Lộ diện “8 thế giới bị vùi lấp” của vũ trụ
Hai đài quan sát mạnh mẽ đã hợp sức tìm ra 8 vật thể vũ trụ bị bạn đồng hành sáng hơn che giấu trước mắt người Trái Đất.
Kết hợp sức mạnh từ thiết bị GRAVITY của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) được gắn trên Kính viễn vọng Very Large đặt ở Chile và vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà khoa học đã tìm ra 8 vật thể thuộc dạng khó quan sát nhất trong vũ trụ.
Đó là 5 sao lùn nâu và 3 ngôi sao mờ nhạt khác, vốn bị che giấu bởi ánh sáng.
Tám vật thể vũ trụ bị “giấu” bởi ngôi sao đồng hành đã được xác định – Ảnh AI: Anh Thư
Nghe có vẻ ngược đời nhưng thực tế trong một hệ sao, các hành tinh và vật thể khác nằm tương đối xa ngôi sao sáng lại thường được xác định trước.
Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, một ngôi sao hoạt động quá mạnh mẽ sẽ bao trùm quầng sáng chói lòa của nó lên các vật thể ở gần, khiến các kính thiên văn “lóa mắt”.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia từ ESO và ESA đã xem xét hàng trăm ngàn ngôi sao được nghi ngờ là có bạn đồng hành, với dữ liệu ban đầu được ghi nhận bởi Gaia.
Video đang HOT
Sau đó, “con mắt” nhạy cảm và sắc bén độc nhất của GRAVITY đã giúp gạn lọc vầng sáng chói lòa quanh những ngôi sao bị nghi ngờ và xác định 8 vật thể đồng hành của 8 ngôi sao sáng, 7 trong số đó chưa từng được biết đến.
Theo SciTech Daily, 3 trong số đó là những ngôi sao rất nhỏ và mờ nhạt.
Năm cái còn lại là sao lùn nâu, dạng vật thể vũ trụ lơ lửng giữa trạng thái sao và hành tinh: Quá lớn để được coi là hành tinh và có một số tính chất giống sao nhưng lại quá nhỏ để duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi như sao.
Vì vậy, có thể coi sao lùn nâu là một ngôi sao thất bại, hoặc hành tinh cao cấp.
Một trong những sao lùn nâu được phát hiện trong nghiên cứu này quay quanh ngôi sao đồng hành của nó với khoảng cách chỉ bằng khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời.
Đây là lần đầu tiên một sao lùn nâu ở gần ngôi sao đồng hành của nó đến vậy có thể được chụp trực tiếp.
GRAVITY cũng đo độ tương phản giữa sao đồng hành và ngôi sao chính trên một phạm vi bước sóng trong vùng hồng ngoại.
Kết hợp với ước tính về khối lượng, điều này cho phép nhóm đánh giá tuổi của chúng. Điều đáng ngạc nhiên là 2 trong số các sao lùn nâu hóa ra lại kém sáng hơn người ta mong đợi xét về kích thước và độ tuổi của chúng.
Lời giải thích khả dĩ cho điều này có thể là bản thân những ngôi sao thất bại này có một người bạn đồng hành thậm chí còn nhỏ hơn. Tuy vậy, chưa rõ đó có thể là dạng vật thể vũ trụ nào.
Sức mạnh của cặp đôi Gaia – GRAVITY được thể hiện qua nghiên cứu này đem lại một hy vọng khác: Tìm kiếm những hành tinh nhỏ bé, nằm gần sao mẹ, bị giấu trong quầng sáng.
Dạng hành tinh đó bao gồm những hành tinh đá như Trái Đất của chúng ta. Vì vậy, con đường mới này cũng có thể dẫn nhân loại đến một thế giới có sự sống.
1,3 triệu lỗ đen phát sáng tiết lộ về vũ trụ lúc mới ra đời
Một nhóm nghiên cứu thiên văn quốc tế đã cùng nhau lập nên bản đồ 3D đầu tiên về 1,3 triệu lỗ đen 'cải trang', cũng là bản đồ tiến hóa của vũ trụ.
Theo SciTech Daily và Space.com, 1,3 triệu lỗ đen được lập bản đồ đều là chuẩn tinh, tức các lỗ đen nuốt vật chất nhiều đến nỗi tỏa sáng rực rỡ, "cải trang" thành các ngôi sao.
Trong số đó, lỗ đen lâu đời nhất được ghi nhận ở nơi vũ trụ chỉ mới 1,5 tỉ tuổi, tức 12,3 tỉ năm về trước.
Bản đồ 3D mới chứa đựng 1,3 triệu chuẩn tinh, là lỗ đen phát sáng như sao - Ảnh: ESA/Gaia/DPAC
Danh mục chuẩn tinh này đã cung cấp một bản đồ 3 chiều thể hiện thể tích của vũ trụ đầy đủ nhất từ trước đến nay, đồng thời thể hiện cách vũ trụ đã tiến hóa, giãn nở như thế nào suốt cuộc đời 13,8 tỉ năm.
Bản đồ đã được lập ra bởi một nhóm nghiên cứu đa quốc gia, đa trung tâm dẫn đầu bởi TS Kate Storey-Fisher từ Trung tâm Vật lý quốc tế Donostia (Tây Ban Nha), sử dụng dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Chuẩn tinh là một trong những vật thể có ý nghĩa lớn nhất trong nghiên cứu vũ trụ học.
Chúng trước hết là các lỗ đen quái vật ở trung tâm các thiên hà. Khác với lỗ đen đang "ngủ đông" ở trung tâm thiên hà Milky Way mà Trái Đất đang trú ngụ, một số lỗ đen tỏ ra cực kỳ sống động, háu ăn.
Các chuẩn tinh trong vũ trụ - Ảnh đồ họa: NASA/JPL-Caltech
Chúng nuốt vật chất dữ dội đến nỗi tạo ra nguồn năng lượng lớn, phát sáng mạnh gấp hàng trăm lần so với độ sáng của toàn bộ thiên hà, giúp các nhà thiên văn quan sát được dẫu chúng ở rất xa.
Từ đó, các chuẩn tinh trở thành các ngọn hải đăng soi sáng quá khứ của vũ trụ. Do độ trễ của ánh sáng nên hình ảnh của các vật thể hàng tỉ năm trước cũng mất hàng tỉ năm để đi đến Gaia. Nhờ vậy, chúng ta có thể quan sát chúng với hình ảnh, vị trí thuộc về quá khứ.
Đối chiếu các vật thể thuộc về nhiều thời kỳ khác nhau, các nhà khoa học có thể hình dung được cách vũ trụ phát triển sau vụ nổ Big Bang.
Bằng cách nghiên cứu các chuẩn tinh, các nhà khoa học cũng có thể ước lượng và hiểu thêm về vật chất tối, thông qua cách các chuẩn tinh kết tụ với nhau.
Theo TS Storey-Fisher, bản đồ chuẩn tinh này hứa hẹn mở ra những chân trời mới, vì có thể là công cụ để các nhà khoa học khắp thế giới đo lường mọi thứ của vũ trụ, từ cách mạng lưới vũ trụ được hình thành cho đến chuyển động của hệ Mặt Trời chúng ta trong vũ trụ.
Ngôi sao nào nhỏ nhất vũ trụ? Sử dụng kính thiên văn James Webb, các nhà khoa học đã xác định được ngôi sao nhỏ nhất từng được biết tới trong vũ trụ hay ít nhất là một vật thể nhỏ nhất từng được biết tới, bắt đầu hình thành giống như một ngôi sao trước khi tàn lụi thành sao lùn nâu. "Một câu hỏi cơ bản bạn sẽ...