Lở đất chặn dòng chảy nhánh sông Dương Tử, hàng nghìn người phải sơ tán
Vụ lở đất quy mô lớn chặn dòng chảy một nhánh của sông Dương Tử gần thành phố Ân Thi, thuộc tỉnh Hồ Bắc, khiến giới chức địa phương phải sơ tán hàng nghìn người.
Vụ lở đất xảy ra vào sáng 21/7 khi 1,5 triệu m3 đất bất ngờ đổ ập xuống, chặn dòng chảy của sông Giang Thanh, tạo ra một hồ chắn trên con sông này.
Cơ quan kiểm soát lũ lụt và hạn hán Ân Thi cảnh báo nước lũ có thể phá vỡ hồ chắn này bất cứ lúc nào, gây nguy cơ nhấn chìm các ngôi làng ở khu vực lân cận. Trước tình hình này, giới chức địa phương phải sơ tán hàng nghìn người.
Vụ lở đất làm 1,5 triệu m3 đất đổ xuống dòng Giang Thanh. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Video đang HOT
Cục Khí tượng Trung Quốc Trung Quốc hôm 22/7 cảnh báo nhiều khu vực ở nước này sẽ phải hứng chịu nhiều trận mưa xối xả trong tuần này, khiến tình trạng lũ lụt trở nên nghiêm trọng hơn.
Các tỉnh An Huy và Giang Tây, nơi sông Dương Tử chạy qua đã phải ban bố cảnh báo đỏ. Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc hôm 21/7 cảnh báo mực nước trên sông Dương Tử và các hồ liền kề sẽ tiếp tục gia tăng những ngày tới.
Các quan chức của Bộ này cho biết, họ sẽ theo dõi chặt chẽ đập Tam Hiệp. Con đập này là nơi lưu trữ lượng nước khổng lồ giúp hạn chế rủi ro lũ lụt ở khu vực hạ lưu. Tuy nhiên, mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp đang cao trên 16 m so với mức cảnh báo.
Trung Quốc không bịt được lỗ hổng ứng phó dịch bệnh
Dù lên kế hoạch cải tổ hệ thống y tế, Trung Quốc dường như vẫn không cải thiện được khả năng xử lý các đợt bùng phát dịch bệnh, theo chuyên gia.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng dù nỗ lực cải cách y tế được Trung Quốc thông báo hồi cuối tháng 5 không khắc phục được những "lỗ hổng" được phơi bày trong đại dịch Covid-19 và không giải quyết vấn đề giữ kín, kiểm duyệt thông tin. Các chuyên gia tin rằng đây chính là lý do một đợt bùng phát dịch nhỏ lẻ ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái biến thành đại dịch toàn cầu.
"Vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc là chính quyền các địa phương sợ rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội", Yang Gonghuan, cựu phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), trụ sở tại Bắc Kinh, nói. "Họ không muốn báo chí lên tiếng, cũng không muốn những người như bác sĩ Lý Văn Lượng đưa ra cảnh báo".
Một phụ nữ đeo khẩu trang trên đường phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 3/4. Ảnh: Reuters.
Lý Văn Lượng, một bác sĩ ở Vũ Hán, từng bị cảnh sát khiển trách khi tìm cách cảnh báo về dịch Covid-19 từ những ngày đầu tiên, sau đó qua đời vì nhiễm nCoV. Khi Lý cảnh báo về virus trong nhóm chat trực tuyến ngày 30/12/2019, công an Vũ Hán đã triệu tập và yêu cầu anh ký biên bản nói rằng mình tung tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp.
Đến ngày 20/1, Trung Quốc mới thừa nhận virus lây từ người sang người và các chính quyền địa phương mới bắt đầu áp dụng biện pháp quyết liệt để chống dịch.
Lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Mã Hiểu Vỹ tháng này thừa nhận rằng cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn nCoV ở nước này đã bộc lộ một số thiếu sót, nhưng không nêu cụ thể.
Để khắc phục sai sót, Bắc Kinh tuyên bố hàng trăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) trên cả nước sẽ được giao thêm nhiệm vụ phát hiện và ứng phó nhanh các dịch bệnh mới và kết nối chặt chẽ hơn với các bệnh viện và phòng khám. Tuy nhiên, các cải cách đến nay chỉ là những dự thảo hướng dẫn, không có chi tiết về thời gian triển khai.
"Một điều rất rõ ràng từ việc bùng phát Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Covid-19, đó là các yếu tố chính trị, thể chế đã làm phức tạp và ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng ứng phó dịch bệnh của chính phủ", Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, nói.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 8,6 triệu người nhiễm, gần 457.000 người chết. Trung Quốc ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm và 4.634 ca tử vong.
Vấn đề ứng phó dịch bệnh của nước này lại được chú ý sau khi Bắc Kinh báo cáo hơn 180 ca nhiễm mới tuần qua, biến thủ đô Trung Quốc thành vùng dịch nghiêm trọng nhất cả nước sau hơn 5 tuần không ghi nhận thêm người nhiễm.
Ổ dịch Bắc Kinh lại đặt chợ thực phẩm vào 'tầm ngắm' Covid-19 bùng phát liên quan tới chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh đã dây lên câu hỏi về vấn đề vệ sinh và an toàn ở các khu chợ. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, với 21 triệu dân, đang đặt trong tình trạng như "thời chiến" để ngăn Covid-19 bùng phát bằng các biện pháp như xét nghiệm hàng loạt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Cuộc sống bình yên ở tuổi 75 của NSND Thanh Hoa
Sao việt
22:21:19 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025
Casemiro có cơ hội san bằng mức lương của Ronaldo
Sao thể thao
21:23:48 05/05/2025