Lộ diện những đơn vị tham gia tư vấn và một số nội dung của đề án tái cấu trúc Novaland
Theo đề án tái cấu trúc, ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT Novaland.
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL), doanh nghiệp này đang phối hợp cùng các đơn vị tư vấn như EY – Parthenon, Red Capital, Công ty luật YKVN … đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra các giải pháp tái cấu trúc toàn diện nhằm ứng phó với tình hình hiện tại.
Một trong những thay đổi đáng chú ý được đưa ra là ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT Novaland. Ông Nhơn đã chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT cho ông Bùi Xuân Huy vào tháng 1/2022.
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi cơ Hội đồng quản trị, điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 và bầu lại thành viên HĐQT.
Video đang HOT
Mới đây, Chủ tịch đương nhiệm Novaland là ông Bùi Xuân Huy đã có thư gửi khách hàng. “Chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và đang cùng với cổ đông, đối tác nước ngoài, đội ngũ chuyên gia hàng đầu (Ernst & Young, KPMG, Công ty Luật YKVN) làm việc ngày đêm để giúp NVL rà soát, cân đối lại dòng tiền để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án trọng điểm đang triển khai như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án bất động sản trung tâm Tp.HCM”.
Theo đó, ông Huy bày tỏ xin lỗi khi biết rằng, quý đối tác của NVL có thể cảm thấy lo lắng và bất an trước những thông tin biến động của Tập đoàn thời gian qua; dù “những thông tin này được đến từ đâu và theo cách thức nào”.
Trên thị trường, sau 18 phiên giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu NVL đã có lực mua. Động thái này diễn ra sau thông tin NovaGroup – cổ đông lớn nhất của Novaland – đã tìm được đối tác nhận chuyển nhượng 150 triệu cổ phiếu trong tháng 12/2022.
Sau khi tạo đáy ở mức giá 20.450 đồng, cổ phiếu NVL đã có 2 phiên tăng trần liên tiếp.
Cán bộ thuế lúng túng việc 'xác định giá đúng' thuế chuyển nhượng bất động sản
Chiều 4/6, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thời gian gần đây, việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản (BĐS) nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: Lúng túng với việc "xác định giá đúng", thất thu thuế chuyển nhượng BĐS...
Bộ Tài chính chỉ đạo quán triệt các phòng, đội tham gia công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ. Ảnh: Văn Sơn/Báo Tin tức.
Một trong những giải pháp đáng chú ý được Bộ Tài chính đưa ra là cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch tài sản, bất động sản của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Trong thời gian tới Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) sẽ chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích trong việc thực hiện nộp thuế chuyển nhượng BĐS; những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng; đồng thời tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Về lâu dài, Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền trong thời gian tới tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ; cấp thẩm quyền cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch tài sản, BĐS của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng
Đề cập về việc kinh doanh, chuyển nhượng BĐS luôn tồn tại 2 giá nhằm trốn thuế, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước (NSNN), chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho biết: Cơ quan Nhà nước hiện chưa đưa ra được khung giá chuẩn nào để định giá hoặc làm căn cứ để xác định giá của BĐS đó là cao hay thấp. Do đó, việc khai 2 giá này đã tồn tại như một thực tế, giá của Nhà nước.
"Đặc biệt, hiện nay chúng ta chưa định ra được một khung chế tài đủ răn đe cho việc khai giá không trung thực. Chưa có cơ chế kiểm tra, đấu tranh để người mua, người bán BĐS thấy được việc khai 2 giá là sai và việc gian lận này cần phải được lên án, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, trách nhiệm, năng lực về mặt pháp lý của cơ quan chức năng còn mờ nhạt", TS Nguyễn Minh Phong cho biết. Nếu như đứng trước hiện tượng mua, bán BĐS với giá thấp như vậy, các cơ quan thẩm định giá, điều tra giá, kiểm tra giá độc lập của Nhà nước sẽ vào cuộc để tìm ra nguyên nhân và đấu tranh với các hành vi gian lận này.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, việc đưa các cơ quan thẩm định giá, kiểm tra giá độc lập vào cuộc là rất quan trọng và phải được sử dụng như là bên có liên quan trong hoạt động mua, bán. Trừ trường hợp mua bán nội bộ gia đình thì không cần, còn đã là mua bán trên thị trường thì bắt buộc phải có một cơ quan thẩm định giá độc lập để đảm bảo tính khách quan cho BĐS đó.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các quy định bổ sung như nghiêm cấm các trường hợp khai giá chênh lệch. Việc chênh lệch giá quá cao phải có chế tài mạnh xử lý (cả về mặt hành chính và mặt tài chính), để cho các bên cảm thấy đủ sức răn đe khiến giảm bớt việc kê khai giá sai, tiến tới chấm dứt hẳn hiện tượng này.
Trước đó, một số chi cục thuế tại Hà Nội đề nghị cơ sở dữ liệu giá giao dịch chuyển nhượng BĐS cần cập nhật liên tục mới đảm bảo bám sát theo giá thị trường do giá nhà đất biến động liên tục. "Hà Nội vẫn tồn tại tình trạng người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng chuyển nhượng hay trên các tờ khai xác định nghĩa vụ thuế không phù hợp với thực tế giao dịch nhằm trốn thuế", đại diện Cục thuế Hà Nội cho biết. Do đó cơ quan này đã yêu cầu người dân và doanh nghiệp phải kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng trên hợp đồng chuyển nhượng cũng như trên hồ sơ khai thuế, phí... khi phát sinh các giao dịch chuyển nhượng.
Trường hợp kê khai không đúng thực tế giá giao dịch, bên mua và bên bán cần lập lại hồ sơ công chứng mới với đúng giá trị giao dịch. Nếu không điều chỉnh được giá, người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế trên địa bàn nơi có bất động sản chuyển nhượng để kê khai điều chỉnh bổ sung nghĩa vụ thuế, phí có liên quan. Đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan điều tra để xử lý hình sự.
Ngoài ra, để tránh thất thu thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, báo cáo UBND TP xây dựng bảng giá đất sát với giá đất phổ biến trên thị trường.
Thông tin mới nhất về việc đưa Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ lên thành phố Theo đó, định hướng huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh sẽ phát triển thành TP trực thuộc Tp.HCM và huyện Nhà Bè sẽ phát triền thành quận đô thị vệ tinh và đặt mục tiêu duyệt quy hoạch lên quận cho huyện Nhà Bè trước năm 2025. Sáng 2/6, tại hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc...