Lộ diện nữ VĐV bóng rổ xinh đẹp nhất ở Olympic Rio 2016
Antonija Sandri được mệnh danh là hoa khôi bóng rổ của tuyển Serbia. Cô gái tóc vàng cao 1m78 và sở hữu gương mặt xinh đẹp chẳng khác nào một ngôi sao trong giới giải trí.
Theo TTVN
Những ngôi sao "siêu trường thọ" ở Olympic
Tay vợt Leander Paes xác lập kỳ tích lần thứ 7 liên tiếp dự Olympic cùng với VĐV môn TDDC Oksana Chusovitina nhưng cả hai phải nhường bước trước xạ thủ 47 tuổi Nino Salukvadze đã từng tham gia thi đấu tại Thế vận hội từ cách đây... 28 năm.
Được xem là một trong những VĐV giàu thành tích bậc nhất của TDDC châu Âu, Oksana Chusovitina bắt đầu sự nghiệp bằng tấm HCV giải trẻ toàn Liên Xô năm 1988 và bước ra đấu trường quốc tế chỉ vài tháng sau đó, thời điểm mà nhiều đối thủ trẻ của cô hiện nay còn chưa ra đời.
Oksana Chusovitina được đặt biệt danh "Super Mom" của làng TDDC. Ảnh: Internet.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó cùng sàn đấu, tên tuổi Oksana được nhắc đến với vô số kỷ lục. Cô là một trong số hiếm hoi các VĐV nữ trở lại thi đấu sau khi sinh con mà vẫn giành được những thành tích hết sức ấn tượng, là một trong hai VĐV nữ từng khoác áo 3 đội tuyển quốc gia khác nhau tại các kỳ Thế vận hội (đội tuyển Cộng đồng Các quốc gia độc lập dự Barcelona 1992, đội tuyển Uzbekistan dự Atlanta 1996, Sydney 2000, Athens 2004, Rio 2016 và đội tuyển Đức dự Bắc Kinh 2008, London 2012) và trên tất cả, là nữ VĐV TDDC duy nhất tham dự liên tiếp 7 kỳ Thế vận hội, điều mà không phải bất cứ ngôi sao thể thao nào cũng có quyền nghĩ tới.
Oksana (trái) từng giành HCB, xếp trên Hà Thanh tại ASIAD 2014. Ảnh: Internet.
Bản thành tích của Oksana trải dài mọi đấu trường khi cô giành HCV ở Thế vận hội, Giải vô địch thế giới, World Cup, Giải vô địch châu Âu cho đến Á vận hội. Cô từng hai lần tuyên bố giải nghệ nhưng vẫn quay trở lại, tập luyện tích cực để giành thêm nhiều thành tích, trong đó có việc giành đủ chuẩn để dự Olympic Rio 2016. Riêng môn nhảy chống, Oksana lập kỷ lục giành tổng cộng 9 HCV thế giới.
Tại Rio 2016, Oksana tham dự 5 nội dung gồm xà lệch, nhảy chống, cầu thăng bằng, tự do, toàn năng và cơ hội tranh chấp huy chương vẫn rộng mở với VĐV 47 tuổi này. Người hâm mộ vẫn nhớ phát biểu ấn tượng của cô: "Khi bạn đứng trên bục nhận huy chương, chẳng ai quan tâm bạn 15 hay đã 30 tuổi. Vấn đề là ai sẽ trở thành ngôi sao thể thao vĩ đại nhất mà thôi."
Leander Paes rất mạnh ở các nội dung đánh đôi. Ảnh: Internet.
