Lộ diện khách hàng mới của tên lửa chống tăng Kornet-E Nga
Tổ hợp tên lửa chống Kornet-E của Nga gần đây đã giành thêm một hợp đồng với quốc gia châu Phi Namibia.
Theo tờ Army Recognition dẫn nguồn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, Quân đội Namibia sẽ là quốc gia châu Phi tiếp theo được Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E.
SIPRI cho biết, Namibia đã đặt mua các tổ hợp 9M133 Kornet-E từ Nga vào năm 2014, tuy nhiên thông tin cụ thể về hợp đồng này vẫn chưa được Nga hay Namibia tiết lộ. Mặc dù có ngân sách quốc phòng hàng năm khá hạn chế nhưng Namibia vẫn duy trì lực lượng vũ trang lên đến hơn 15.000 quân cùng với đó là hàng loạt hợp đồng mua sắm vũ khí mới từ cả Mỹ và Châu Âu.
9M133 Kornet-E là một trong những tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường tiên nhất của Nga hiện nay, nó sử dụng chủ yếu hai loại đạn tên lửa gồm 9M133-1 với đầu đạn liều kép HEAT và 9M133F-1 với đầu đạn nhiệt áp.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E dẫn bắn qua hệ thống dẫn đường bằng laser SACLOS. Hệ thống dẫn đường này được thiết kế để có thể chống lại các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động lẫn chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm.
Video đang HOT
Ngoài tổ hợp tên lửa chống tăng cá nhân Kornet-E còn được phát triển thành biến thể di động Kornet-EM tích hợp trên các loại phương tiện cơ giới điển hình như trên xe bọc thép chở quân Tiger của Nga.
9M133 Kornet-E có tầm bắn hiệu quả từ 100m đến 5.500m với khả năng xuyên giáp từ 1.000-1.200mm kể cả với giáp phản ứng nổ ERA vốn được trang bị rộng rãi trên các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực ngày nay.
Hiệu quả trên chiến trường của 9M133 Kornet-E được thể hiện rõ nét qua các cuộc xung đột ở Trung Đông từ Iraq cho đến Syria, nó được tất cả các bên tham chiến sử dụng khi sở hữu nhiều ưu điểm như chi phí thấp, dễ sử dụng bởi một người và có tính cơ động cao.
Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk IV của Israel với phần giáp bị phá hủy bởi 9M133 Kornet-E do Hezbollah sử dụng.
Tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-E với các biến thể đạn tên lửa 9M133.
Theo_Kiến Thức
Lộ diện tàu ngầm lớp Chang Bogo đầu tiên của Indonesia
Nếu theo đúng kế hoạch, Hải quân Indonesia sẽ đưa vào trang bị tàu ngầm lớp Chang Bogo đầu tiên mang tên KRI Nagabanda vào năm 2017.
Theo truyền thông Indonesia, nhà máy đóng tàu hải quân DSME của Hàn Quốc đã hoàn tất việc đóng mới chiếc tàu ngầm lớp Chang Bogo đầu tiên mà Indonesia đặt mua từ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Korps Hiu Kencana
Tàu ngầm lớp Chang Bogo đầu tiên mà Indonesia sắp nhận từ DSME được đặt tên là KRI Nagabanda mang số hiệu 430. Cái tên này từng đặt cho tàu ngầm lớp Whiskey do Liên Xô xuất khẩu cho Indonesia từ những năm 1960-1970. Nguồn ảnh: Korps Hiu Kencana
Indonesia ký hợp đồng mua 3 chiếc tàu ngầm lớp Chang Bogo với công ty hàng hải DSME của Hàn Quốc vào cuối năm 2011. Toàn bộ ba tàu ngầm này sẽ hoàn tất quá trình đóng mới vào giữa năm 2018. Trong đó hai chiếc đầu tiên sẽ được đóng tại nhà máy của DSME tại Hàn Quốc và chiếc cuối cùng là tại nhà máy PT PAL Surabaya của Indonesia. Nguồn ảnh: Wikipedia
Được biết, cả ba chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo của Indonesia đều được phía DSME điều chỉnh lại thiết kế theo yêu cầu của Hải quân Indonesia và phải đến tận năm 2013 quá trình đóng các tàu trên mới được tiến hành. Về mặt thiết kế bên ngoài, các tàu ngầm lớp Chang Bogo của Indonesia tương tự như của Hải quân Hàn Quốc, nhưng nó lại có lượng giãn nước tối đa khi nổi và khi lặn lớn hơn với 1.442 tấn và 1.572 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi tàu ngầm KRI nagabanda (430) của Indonesia được hạ thủy, nó sẽ có một khoảng thời gian thử nghiệm khá dài trên biển trước khi được đưa vào biên chế trong năm 2017. Còn tàu ngầm tiếp theo là KRI Trisula (404) là vào năm 2018. Nguồn ảnh: Military Today
Trong khi đó quá trình đóng mới tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo thứ ba của Indonesia là KRI Nagarangsang (405) lại liên tục bị trì hoãn do cơ sở hạ tầng của PT PAL không đáp ứng được tiến độ. Và dự kiến phải đến năm 2019 nó mới có thể được Hải quân Indonesia đưa vào trang bị.
Tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo là mẫu tàu ngầm nội địa của Hàn Quốc được phát triển dựa theo mẫu Type 209 của Đức. Với lượng giãn nước tối đa từ 1.200-1400 tấn, dài 56-61m, rộng 6,3m, thủy thủ đoàn 33 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu được trang bị 4 động cơ diesel MTU và một động cơ điện cho tốc độ bơi khi lặn là 21,5 hải lý/h, tầm hoạt động khi nổi 20.000km với tốc độ kinh tế 10 hải lý/h và khi lặn là 740km với tốc độ 7km/h, dự trữ hành trình 50 ngày, lặn sâu tối đa 500m. Hỏa lực của tàu có 8 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn cả tên lửa hành trình chống tàu Harpoon. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hải quân Hàn Quốc đã hoàn tất việc trang bị 9 tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo trong giai từ năm 1993 đến 2001.
Theo_Kiến Thức
Công ty Mỹ lại thu lợi nhờ IS Mỹ vừa quyết định tăng tốc độ sản xuất bom Paveway II và tên lửa Hellfire lên gấp 4 lần để đáp ứng nhiệm vụ chống IS. Frank St. John, Phó tổng giám đốc về mảng tên lửa chiến thuật của Lockheed cho biết, hiện nay xưởng sản xuất tại Archbald, bang Pennsylvania đã nhận được yêu cầu tăng gấp 4 lần tốc...