Lở đất kinh hoàng tại công trường xây dựng Trung Quốc, 14 người chết
Thảm kịch lở đất diễn ra tại công trường xây dựng ở Quý Châu, Trung Quốc đã khiến 14 người chết, nối dài danh sách các vụ tai nạn lao động vẫn thường xảy ra ở nước này.
Nhân viên cứu hộ tại hiện trường (Ảnh: AP).
Theo Xinhua, vụ việc xảy ra vào ngày 3/1 khi vụ lở đất xảy ra tại công trường xây dựng ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc làm 14 người thiệt mạng, 3 người bị thương. Theo China Daily, khoảng 30.000 m2 đất và 5.000 m2 đá đã đổ sập xuống hiện trường ở Tất Tiết, tỉnh Quý Châu.
Các công nhân đang gia cố khu vực một sườn đồi thì vụ việc xảy ra. Hiện nguyên nhân của vụ việc vẫn đang được điều tra. Giới chức Trung Quốc cho biết việc cứu hộ đã kết thúc và 3 người bị thương đang trong tình trạng ổn định.
Hình ảnh do truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy các nhân viên cứu hộ đã làm việc xuyên đêm với những đống đổ nát và máy móc bị đè bẹp xung quanh.
Theo Sky News, khoảng 1.000 nhân viên cứu hộ đã được huy động tới hiện trường, nơi họ đã đào hơn 20.000 m2 đất và đá để kiếm người bị chôn vùi phía dưới.
Vụ lở đất nghiêm trọng này nối dài vào danh sách tai nạn lao động và tai nạn tại công trình xây dựng ở Trung Quốc, nơi thường có các quy định về an toàn bị AFP mô tả là “lỏng lẻo”.
Tháng 12/2021, 2 công nhân thiệt mạng và 20 người khác được giải cứu từ một mỏ than bị ngập nước ở Sơn Tây. Trong khi đó, vào tháng 7/2021, 14 công nhân thiệt mạng ở Quảng Đông sau khi đường hầm mà họ đang xây hầm bị ngập.
Video đang HOT
Hơn 1.000 nhân viên cứu hộ đã được huy động (Ảnh: Xinhua).
Đội cứu hộ làm việc xuyên đêm (Ảnh: Xinhua).
(Ảnh: China Daily).
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 287 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 31/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 287.054.304 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.449.037 ca tử vong.
Số ca hồi phục là trên 253,3 triệu ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 29/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động chào mừng Năm mới 2022, do lo ngại việc tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.
Tại châu Á, nhà chức trách Trung Quốc kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động tụ tập đông người. Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vẫn đang áp lệnh phong tỏa, trong khi nhiều sự kiện chào đón năm 2022 tại các thành phố lớn đã bị hủy.
Tại Hàn Quốc, giới chức thành phố Seoul cũng cấm người dân tới xem sự kiện truyền thống rung chuông đêm giao thừa. Thay vào đó, các gia đình có thể theo dõi sự kiện này trực tiếp trên truyền hình hoặc trên nền tảng thực tế ảo metaverse.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại các bữa tiệc và giới hạn số người tham dự. Chính quyền quận Shibuya, địa điểm giải trí nổi tiếng ở thủ đô Tokyo, đã cấm các bữa tiệc cuối năm.
Giới chức Philippines ngày 31/12 cảnh báo nguy cơ tăng mạnh số ca mắc COVID-19 trong dịp nghỉ lễ mừng Năm mới 2022, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á vừa ghi nhận ngày có số ca mắc mới cao nhất trong 2 tháng. Bộ Y tế Philippines xác nhận 2.961 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua và tỷ lệ xét nghiệm dương tính đã tăng lên 10,3%, gấp đôi mức 5% theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Chính phủ Lào đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 khi quốc gia này mở cửa trở lại cho khách du lịch từ ngày 1/1/2022. Theo quy định, khách du lịch đến từ 17 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy, Mỹ, Canada và Australia được phép nhập cảnh Lào bằng thị thực du lịch với điều kiện phải tiêm phòng đầy đủ và sẽ được xét nghiệm COVID-19 ngay sau khi nhập cảnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp liên quan hoạt động du lịch cũng có trách nhiệm tiếp nhận và sàng lọc khách tại cơ sở lưu trú của mình.
Lào vẫn duy trì kế hoạch mở cửa đón khách du lịch quốc tế dù số ca mắc mới mỗi ngày đang ở mức 4 con số. Bộ Y tế Lào ngày 31/12 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.006 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố (chỉ có 1 ca là người nhập cảnh) và 12 ca tử vong do COVID-19. Trong đó, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục đứng đầu cả nước với 394 ca lây nhiễm cộng đồng được ghi nhận 24 giờ qua. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 111.060 ca, trong đó có 372 ca tử vong.
Indonesia thông báo sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine mũi thứ ba ngừa COVID-19 vào ngày 12/1 tới. Ban đầu, chương trình này sẽ ưu tiên nhóm người cao tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương được bảo hiểm y tế chi trả. Tiếp đó, các đối tượng còn lại có nhu cầu sẽ được tiếp cận chương trình bằng cách chi trả chi phí. Theo kế hoạch, chương trình tiêm tăng cường sử dụng vaccine cùng loại hoặc khác loại với vaccine được sử dụng trong các mũi tiêm trước đó. Tính đến ngày 30/12, trên 160 triệu người dân nước này đã được tiêm mũi thứ nhất, trong khi 113 triệu người người được tiêm đầy đủ hai mũi.
