Lộ diện hai quốc gia châu Á có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022
Báo cáo đầu tiên trong năm 2022 của công ty tư vấn cư trú và quốc tịch toàn cầu Henley & Partners tại London cho biết khoảng cách giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu chưa bao giờ lớn như hiện nay.
Dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, Chỉ số Hộ chiếu Henley thường xuyên cập nhật danh sách những quốc gia có hộ chiếu tới được nhiều điểm đến nhất trên thế giới từ năm 2006 đến nay.
Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân trên toàn thế giới
Theo đó, do tác động của những lệnh hạn chế đi lại vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 suốt thời gian qua đã làm gia tăng khoảng cách trong việc di chuyển của các quốc gia trên toàn cầu.
Chỉ số này không tính những nước đang áp dụng những biện pháp hạn chế tạm thời, do đó Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia mà công dân có hộ chiếu được miễn thị thực ở nhiều điểm đến nhất trên thế giới với 192 nước và vùng lãnh thổ.
Nhật Bản cùng Singapore vẫn là hai quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong đầu năm 2022
Con số này nhiều hơn 166 điểm đến so với những công dân Afghanistan, quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng khi công dân chỉ được miễn thị thực ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự thống trị của Châu Âu
Thứ hạng trong top 10 hầu như không có sự thay đổi trong quý đầu tiên của năm 2022. Ngoài Hàn Quốc đồng hạng với Đức ở vị trí thứ hai với 190 điểm đến, phần còn lại trong danh sách những nước có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới là sự thống trị của các quốc gia Châu Âu khi Phần Lan, Ý, Luxembourg và Tây Ban Nha đều ở vị trí thứ ba với số điểm là 189.
Các quốc gia châu Âu tiếp tục thống trị phần còn lại trong top 10
Video đang HOT
Trong danh sách này cũng không thiếu đi những cái tên quen thuộc như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Áo và Đan Mạch đều xếp ở vị trí thứ tư với 188 điểm đến. Ireland và Bồ Đào Nha xếp ở vị trí thứ năm khi công dân ở hai quốc gia này được miễn thị thực ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Anh và Mỹ, hai quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng năm 2014 thì hiện tại chỉ đứng thứ 6 trong báo cáo mới nhất của Henley & Partners cùng với bốn quốc gia khác là Thụy Sĩ, Na Uy, Bỉ và New Zealand.
Xếp ở vị trí thứ bảy là Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp và Malta. Các quốc gia Đông Âu thống trị phần còn lại của top 10. Hungary và Ba Lan đã vươn lên vị trí thứ tám, Lithuania và Slovakia leo lên vị trí thứ 9 trong khi Estonia, Latvia và Slovenia xếp ở vị trí thứ mười.
Di chuyển nội địa phát triển
Báo cáo mới nhất của Henley & Partners chỉ ra rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron hồi cuối năm ngoái đã khiến cho khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và kém phát triển ngày càng tăng. Những lệnh hạn chế đi lại cứng rắn được hàng loạt các quốc gia áp dụng với các nước ở miền Nam châu Phi được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mô tả là giống như hành động “phân biệt chủng tộc”.
Hàng loạt lệnh cấm đi lại tới các quốc gia ở miền Nam châu Phi được đưa ra do sự xuất hiện của biến thể Omicron
Nếu tạm gác vấn đề đại dịch sang một bên thì mức độ tự do đi lại nói chung đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua. Chỉ số Hộ chiếu Henley vào năm 2006 cho thấy trung bình công dân một nước chỉ có thể ghé thăm 57 quốc gia mà không cần xin thị thực trước. Nhưng ngày nay, con số đó là 107, tăng gần gấp đôi.
Tuy nhiên, những quyền tự do chủ yếu chỉ có công dân châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia giàu có ở châu Á được hưởng lợi. Trong khi, những người có hộ chiếu của các quốc gia như Angola, Cameroon và Lào chỉ có thể nhập cảnh khoảng 50 điểm đến khác nhau.
Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners và là cha đẻ của khái niệm chỉ số hộ chiếu cho biết việc mở ra các kênh di cư sẽ cực kỳ quan trọng đối với việc phục hồi sau đại dịch.
Ông nói: “Hộ chiếu và thị thực là một trong những công cụ quan trọng nhất tác động đến bất bình đẳng xã hội trên toàn thế giới vì chúng được coi là tấm vé cho sự di chuyển toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn cần khuyến khích di cư tích cực nhằm phân phối và cân bằng tốt hơn nguồn nhân lực và vật lực trên toàn thế giới”.
