Lộ diện 14 doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa đăng ký hoạt động
14 doanh nghiệp vi phạm bị phát hiện chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền.
Nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa đăng kí hoạt động với cơ quan chức năng. (Ảnh minh họa)
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, vừa qua, cơ quan này đã phối hợp với các cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện một số doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dấu hiệu vi phạm quy định về kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp.
Cụ thể, cơ quan chức năng đã phát hiện 14 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và tiến hành xử lý vi phạm.
Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh cảnh báo và đề nghị người dân hết sức cảnh giác về hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Trong trường hợp phát hiện hoạt động bán hàng đa cấp bất chính của doanh nghiệp, đề nghị người dân thông báo với Sở Công Thương, Cơ quan công an địa phương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong danh sách của Cục Quản lý cạnh tranh cung cấp, 14 doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Hộ kinh doanh Trương Thị Kim Nguyệt ở Thị trấn Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Công ty Cổ phần Everrichs Global có địa chỉ tại 148 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty Cổ phần Thương mại Merro tại Tầng 1 Tòa nhà Intracom, Lô C2F cụm sản xuất tiểu thu công nghiệp nhỏ, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Focus Việt Nam tại Số 12 tổ 44 phố Trung Kính, Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty cổ phẩn đầu tư toàn cầu đại dương xanh tại Tầng 4, tòa nhà T6/08, số 643A đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội; Công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam tại Số 51 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Lotus Việt Nam tại Số 2, ngõ 2, tổ 3 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Trong danh sách còn có Công ty cổ phần đầu tư và phát triển UNION Việt Nam địa chỉ tại Số 15, ngõ 170 Hoàng Ngân, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty cổ phần BigForest địa chỉ tại Số 21A đường Nguyễn Khang, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư và phát triển thương mại Thiên Lộc Phát tại BT1, Lô 9, KĐT Mễ Trì Hạ, P Mễ Trì , Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài ra trong danh sách còn có Công ty cổ phần KDM Việt Nam ở Số 92, tổ 45 phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Công ty Cổ phần Thiên Phương Việt Nam ở Số 5 ngõ 21 phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Trường Sinh tại Số TT1A Vinaconex 9b Đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và Công ty CP ĐT TM Phúc Gia Bảo 68 tại 131 Bạch Đằng, Phường Phước Trung, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo VOV
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tiếp vụ Liên kết Việt lừa đảo: Cơ quan quản lý nhận trách nhiệm gì?
Theo phân tích của luật sư, cần thiết phải khởi tố vụ án về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Đối với các cơ quan khác cần xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những người đừng đầu, những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp...
Trong vòng một năm, có 60.000 người dân, chủ yếu là nông dân đã lao vào mạng lưới đa cấp ở Công ty Liên kết Việt. 1.900 tỉ đồng của những nạn nhân này đã bốc hơi vì đa cấp lừa đảo. Trước thời điểm Liên kết Việt bị phanh phui về hành vi lừa đảo, còn có Muaban24 và hiện tại là nhiều công ty đa cấp khác vẫn đang hoạt động rầm rộ với biểu hiện lừa đảo đánh vào đối tượng là dân nghèo và kém hiểu biết.
Hoạt động kinh doanh đa cấp đã xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu trên thế giới, nó được du nhập vào Việt Nam cuối những năm 1990 đầu năm 2000 với những tên tuổi như Sinh Lợi, Thiên Ngọc Minh Uy, sau này có Vision, Hefline.... rồi sau này khi công nghệ thông tin, internet phát triển, thương mại điện tử phát triển nó biến tướng dưới các dạng như muaban24h...
Lợi dụng hệ thống luật pháp còn hạn chế, lỏng lẻo, sự bị động trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước, sự thiếu hiểu biết của người dân, cộng với ham muốn làm giàu một cách nhanh chóng của một bộ phận không nhỏ nên đa số các doanh nghiệp đa cấp không ngần ngại vi phạm pháp luật, sử dụng các chiêu trò, tiểu xảo để thu hút sự quan tâm của những người muốn làm giàu một cách nhanh chóng nhưng thiếu hiểu biết dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là những vụ lừa đảo trong những năm gần đây.
