Lộ diện căn cứ siêu vũ khí tối mật dùng để bắn rơi vệ tinh của TQ
Các bức ảnh do đại tá về hưu Ấn Độ Vinayak Bhat công bố, cho thấy một căn cứ tối mật của Trung Quốc được trang bị vũ khí laser chống vệ tinh.
Trung Quốc tham vọng phát triển vũ khí laser chống vệ tinh.
Theo Washington Free Beacon, căn cứ này chỉ cách Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương khoảng 233km và nằm gần một hồ nước.
“Về vấn đề giám sát vệ tinh, công nghệ Trung Quốc đã có những bước nhảy đột phá. Họ có nhiều cơ sở theo dõi vệ tinh ở khắp nơi, cung cấp dữ liệu chính xác về mục tiêu”, đại tá Bhat nói.
“Một khi nắm được đường bay và các dữ liệu khác, vũ khí ở 5 căn cứ khác nhau có thể khai hỏa bắn rơi mục tiêu. Một trong các cơ sở đó là ở Tân Cương”.
Ảnh vệ tinh hé lộ căn cứ tối mật của Trung Quốc ở Tân Cương.
Theo phân tích của Bhat, căn cứ Trung Quốc có 4 căn nhà chính và 3 trong số này liên quan đến việc “chế tạo các vật liệu sử dụng cho vũ khí laser”.
Bhat nói căn nhà nhỏ nhất có thể là nơi giám sát vệ tinh. Cựu đại tá Ấn Độ giải thích rằng vệ tinh có thể bị “vô hiệu hóa, thậm chí bị bắn rơi” bởi siêu vũ khí Trung Quốc giấu bên trong căn cứ.
Ở cách căn cứ không xa là nơi Trung Quốc thử nghiệm hiệu ứng của xung điện từ (EMP), trong việc vô hiệu hóa các thiết bị điện tử.
Video đang HOT
Căn cứ được Trung Quốc đặt tại một nơi hẻo lánh ở Tân Cương.
Một cơ sở khác ở Tân Cương được cho là nơi tạo ra sự can thiệp điện từ, vô hiệu hóa vệ tinh trong thời gian ngắn, Bhat nói.
Những phát hiện của Bhat được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo về khả năng Trung Quốc triển khai căn cứ laser ngay trong năm nay.
“Trung Quốc muốn sử dụng vũ khí laser để làm gián đoạn, vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo”, báo cáo viết.
Theo Danviet
Sẵn sàng phóng tên lửa, Triều Tiên toan tính điều gì?
Những bức ảnh vệ tinh thương mại chụp ở bãi thử tên lửa, phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên, cho thấy các hoạt động hết sức gấp rút.
Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên ở bãi phóng Sohae.
Theo NPR, vệ tinh còn chụp lại hình ảnh ở Sanumdong, nơi Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Các hoạt động ở cơ sở này được ghi nhận khá rõ ràng, với xe hơi, xe tải đỗ xung quanh. Hai cần cẩu hoạt động gần một tuyến đường ray xe lửa.
"Hoạt động ở Sanumdong giống như khi Triều Tiên chế tạo tên lửa", Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Middlebury ở Monterey, California, Mỹ nói.
Triều Tiên cũng đang gấp rút khởi động lại bãi thử tên lửa, phóng vệ tinh Sohae. Lần gần đây nhất Triều Tiên phóng vệ tinh là vào năm 2016.
Bãi phóng vệ tinh Sohae, hay còn được gọi là Tongchang-ri, được dỡ bỏ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần đầu tiên hồi tháng 6.2018. Các bức ảnh chụp hồi tuần này cho thấy bãi thử đã hoạt động trở lại.
Chuyên gia Lewis nói, không thể biết Triều Tiên đang chuẩn bị tên lửa quân sự hay tên lửa mang vệ tinh, cũng như khi nào vụ phóng diễn ra.
Hoạt động tại cơ sở tên lửa của Triều Tiên.
Joe Wit, chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên, nói Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa mang vệ tinh vào giữa tháng 4. Đây là thời điểm khai mạc phiên họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội) khóa 14 ở Triều Tiên.
Về cơ bản, việc phóng tên lửa mang vệ tinh và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về trọng tải. Vệ tinh được đưa lên quỹ đạo sẽ duy trì độ cao và truyền thông tin trở về trung tâm vũ trụ. Ngược lại, đầu đạn vũ khí sẽ quay trở lại bầu khí quyển, lao thẳng đến mục tiêu với tốc độ không thể ngăn chặn.
"Theo các bức ảnh mới nhất, tôi có thể thấy đoàn tàu đã rời ga mang theo tên lửa mới chế tạo xong", Melissa Hanham, chuyên gia về Triều Tiên nói. "Nhưng không thể biết đó là tên lửa quân sự hay tên lửa dân sự".
Một trong những điểm đến của tên lửa có thể là bãi phóng vệ tinh Sohae. Trong suốt hành trình, mái che ở đường ray ngăn vệ tinh ghi hình đoàn tàu, Lewis nói.
Lewis cho rằng, Triều Tiên sắp phóng vệ tinh vào quỹ đạo. Trước thời điểm Mỹ-Triều Tiên hạ nhiệt căng thẳng vào năm 2018, Bình Nhưỡng từng nhắc đến kế hoạch phóng hai vệ tinh.
Đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un có mặt ở cơ sở tên lửa Sanudong vào cuối năm 2017 để đánh giá tiến độ.
Triều Tiên có thể đang đưa tên lửa đến bãi phóng Sohae.
"Chúng tôi biết rằng phóng vệ tinh là điều mà người Triều Tiên nhắc đến trong những năm qua".
Theo Lewis, đây chưa hẳn là động thái gây hấn của Triều Tiên. Bình Nhưỡng luôn cho rằng họ có quyền phóng vệ tinh, giống như các quốc gia khác trên thế giới.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây tuyên bố, mọi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, dù là phóng vệ tinh, cũng phạm vào lời cam kết mà ông Kim đã khẳng định với ông Trump.
"Về phần chúng tôi, việc phóng vệ tinh từ Sohae cũng không phù hợp với cam kết mà Triều Tiên từng đưa ra", quan chức Mỹ nói với các phóng viên.
Theo chuyên gia Wit, việc phóng tên lửa đạn đạo ICBM ở thời điểm hiện tại là quyết định rủi ro với Triều Tiên. "Phóng tên lửa mang vệ tinh có thể tạo cho Triều Tiên một vỏ bọc an toàn hơn".
Chuyên gia Mỹ dự đoán sau khi phóng vệ tinh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đề xuất ngừng phóng tên lửa để đổi lấy viện trợ lương thực.
Theo Danviet
Lầu Năm Góc cảnh báo laser diệt vệ tinh của Trung Quốc, Nga Một báo cáo mới của Lầu Năm Góc về các đe dọa trên vũ trụ cảnh báo rằng cả Trung Quốc và Nga đều đang phát triển năng lực để đe dọa vị trí vượt trội của Mỹ, trong đó có các laser có thể phá hủy vệ tinh Mỹ. "Trung Quốc và Nga đang phát triển các phương tiện đa dạng để...