Danh sách những quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất năm 2022
1. Nhật Bản, Singapore (192 điểm đến)
2. Đức, Hàn Quốc (190 điểm đến)
3. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha (189 điểm đến)
4. Áo, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến)
5. Ireland, Bồ Đào Nha (187 điểm đến)
6. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (186 điểm đến)
7. Úc, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến)
8. Ba Lan, Hungary (183 điểm đến)
9. Lithuania, Slovakia (182 điểm đến)
10. Estonia, Latvia, Slovenia (181 điểm đến)
Trong khi công dân của một số quốc gia dưới đây chỉ được miễn thị thực hoặc xuất trình thị thực nhập cảnh sân bay (visa-on-arrival) ở ít hơn 40 quốc gia
104. Triều Tiên (39 điểm đến)
105. Nepal và các vùng lãnh thổ của Palestine (37 điểm đến)
106. Somalia (34 điểm đến)
107. Yemen (33 điểm đến)
108. Pakistan (31 điểm đến)
109. Syria (29 điểm đến)
110. Iraq (28 điểm đến)
111. Afghanistan (26 điểm đến)
Pakistan vẫn là một trong những quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng
Các chỉ số khác
Danh sách của Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền nhập cảnh mà công dân sở hữu hộ chiếu đó có được.
Chỉ số Hộ chiếu Henley bao gồm 199 điểm đến du lịch và được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.
Trong khi đó, Chỉ số của Arton Capitals Passport sẽ chỉ đánh giá hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ – Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, Ma Cao (SAR Trung Quốc), Hồng Kông (SAR Trung Quốc), Kosovo, Lãnh thổ Palestine và Vatican. Các lãnh thổ được sát nhập vào các quốc gia khác bị loại trừ.
Đứng đầu trong danh sách Chỉ số năm 2022 của Arton Capitals Passport là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với số điểm miễn thị thực khi đến là 160.
Những quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2021
Mỹ không lọt top 5 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, trong khi hai nước châu Á Singapore và Nhật Bản giữ vị trí đầu tiên.
Công ty tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London cho biết, chỉ số Hộ chiếu Henley của công ty, dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, đã thường xuyên theo dõi những hộ chiếu thân thiện với du lịch nhất thế giới kể từ năm 2006.
Đánh giá hộ chiếu các quốc gia dựa theo dữ liệu độc quyền của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
Chỉ số hộ chiếu Henley bao gồm 227 điểm đến du lịch, được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực. Chỉ số này không tính đến các hạn chế tạm thời do COVID-19. Quyền lực của một tấm hộ chiếu cao hay thấp nằm ở chỗ nó cho phép người sở hữu được miễn thị thực nhập cảnh (visa) ở bao nhiêu quốc gia.
Top 10 hộ chiếu quyền lực nhất của năm 2021 gồm:
1. Nhật Bản, Singapore - 192 điểm đến được miễn thị thực.
2. Đức, Hàn Quốc - 190 điểm đến không cần thị thực.
3. Phần Lan, Italia, Luxembourg, Tây Ban Nha - 189 điểm đến.
4. Áo, Đan Mạch - 188 điểm đến.
5. Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển - 187 điểm đến.
6. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ - 186 điểm đến.
7. Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Malta, Na Uy, Anh, Mỹ - 185 điểm đến.
8. Australia, Canada - 184 điểm đến.
9. Hungary - 183 điểm đến.
10. Litva, Ba Lan, Slovakia - 182 điểm đến.
Việt Nam ở vị trí thứ 95 với 53 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh không cần thị thực.
Theo Công ty Henley & Partners, sự chênh lệch về mức độ tự do đi lại trên toàn cầu đang ở mức lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục nới rộng thêm, do các rào cản nhập cảnh được áp dụng trong đại dịch COVID-19
SOJO Hotels: Chuỗi khách sạn 'không điểm chạm' - Mô hình 'miễn nhiễm' trước đại dịch SOJO Hotels - chuỗi khách sạn thuận ích không điểm chạm đầu tiên tại thị trường Việt Nam đã mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp lưu trú. Trong vòng một năm ra mắt, SOJO Hotels đã nhận được sự ghi nhận của cộng đồng, giới chuyên môn trong và ngoài nước với các giải thưởng "Thương hiệu khách sạn phong...