Lộ diện 2 quốc gia có thể là địa điểm tổ chức thượng đỉnh giữa lãnh đạo Nga và Mỹ
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) và Saudi Arabia đang được Nga xem xét là những địa điểm tiềm năng cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Phần Lan năm 2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông tin này được hai nguồn tin từ Nga có hiểu biết về các cuộc thảo luận tiết lộ với hãng tin Reuters.
Tổng thống Mỹ Trump từng tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự tại Ukraine trong thời gian sớm nhất và sẵn sàng gặp ông Putin. Về phần mình, Tổng thống Nga đã gửi lời chúc mừng tới ông Trump nhân dịp tái đắc cử và bày tỏ mong muốn gặp gỡ để thảo luận về vấn đề Ukraine cũng như năng lượng.
Các quan chức Nga nhiều lần phủ nhận việc có bất kỳ liên hệ trực tiếp nào với Mỹ nhằm chuẩn bị cho một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, điều kiện tiên quyết trước khi hội nghị có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, một số quan chức cấp cao của Nga đã tới thăm Saudi Arabia và UAE, theo các nguồn tin giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.
Video đang HOT
Một nguồn tin cho biết vẫn còn một số ý kiến phản đối trong nội bộ Nga, khi một số nhà ngoại giao và quan chức tình báo lo ngại về mối quan hệ quân sự và an ninh chặt chẽ giữa cả hai quốc gia vùng Vịnh này với Mỹ.
Dù vậy, cả ông Trump lẫn ông Putin đều có mối quan hệ thân thiết với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia và UAE.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Trump gọi điện ngay sau khi nhậm chức. Ông Trump từng mô tả vị thái tử này là “một người tuyệt vời” trong bài phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.
Về phía Nga, ông Putin từng tới thăm Saudi Arabia và UAE vào năm 2023. Tháng 9/2023, ông Putin bày tỏ lòng biết ơn tới Thái tử Mohammed Bin Salman vì đã giúp dàn xếp cuộc trao đổi tù binh lớn nhất giữa Mỹ và Nga kể từ Chiến tranh Lạnh.
Mối quan hệ cá nhân giữa ông Putin và Thái tử Saudi Arabia đã được thiết lập từ năm 2015 khi ông Bin Salman lần đầu tiên đến thăm Nga. Quan hệ này đã giúp hai nước, hai nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, duy trì thỏa thuận OPEC nhằm điều tiết giá dầu.
Về phần mình, ông Trump từng kêu gọi Saudi Arabia và OPEC giảm giá dầu, một yếu tố có thể trở thành lợi thế đàm phán của Nga trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Cả UAE và Saudi Arabia đều giữ lập trường trung lập trong xung đột Ukraine, không tham gia cùng phương Tây trong việc lên án hay áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Đồng thời, cả hai quốc gia này vẫn duy trì liên lạc thường xuyên với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tổng thống UAE Sheikh Mohamed Bin Zayed Al Nahyan đã nhiều lần tới thăm Nga kể từ khi chiến sự bùng phát. Trong chuyến thăm gần nhất vào tháng 10/2024, ông bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Ukraine. UAE cũng đã làm trung gian thành công trong một số cuộc trao đổi tù binh giữa các bên.
Đáng chú ý, cả UAE và Saudi Arabia đều không phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tổ chức đã phát lệnh bắt giữ ông Putin. Điều này giúp Tổng thống Putin có thể tự do tới thăm hai quốc gia này, không như các nước khác như Brazil hay Nam Phi.
Ở giai đoạn hiện tại, các nguồn tin Nga đã loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), khỏi danh sách các địa điểm tiềm năng. Thổ Nhĩ Kỳ từng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình thất bại giữa Nga và Ukraine vào tháng 3/2022.
Nhà phân tích chính trị Nga Fyodor Lukyanov, Giám đốc Khoa học của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, nơi các thành viên thường xuyên gặp gỡ ông Putin, cho rằng ông Trump và ông Putin không có nhiều lựa chọn về địa điểm tổ chức hội nghị.
“Hầu như toàn bộ phương Tây đang ủng hộ Ukraine, vì vậy các địa điểm truyền thống như Helsinki, Geneva hay Vienna đều không phù hợp”, ông Lukyanov được hãng tin TASS dẫn lời.
Ông cũng nhấn mạnh rằng dù UAE và Saudi Arabia đóng vai trò quan trọng, cả hai vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ, điều này có thể đặt ra một số vấn đề từ phía Nga. Tuy nhiên, ông nhận định hai quốc gia này vẫn là những lựa chọn khả thi cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2/2 đã rời Tel Aviv, bắt đầu chuyến thăm Mỹ để hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump với hy vọng thiết lập lại quan hệ với Washington sau những căng thẳng với chính quyền tiề.n nhiệm xung quanh cuộc chiến ở Dải Gaza.
Ông Donald Trump và ông Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp tại Washington, D.C. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: "Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Những quyết định của chúng tôi và lòng dũng cảm của những người lính đã vẽ lại bản đồ. Nhưng tôi tin rằng, khi hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Trump, chúng ta có thể vẽ lại bản đồ xa hơn nữa và theo hướng tốt đẹp hơn".
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắ.n tại Dải Gaza, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người theo đường lối cứng rắn tại Israel vì họ cho rằng thỏa thuận này đã chấm dứt giao tranh trước khi phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine bị đán.h bại hoàn toàn. Eldad Shavit, cựu quan chức tình báo từng làm việc tại Văn phòng Thủ tướng Israel, cho rằng ông Netanyahu dường như đang tìm cách cân bằng áp lực từ Tổng thống Trump để tuân thủ lệnh ngừng bắ.n và sự phản đối trong nước đối với thỏa thuận này.
Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã mang lại cho ông Netanyahu một loạt thành công, trong đó có việc chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem và ký Hiệp định Abraham, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Arab, bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain. Chính quyền Trump 2.0, bao gồm một số nhân vật ủng hộ Israel, dự kiến sẽ tán thành việc mở rộng các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng và phản đối áp lực quốc tế liên quan cuộc chiến ở Gaza.
Indonesia chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ Chính phủ Brazil ngày 6/1 ra tuyên bố cho biết Indonesia sẽ chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ, qua đó tiếp tục mở rộng nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)....