Lộ diện nhân vật có thể thay thế ông Nasrallah làm thủ lĩnh Hezbollah
Thủ lĩnh Hezbollah, ông Hassan Nasrallah, đã bị tiêu diệt trong các cuộc không kích của Israel nhằm vào khu vực phía Nam thủ đô Beirut của Liban (Lebanon) khiến sự chú ý chuyển sang nhân vật được coi là người kế nhiệm, ông Hashem Safieddine.
Ngày 28/9, Hezbollah xác nhận ông Hassan Nasrallah, người lãnh đạo nhóm vũ trang này suốt 32 năm, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công hôm 27/9.
Hiện tại, Hezbollah đang phải đối mặt với thách thức lựa chọn thủ lĩnh mới sau đợt tấn công nặng nề nhất mà nhóm này phải gánh chịu trong suốt 42 năm lịch sử.
Theo hãng tin Reuters của Anh, Hashem Safieddine, người mà một nguồn tin trong Hezbollah cho biết đã sống sót sau các cuộc tấn công của Israel, có nhiều khả năng thay thế ông Nasrallah làm thủ lĩnh Hezbollah.
Dưới đây là một số thông tin về ông Safieddine:
* Với vai trò là người đứng đầu Hội đồng Điều hành, Safieddine giám sát các hoạt động chính trị của Hezbollah. Nhân vật này cũng tham gia vào Hội đồng Thánh chiến, cơ quan quản lý các hoạt động quân sự của nhóm.
* Safieddine là anh em họ của Nasrallah – thủ lĩnh Hezbollah vừa bị Israel tiêu diệt và giống như ông Nasrallah, Safieddine là một giáo sĩ mang chiếc khăn xếp đen, biểu tượng cho dòng dõi của Nhà tiên tri Mohammed trong đạo Hồi.
* Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt Safieddine vào danh sách phần tử khủng bố vào năm 2017, và vào tháng 6 vừa qua, ông Safieddine đe dọa sẽ có một cuộc leo thang lớn chống lại Israel sau khi một chỉ huy khác của Hezbollah bị giết. Tại đám tang của viên chỉ huy này, ông Safieddine nói: “Hãy để kẻ thù chuẩn bị khóc lóc và than vãn”.
Video đang HOT
* Những phát biểu công khai của Safieddine thường phản ánh lập trường quân sự của Hezbollah và sự ủng hộ của nhóm đối với người Palestine. Tại một sự kiện gần đây ở Dahiyeh, khu vực được coi là thành trì của Hezbollah ở phía Nam Beirut, ông Safieddine tuyên bố: “Lịch sử của chúng ta, vũ khí và tên lửa của chúng ta ở bên các bạn” thể hiện sự đoàn kết với các tay súng người Palestine.
* Theo chuyên gia Philip Smyth, khi còn sống, thủ lĩnh Hezbollah, ông Nasrallah đã “dành cho Safieddine các vị trí quan trọng trong nhiều hội đồng khác nhau của Hezbollah tại Liban”.
* Mối quan hệ gia đình, sự giống nhau về ngoại hình với thủ lĩnh Nasrallah và vị thế tôn giáo của Safieddine như một hậu duệ của Nhà tiên tri Mohammed đều là những yếu tố có lợi cho nhân vật này.
* Safieddine cũng đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách của Mỹ. Đáp lại áp lực của Mỹ đối với Hezbollah, Safieddine tuyên bố vào năm 2017 rằng những hành động như vậy chỉ làm tăng thêm quyết tâm của Hezbollah.
Ngày 28/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ra thông báo cho biết thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Hassan Nasrallah đã thiệt mạng trong vụ không kích của IDF tối hôm trước.
Theo IDF, cuộc tấn công được thực hiện khi các lãnh đạo cấp cao của Hezbollah đang ở trụ sở chính và tham gia vào việc điều phối các hoạt động tấn công Israel.
Một nguồn tin thân cận với Hezbollah cho biết các cuộc không kích của Israel đã san phẳng 6 tòa nhà. Đây là cuộc tấn công nặng nề nhất nhắm vào Beirut trong gần một năm xung đột giữa Hezbollah và Israel.
Các đài truyền hình Israel đưa tin cuộc tấn công có liên quan đến bom với tổng cộng hàng chục tấn thuốc nổ.