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng luật sư Phạm Sơn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, hoạt động kinh doanh đa cấp trong những năm gần đây hầu hết đều không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các vi phạm chủ yếu như: Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình; Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào; Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác.
Chân dung Giang và Thủy, hai lãnh đạo cao cấp của Liên kết Việt.
Bên cạnh đó là hình thức yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo; Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định; Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó; Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên; Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp; Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa; Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp; Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp; Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm; Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Một trong những vi phạm của hoạt động bán hàng đa cấp trên thực tế còn thể hiện ở việc doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
"Như vậy cứ hành vi nào mà pháp luật cấm thì họ vi phạm, không những thế hành vi vi phạm còn rất ngang nhiên", luật sư Nguyễn Văn Kiệm nhấn mạnh.
Cũng theo phân tích của luật sư Nguyễn Văn Kiệm, trách nhiệm quản lý kinh doanh đa cấp được quy định tại Nghị định 42/NĐ-CP ngày 14/05/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước; Cơ quan Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây: Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp; Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp; Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế xã hội;
Như vậy về trách nhiệm tổng thể, trách nhiệm chính là Bộ Công Thương, cơ quan được phân công cụ thể là Cục quản lý cạnh tranh. Theo phân tích của luật sư Nguyễn Văn Kiệm, để xảy ra tình trạng và hậu quả như trên thì Cục quản lý cạnh tranh phải chịu trách nhiệm chính, đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý nhà nước, đã phát hiện ra sai phạm, đã xử phạt mà không có thông báo, cảnh báo tới người dân để ngăn chặn, phòng ngừa gây ra hậu quả thiệt hại rất lớn cho người dân. Không yêu cầu, kiến nghị, thông tin đến các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, ... để điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong vụ này có đủ căn cứ, yếu tố để khởi tố vụ án đối với những người có trách nhiệm của Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, ngoài Bộ Công Thương thì UBND tỉnh (những địa phương mà Công ty Liên kết Việt) đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã để cho các chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động sai phạm trong một thời gian dài mà không kiểm tra, phát hiện và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác, liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp tại Nghị định 42/NĐ-CP ngày 14/05/2014 thay thế Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 đã quy định rất rõ trách nhiệm của từng cơ quan cụ thể, Bộ Công Thương, Cục quản lý cạnh tranh, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ươngSở Công Thương. Chính vì vậy, việc dồn hết trách nhiệm cho người dân kiểu như khi nhẹ dạ tham gia, ham làm giàu mà không phải làm việc... rõ ràng là một hành vi thoái thác, trốn tránh trách nhiệm.
Đặc biệt trong vụ Liên kết Việt này là Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, cần thiết phải khởi tố vụ án về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đối với các cơ quan khác cần phải có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những người đừng đầu, những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp để buộc các cơ quan sau này phải có trách nhiệm đối với công việc và nhiệm vụ được giao, được phân cấp quản lý nhằm tránh xảy ra hậu quả tương tự.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Kiệm cũng cho rằng, đối với mỗi người dân cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, nâng cao sự hiểu biết, nắm bắt các thông tin để qua đó cảnh giác với những thủ đoạn, chiêu trò kinh doanh đa cấp biết tướng để tránh những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình như đã xảy ra đối với rất nhiều người vừa qua. Thời buổi hiện nay, việc kinh doanh và kiếm tiền không phải là việc dễ dãi, đơn giản mà phải có đầu tư kiến thức, sự tính toán bài bản, trí tuệ thì mới có khả năng kinh doanh có hiệu quả. Người dân cần cảnh giác, đặt câu hỏi với những lời mời gọi hấp dẫn với lãi suất và lợi nhuận cao để tránh rơi vào những cái bẫy đang được giăng ra và rình rập sẵn chờ đón những người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết...
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Dính án tù vẫn làm sếp đa cấp: Sai có hệ thống! Việc không thẩm định bài bản, sai quy trình dẫn đến Thuyển trở thành Phó Chủ tịch của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam, mặc cho lúc này ông ta đang bị CQĐT khởi tố. Tiếp tục quá trình bóc tách những biểu hiện bất thường về việc tại sao Vũ Ngọc Thuyển vẫn ung dung làm Phó Chủ tịch...