Nga (Trong Ảnh: Tàu Sevastopol (trái) và Vladivostok tại Saint-Nazaire, Pháp ngày 23/12/2014). Ảnh: Reuters
Con tàu còn lại sẽ được đặt tên là "Mogherini", theo tên của bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU.
Con tàu dự kiến được chuyển giao vào năm 2016 và sẽ đóng tại Lampedusa, một hòn đảo Italia- quê hương của bà Mogherini.
Hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Euro này sẽ được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu, Cơ quan quốc phòng châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Tàu Juncker sẽ được vận hành bởi nhóm Benelux, với các quân nhân của Bỉ và Luxembourg, không bao gồm quân nhân Hà Lan.
Theo EU Observer, nhiệm vụ ban đầu của tàu Juncker là ngăn chặn "những hành động gây hấn" của Nga ở vùng Baltic. Tuy nhiên, con tàu sau đó sẽ được chuyển tới Luxembourg.
Còn tàu Mogherini sẽ do các thủy thủ Italia vận hành và sẽ đóng ở Lampedusa.
Ông Dmitry Peskov cho biết, Nga hy vọng Pháp sẽ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng tàu Mistral. Ảnh: RT
Cơ quan chính sách đối ngoại của EU sau đó đã phủ nhận thông tin này và cho biết đó hoàn toàn là một trò đùa vào ngày Cá tháng tư.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cũng đã phủ nhận thông tin này, đồng thời nói thêm rằng Moscow hy vọng Paris sẽ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hiện tại, trên trang EU Observer đã bổ sung thêm dòng chữ in nghiêng trước nội dung bài viết: "Bài báo này là một câu chuyện đùa trong ngày Cá tháng tư. Không có lời trích dẫn hay thông tin nào trong bài này là sự thật)".
Các trang báo của Nga cũng nhanh chóng đính chính sau khi biết thông tin trên EU Observer chỉ là một trò đùa tinh quái trong ngày Cá tháng tư.
Theo Trí Thức Trẻ
Nga phẫn nộ khi EU đem thương vụ Mistral ra làm trò đùa "ngày cá tháng tư" EUobserver.com, một cổng thông tin châu Âu đã ăn mừng "ngày cá tháng tư (1-4)" bằng cách tuyên bố, Pháp sẽ bán 2 tàu đổ bộ lớp Mistral, đóng theo đơn đặt hàng của Nga cho Liên minh châu Âu (EU). Thông tin này đã khiến Moscow vô cùng tức giận. Tàu Mistral vẫn chưa được bàn giao cho Nga Theo EUobserver.com, con...