Lở đất tại Cameroon, ít nhất 12 người thiệt mạng
Ngày 9/11, Đài truyền hình quốc gia Cameroon CRTV dẫn lời Thống đốc vùng Ouest, Augustine Awa Fonka, cho biết đã tìm thấy 12 thi thể sau vụ lở đất xảy ra tại một con đường ở phía Tây nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ông Fonka nói thêm rằng ngoài người chết thì còn có hàng chục người mất tích và việc tìm kiếm các nạn nhân vẫn đang diễn ra, dù không còn nhiều hy vọng sống sót.
Trước đó đã xảy ra 2 vụ lở đất trên đường vách đá Dschang hôm 5/11, trong đó vụ thứ hai xảy ra khi các nhân viên cứu hộ đang sử dụng máy móc hạng nặng để cố dọn đường sau vụ lở đất thứ nhất. Giới chức địa phương cho biết các phương tiện bị chôn vùi bao gồm 3 xe khách loại 20 chỗ, 5 xe sáu chỗ và một số xe máy.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ở Cameroon có gần 3.000 ca tử vong do tai nạn đường bộ, tương đương tỷ lệ 10 ca tử vong trên mỗi 100.000 dân. Đầu tháng 9, một xe đầu kéo chở khách đã lao khỏi cung đường vách đá xuống khe núi gần thị trấn Dschang khiến 8 người thiệt mạng và 62 người bị thương, trong đó có 8 trẻ em.
Hiệp hội Chữ thập đỏ lần đầu tiên kích hoạt khoản chi trả bảo hiểm thảm họa
Các trận lũ lụt và lở đất liên tiếp trên toàn cầu từ đầu năm 2024 đến nay đã kích hoạt khoản chi trả bảo hiểm đa thảm họa đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ, phản ánh quy mô ngày càng nghiêm trọng của các thảm họa khí hậu và nhu cầu cấp bách về các giải pháp tài chính mới.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do ảnh hưởng của bão Yagi tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 12/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết quỹ bảo hiểm này sẽ được kích hoạt khi tổng chi phí cứu trợ vượt qua ngưỡng tối thiểu, nhằm bảo vệ ngân sách viện trợ đang ngày càng ep hẹp so với các thảm họa khí hậu. Đây là chính sách bảo hiểm đầu tiên trong lịch sử viện trợ nhân đạo, được IFRC triển khai với công ty môi giới bảo hiểm Aon.
Khoản chi trả này đã được kích hoạt vào giữa tháng 9, sau cơn bão Yagi ở châu Á (Việt Nam gọi là cơn bão số 3), khiến chi cho các thảm họa vượt mốc 33 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 37,84 triệu USD).
Quỹ này đã giải ngân hơn 7 triệu franc Thụy Sĩ, hỗ trợ 1,5 triệu nạn nhân thiên tai tại các quốc gia nghèo, trong đó có Nigeria và Nepal, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt và lở đất.
Ông Florent Del Pinto, phụ trách Quỹ ứng phó khẩn cấp thiên tai của IFRC, cho biết: "Khoản tiền này cung cấp nguồn tài chính dự phòng khi có nhu cầu đặc biệt. Nếu không có khoản này, chúng tôi không thể ứng phó với các thảm họa đang phải đối mặt hiện nay".
Ông cũng cho biết nhu cầu cứu trợ năm nay đã vượt ngoài dự đoán, khiến IFRC phải kích hoạt khoản chi trả bảo hiểm ở mức tương đối cao.
Để đáp ứng các nhu cầu viện trợ nhân đạo ngày càng tăng, IFRC đang tìm cách huy động gần 100 triệu franc Thụy Sĩ cho ngân sách ứng phó thảm họa năm 2025 và kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp thêm vào phí bảo hiểm. IFRC hy vọng khoản chi trả này sẽ giúp xóa bỏ nghi ngờ của các nhà tài trợ trước đây về hiệu quả của các sản phẩm bảo hiểm thảm họa.
Trong tương lai, IFRC dự báo khoản chi trả bảo hiểm có thể chiếm một phần lớn hơn trong tổng chi tiêu cho mục đích nhân đạo. Một số cơ quan viện trợ khác cũng đã tiếp cận IFRC để tìm hiểu cách thức thiết lập các quỹ tương tự.
WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã liệt kê 17 tác nhân gây bệnh và tử vong trên diện rộng, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao, mà tổ chức này kêu gọi cần phải có vaccine mới ngay lập tức. Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan y tế của...