Mặc dù có thể mất nhiều ngày nữa để biết được toàn bộ hậu quả từ cuộc không kích hôm 27/9, nhưng có thể thấy rõ rằng Thủ tướng Netanyahu và các chỉ huy quân sự Israel đã đánh cược rất lớn, không chỉ liên quan đến tình hình ở miền Bắc Israel, nơi hàng chục nghìn người đã phải di dời do giao tranh, mà còn liên quan đến khu vực rộng lớn hơn và mối quan hệ của quốc gia này với các đối tác quốc tế.
Diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực quốc tế do Mỹ và Pháp dẫn đầu nhằm làm trung gian cho lệnh ngừng bắn kéo dài ba tuần với Hezbollah động thái này được coi là đã xô đổ những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden, vốn tin rằng họ đã nhận được sự đảm bảo từ ông Netanyahu về lệnh ngừng bắn tạm thời.
Việc Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah cũng làm gia tăng mạnh mẽ lo ngại rằng cuộc xung đột Israel- Hezbollah có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, kéo theo sự tham gia của Iran, lực lượng thân Hezbollah, cũng như của Mỹ, nước đồng minh của Israel.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 28/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/9, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết trên 50.000 người tại Liban đã chạy sang Syria, trong bối cảnh gia tăng các cuộc không kích của Israel vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Liban.
Trên mạng xã hội X, ông Grandi nêu rõ con số trên bao gồm cả người dân Liban và Syria. Trong khi đó, giao tranh cũng buộc trên 200.000 người phải di tản bên trong Liban. Theo ông Grandi, các hoạt động cứu trợ đang được tiến hành với sự phối hợp với cả hai chính phủ.
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người. Số còn lại đã phải sơ tán kể từ khi lực lượng Hezbollah ở Liban bắt đầu các cuộc tấn công xuyên biên giới cường độ thấp, một ngày sau xung đột bùng phát tại Dải Gaza vào ngày 7/10/2023.
Israel hiện đã chuyển trọng tâm chiến dịch quân sự từ Gaza sang Liban. Bộ Y tế Liban ước tính giao tranh xuyên biên giới leo thang trong tuần qua đã cướp đi sinh mạng của trên 700 người. Phần lớn các nạn nhân thiệt mạng vào ngày 23/9 – đây bị xem là ngày bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990 của Liban.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các vụ tấn công vào Liban
Ngày 28/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các cuộc tấn công gần đây vào Liban, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cũng như các cơ quan khác ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Liban, Gaza, thành phố Ramallah ở khu Bờ Tây của Palestine.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Istanbul ngày 21/9/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Trong tuyên bố, ông Erdogan nhấn mạnh Liban đã trở thành mục tiêu mới trong chính sách của Israel. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính phủ và người dân Liban, đồng thời gửi lời chia buồn đến những nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng thế giới Hồi giáo nên thể hiện lập trường "cương quyết" hơn.
Cùng ngày, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã phản đối cuộc tấn công của Israel làm thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng. Ông cảnh báo hành động này của Israel đã vượt "tất cả lằn ranh đỏ"
Từ Iran, nhà lãnh đạo tối cao của nước này Ali Khamenei kêu gọi cộng đồng Hồi giáo đoàn kết với người dân Liban và ủng hộ Hezbollah bằng mọi cách để giúp chống lại Israel. Ông Khamenei nhấn mạnh số phận của khu vực này sẽ do "các lực lượng kháng chiến", với phong trào Hezbollah đứng đầu, quyết định.
Trước đó, quân đội Israel thông báo đã tấn công Tổng hành dinh của Hezbollah ở quận Dahiyeh vào tối 27/9. Cuộc tập kích do máy bay chiến đấu F-35 thực hiện. Quân đội Israel cho biết thủ lĩnh tối cao Hezbollah, ông Hassan Nasrallah và một số chỉ huy cấp cao của lực lượng này đã thiệt mạng.
Sau khi xác nhận thủ lĩnh thiệt mạng, Hezbollah đã tiến hành đợt tấn công mới bằng rocket nhằm vào Israel.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, hãng hàng không Iran Air thông báo hủy toàn bộ các chuyến bay đến thủ đô Beirut của Liban cho đến khi có thông báo mới.
TTMT quân đội Israel lên tiếng sau khi thủ lĩnh Hezbollah bị tiêu diệt Tổng tham mưu trưởng (TTMT) quân đội Israel cho rằng việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Liban (Lebanon), Sayyed Hassan Nasrallah, không có nghĩa là Israel đã "sử dụng hết các biện pháp" của mình. Trong một phát biểu ghi lại bằng video, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Herzi Halevi cho biết sau một thời gian dài chuẩn...