Lộ diện khủng hoảng ngầm y tế Trung Quốc
Dịch Covid-19 cho thấy một cuộc khủng hoảng ngầm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc: thiếu hụt bác sĩ trầm trọng.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng gần gấp bốn lần, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc. Kết quả là “một vòng luẩn quẩn”, các bác sĩ và chuyên gia tư vấn trong ngành nhận xét.
“Có ít bác sĩ nhưng lại nhiều bệnh nhân hơn. Các bệnh nhân trở nên thất vọng vì họ không có nhiều thời gian khám bệnh. Họ tỏ thái độ và rồi bác sĩ về nhà nói với con cái mình là đừng bao giờ trở thành bác sĩ”, Scott Rein, người sáng lập Tập đoàn tư vấn chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, một công ty có trụ sở tại Thượng Hải giải thích.
Các bác sĩ đại lục phải đối mặt với những rủi ro khác thường. Gần hai phần ba trong số họ từng dính vào các vụ tranh chấp, theo thống kê của Hiệp hội Bác sĩ. Phổ biến hơn cả là mạt sát và sử dụng bạo lực.
Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Vào tháng 12, người nhà bệnh nhân đã hành hung gây tử vong cho một bác sĩ sau khi bất đồng quan điểm về chế độ chăm sóc.
“Mỗi bác sĩ đều từng chịu các hành động bạo lực khác nhau,” He Jiye, làm việc tại khoa phẫu thuật chỉnh hình tại một bệnh viện ở Thượng Hải nói.
Video đang HOT
Trung Quốc có cả dịch vụ y tế tư nhân, hầu hết các bác sĩ giỏi vẫn tập trung ở các bệnh viện công, nơi thu hút nhiều bệnh nhân nhất. Jane Xiao, làm việc khoa nhi của một bệnh viện ở Hạ Môn, phía đông nam Trung Quốc nói rằng một bác sĩ đôi khi phải khám cho 100 trẻ chỉ trong buổi sáng.
Chính phủ đã cố gắng giảm áp lực cho các bệnh viện bằng cách thúc đẩy cơ sở y tế địa phương và cho phép các bác sĩ công làm việc tại các phòng khám tư nhân. Nhưng một số bệnh viện đe dọa sẽ sa thải những người làm việc bán thời gian ở nơi khác, một bác sĩ cho biết.
Vấn đề khác là thu nhập. Chỉ 8,1% nhân viên y tế hài lòng với tiền lương của họ, theo khảo sát năm 2018 của DXY, một nền tảng trực tuyến về thông tin chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc .
Nhiều sinh viên y khoa không theo con đường trở thành bác sĩ. Các công ty dược phẩm với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt là sự lựa chọn thu hút hơn hăn đối với họ và các cả chuyên gia.
Cái chết ngày 7/2 của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona, và sự ra đi mới đây của giám đốc một bệnh viện ở Vũ Hán đã chỉ ra rủi ro mà nhân viên y tế phải đối mặt.
Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia, hơn 1.700 nhân viên mắc Covid-19 và 6 người đã chết.
Trong những tuần gần đây, các cơ quan thông tấn Trung Quốc và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy sự mệt mỏi nhấn chìm các bác sĩ đang chiến đấu với dịch bệnh. Song họ cho rằng làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng y tế có thể chẳng dẫn đến sự thăng tiến trong con đường sự nghiệp sau này.
Một bài đăng ngày 14/2 trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc viết: “Dịch bệnh đã cho thấy sự thiếu hụt nguồn lực trong hệ thống y tế của chúng ta. Và với tất cả các cuộc tấn công ác ý vào các bác sĩ trong những năm gần đây, chắc chắn sẽ có càng ít người sẵn sàng dấn thân vào ngành y”.
Linh Phan (Theo Reuters)
Theo vnexpress.net
Vì sao WHO đổi tên mới virus corona từ Covid-19 sang SARS-CoV-2?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo mới, tên chính thức cho virus corona mới gây bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Vì sao WHO lại đổi tên mới cho virus corona từ Covid-19 thành SARS-CoV-2?
WHO cho biết virus và các bệnh do virus gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây ra bệnh AIDS. Mọi người thường biết tên của một căn bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi, song ít rành tên của loại virus gây ra sởi là rubeola.
Có nhiều quy trình khác nhau và mục đích để đặt tên cho virus và bệnh, theo WHO.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gien của chúng để tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, vắc xin và thuốc. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học thực hiện công việc này, do đó virus được Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên.
Tên mới của virus corona là SARS-CoV-2 có ý nghĩa gì?
Bệnh được đặt tên để cho phép thảo luận về phòng chống dịch bệnh, lây lan, mức độ nghiêm trọng và điều trị. Sự chuẩn bị và ứng phó với bệnh của con người là vai trò của WHO, vì vậy các bệnh được WHO đặt tên chính thức trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD).
ICTV trước đó ngày 11.2 công bố tên của virus gây bệnh COVID-19 là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2). Tên này được chọn vì virus mới có sự tương đồng về gien với virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Dù liên quan, hai virus này là khác nhau, theo WHO.
Ngày 22/2, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm chủng mới của virus corona (Covid-19) mà không có bất cứ liên kết dịch tễ rõ ràng nào, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối thấp.
Trong một phát biểu trên mạng xã hội Twitter, ông Ghebreyesus cho biết các trường hợp không có mối liên kết dịch tễ rõ ràng bao gồm những người chưa từng du lịch tới Trung Quốc, cũng như chưa từng tiếp xúc với một ca nhiễm Covid-19 được xác nhận.
Trích dẫn các báo cáo, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh virus Covid-19 vẫn ở thể nhẹ đối với 80% số các bệnh nhân, và ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch đối với 20% còn lại. Virus này gây tỷ lệ tử vong 2% trong số những trường hợp đã ghi nhận.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: "Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi hiện vẫn là khả năng virus corona COVID-19 lây lan ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn.
Theo danviet.vn
Covid-19: Hàn Quốc khống chế dịch thất bại, nửa ngày có thêm 87 ca nhiễm mới Chính quyền Hàn Quốc thừa nhận thất bại trong nỗ lực khống chế dịch Covid-19 và cho biết họ đang chuyển chiến lược sang ngăn chặn sự lây lan tại địa phương. Trong cuộc họp cấp cao về dịch Covid hôm 22/2, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun thừa nhận chính phủ đã quá tập trung vào việc kiềm tỏa các nguồn bệnh...