Nhân viên y tế chuyển người già khỏi nhà dưỡng lão ở Epping, Australia khi dịch COVID-19 bùng phát tại đây. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại châu Đại Dương, Australia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày cuối cùng của năm 2021, trong bối cảnh chính phủ nước này công bố một số thay đổi về yêu cầu xét nghiệm và cách ly đối với người mắc và người tiếp xúc gần. Giới chức y tế bang New South Wales (bang đông dân nhất Australia) ngày 31/12 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua ở bang này là hơn 21.000 ca, tăng gần gấp đôi so với con số kỷ lục 12.226 ca ghi nhận một ngày trước đó, thậm chí cao hơn con số tổng cộng 20.058 ca ghi nhận ngày 30/12 trên cả nước, gồm 6 bang và 2 vùng lãnh thổ. Bang đông dân thứ hai là Victoria cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng cao, với 5.900 ca, nhiều hơn gần 1.000 ca so với ngày 30/12. Giới chức y tế bang này cho biết khoảng 1/3 trong số ca mắc mới hiện nay là do biến thể Omicron.
Số liệu thống kê của hãng truyền thông ABC cho thấy số ca mắc mới hằng ngày trên cả nước Australia đã vượt mức 30.000 ca, con số kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở nước này đầu năm 2020.
Giám đốc y tế Australia Paul Kelly cảnh báo số ca mắc tại Australia sẽ tiếp tục tăng cao khi nước này quyết định giảm bớt các yêu cầu cách ly đối với người mắc COVID-19 và người tiếp xúc gần đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Theo các quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12, người mắc COVID-19 và người tiếp xúc gần chỉ cần cách ly 7 ngày. Giới chức y tế khuyến nghị chỉ những người vẫn còn các triệu chứng của bệnh mới cần kéo dài thêm thời gian cách ly.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 29/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Mỹ, quy mô các sự kiện chào đón Năm mới tại quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) sẽ bị thu hẹp, song người dân không vì thế mà bỏ lỡ thời khắc đếm ngược quan trọng tại đây. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ kêu gọi người dân tránh đi du lịch trên các du thuyền bất kể tình trạng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của họ ra sao. CDC Mỹ đưa ra cảnh báo này trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày tại Mỹ đang tăng cao kỷ lục vì biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra. Động thái này được cho là giáng thêm một đòn vào hoạt động du lịch trên du thuyền vốn mới được nối lại vào tháng 6 năm nay sau khi phải tạm ngừng nhiều tháng trước đó vì đại dịch.
Từ ngày 5/1/2022, Cuba sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh nhằm hạn chế sự gia tăng các ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Bộ Y tế nước này cho biết tất cả những người nhập cảnh, dù là khách nước ngoài hay công dân Cuba, đều phải xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và kết quả PCR âm tính được thực hiện trong 72 giờ trước khi đặt chân tới đảo quốc này. Cuba cũng sẽ tăng cường xét nghiệm ngẫu nhiên đối với hành khách tới từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ cao. Giới chức y tế Cuba xác nhận số ca mắc COVID-19 tại đảo quốc này đã tăng 34,8% trong tuần trước.
Tại châu Phi, Nam Phi - quốc gia phát hiện biến thể Omicron vào tháng trước - đã quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm từ nửa đêm đến 4h sáng để cho phép người dân tổ chức các hoạt động ăn mừng. Giới chức y tế Nam Phi nhận định xu hướng số ca nhiễm giảm đi trong tuần qua cho thấy nước này đã đi qua giai đoạn đỉnh của làn sóng dịch bệnh hiện nay.
Tại châu Âu, từ ngày 4/1/2022, Đức sẽ bãi bỏ yêu cầu cách ly và trình xét nghiệm âm tính với COVID-19 đối với người đến từ Anh, sau hơn một tháng áp đặt quy định này. Điều này đồng nghĩa những người đã tiêm chủng đầy đủ hoặc có lý do quan trọng để đi lại sẽ được phép nhập cảnh Đức.
Ireland đã quyết định giảm thời gian cách ly đối với người mắc COVID-19 từ 10 ngày xuống còn 7 ngày và nới lỏng yêu cầu xét nghiệm, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục lần thứ 4 trong vòng 1 tuần khiến các cơ sở xét nghiệm bị quá tải.
Bộ Y tế Ireland ngày 30/12 thông báo ghi nhận 20.554 ca nhiễm mới, cao gấp đôi mức kỷ lục trong các làn sóng lây nhiễm trước, trong đó biến thể Omicron gây ra tới 92% số ca nhiễm. Do thời gian cách ly dài và các quy định về tiếp xúc gần gây ra tình trạng gián đoạn giao thông công cộng, ngành bán lẻ và khách sạn, Chính phủ Ireland quyết định rút ngắn thời gian cách ly từ 10 ngày xuống còn 7 ngày đối với những người xét nghiệm dương tính, nhưng đã được tiêm mũi vaccine tăng cường.
Theo Bộ trưởng Y tế Stephen Donelly, người trong độ tuổi 4-39 sẽ chỉ xét nghiệm PCR nếu xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà cho kết quả dương tính. Yêu cầu mới được đưa ra trong bối cảnh số người đặt lịch xét nghiệm miễn phí tại Ireland liên tục tăng nhanh.
Sợ người dân không sinh con, Trung Quốc siết chặt dịch vụ triệt sản Mệt mỏi sau hai lần sảy thai và chăm sóc con trai hiện tại, Zhao Zihuan và chồng quyết định chỉ sinh một con và đi triệt sản. Tuy nhiên, họ bị hai bệnh viện từ chối làm thủ thuật. Y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua Theo tờ Washington Post, bác sĩ...