Không phải ngẫu nhiên Leander Paes được người hâm mộ quần vợt Ấn Độ đặt cho biệt danh "Mr. Seven up" (quý ngài số 7). Tại xứ sở mà quần vợt không phải là môn thể thao được ưa chuộng hàng đầu, Leander Paes vẫn nổi lên với tư cách một trong những tay vợt chuyên đánh đôi hay nhất thế giới. Năm nay 43 tuổi, bộ sưu tập thành tích của Paes bao gồm 8 chức vô địch đôi nam và 10 chức vô địch đôi nam nữ Grand Slam. Anh từng đánh đôi với hai cựu tay vợt nữ số 1 thế giới, trước kia là Martina Navratilova (vô địch Úc mở rộng, Wimbledon 2003) và gần đây là với Martina Hingis (vô địch Úc mở rộng, Wimbledon, Mỹ mở rộng 2015 và Pháp mở rộng 2016).
Paes cùng Martina Hingis giành đủ 4 danh hiệu Grand Slam đánh đôi. Ảnh: Internet.
Khởi đầu từ Barcelona 1992, Paes đã tham dự 7 kỳ Olympic nhưng không có duyên lắm với đấu trường này. Anh chỉ vào đến tứ kết đôi nam nữ ở London 2012, tranh bán kết đôi nam Athens 2004 và tại Rio 2016, đứng cặp cùng đồng hương Rohan Bopana, Paes đã phải dừng chân ngay trận ra quân nội dung đôi nam khi để thua cặp Lukasz Kubot/ Marcin Markowski (Ba Lan) với tỉ số 4-6, 6-7.
Cả Leander Paes và Oksana Chusovitina, dù vậy, vẫn phải nhường bước trước xạ thủ 47 tuổi Nino Salukvadze (Grudia), người đã dự Thế vận hội đến lần thứ 8. Nữ chiến binh này hiện chỉ còn kém VĐV đua ngựa Ian Millar (Canada, dự 10 kỳ Olympic không liên tục) và VĐV đua thuyền người Áo Hubert Raudaschl, xạ thủ người Latvia Afanasijs Kuzmins (cùng 9 lần góp mặt ở Olympic).
Nino Salukvadze tham dự Olympic lần thứ 8 liên tiếp. Ảnh: Internet.
Cũng như Oksana Chusovitina, Nino Salukvadze từng khoác áo ba đội tuyển dự Thế vận hội với 1 lần thi đấu cho đội tuyển Liên Xô, 1 lần thi đấu cho đội tuyển Cộng đồng Các quốc gia độc lập và 6 lần đại diện cho màu cờ sắc áo quê nhà Grudia. Thành tích tốt nhất của bà ở đấu trường này là tấm HCV nội dung 25 m súng ngắn ở Seoul 1988 và HCB nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ở Bắc Kinh 2008. Ngoài ra, bà còn giành vô số huy chương các loại ở Giải Vô địch thế giới, Giải vô địch châu Âu ở cả hai nội dung sở trường kể trên.
Nino và con trai cùng tranh tài tại Rio 2016. Ảnh: Internet.
Tại Rio 2016 lần này, bà xếp hạng 24/34 ở nội dung 10 m súng ngắn hơi và sẽ còn dự tranh nội dung 25m súng ngắn. Tuy nhiên, báo chí nhanh chóng ghi nhận một điều thú vị khác: Cùng với Nino, con trai bà là Tsotne Machavariani (18 tuổi) cũng sẽ đại diện Grudia tranh tài ở các nội dung súng ngắn (50m súng bắn chậm nam và 10m súng ngắn hơi nam).
Từng có 56 cặp cha con cùng dự Olympic (trong đó có 12 cặp cha và con gái), 2 cặp mẹ và con gái nhưng đây là lần đầu, một bà mẹ và con trai cùng tham gia thi đấu ở một kỳ đại hội, cũng là một kỷ lục khác của đấu trường lớn nhất hành tinh này.
Theo NLĐ
"Bà đầm thép" xinh đẹp gây sốt ở Olympic Rio Katinka Hosszu đang là vận động viên giành được nhiều huy chương vàng nhất sau 3 ngày thi đấu chính thức của Olympic Rio 2016. Nữ kình ngư vẫn được gọi với cái tên "bà đầm thép" này tiếp tục làm dậy sóng đường đua xanh tại Rio những ngày này. Tại kỳ Thế vận hội lần thứ 31 đang diễn ra ở...