Lộ dần “mảng tối” vụ Dương Chí Dũng
“Ngoài làm rõ những kẻ đã giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn thì các cơ quan tố tụng cần phải tiếp tục làm rõ ai đã bao che cho người phạm tội”.
Đại tá Dương Tự Trọng (mặc cảnh phục, đứng giữa) khi còn là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng
Theo ông Nguyễn Đình Quyền – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc ông Dương Tự Trọng, một cán bộ cấp cao của Bộ Công an bị bắt giữ cho thấy Bộ Công an đã rất nỗ lực làm rõ tất cả những hành vi vi phạm pháp luật xung quanh vụ tiêu cực xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), đồng thời thể hiện không có bất cứ vùng cấm nào trong hoạt động tố tụng.
Vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và gây ra nhiều bức xúc cho người dân khi kẻ đầu vụ là Dương Chí Dũng đột ngột bỏ trốn sát thời điểm cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tống đạt quyết định khởi tố bị can. Mặt khác, cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã từng triệu tập ông Dũng lên làm việc trước thời điểm khởi tố và “ ông Dũng đã thừa nhận những sai phạm, làm trái với chỉ đạo của Chính phủ, trái luật Đầu tư, luật Đấu thầu”.
Theo ông Quyền, xung quanh vụ việc này dư luận và thậm chí có cả đại biểu Quốc hội đã từng đặt ra nhiều vấn đề như các cơ quan tố tụng để lọt thông tin và bao che, tạo điều kiện để ông Dũng bỏ trốn. “ Tuy nhiên, để làm rõ những điều này cần phải có đủ bằng chứng chứ không thể đưa ra những nhận định chủ quan”, ông Quyền nói. Trước đó, trả lời vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật.
Trả lời PV việc ông Dũng từng bị cơ quan công an triệu tập và thừa nhận sai phạm nhưng không bị áp dụng biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, ông Quyền cho rằng, về nguyên tắc tố tụng trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố bị can, ông Dũng vẫn được hưởng đầy đủ mọi quyền công dân, không có quy định nào buộc cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp nghiệp vụ như theo dõi, giám sát. “Trong vụ việc này, điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra phải dựa vào kinh nghiệm, niềm tin nội tại của mình để nhận định ông Dũng có bỏ trốn hay không. Có thể họ nhìn nhận, ông Dũng là cán bộ cấp cao, có nhân thân tốt nên việc bỏ trốn là không thể xảy ra, do vậy để quy trách nhiệm là không dễ“, ông Quyền nói.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, vụ ông Dũng bỏ trốn cũng là một vấn đề thực tiễn để Quốc hội sẽ xem xét các biện pháp phòng ngừa bỏ trốn trong việc sửa đổi bộ luật Tố tụng hình sự tới đây. “Về nguyên tắc hoạt động tố tụng là công khai, do vậy đây cũng là nguyên nhân ông Dũng biết trước mình sẽ bị bắt để bỏ trốn. Việc bị can này bỏ trốn trong thời gian dài, ra được cả nước ngoài có thể sẽ liên quan đến nhiều người khác đã bao che giúp đỡ, không tố giác tội phạm. Theo tôi đây là những vấn đề mà cơ quan tố tụng tiếp tục phải làm rõ”, ông Quyền nói.
Diễn biến vụ án
- Tháng 1/2012, cơ quan CSĐT ( C48) đã xác minh làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi; xác định 4 đối tượng Trần Hải Sơn – Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Văn Quang – Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Bá Hùng – cán bộ Hyundai Vinashin, Phạm Bá Giáp – Giám đốc Công ty Nguyên Ân lập 2 bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống chiếm đoạt 2,9 tỉ đồng (theo kết luận của giám định viên Bộ Công thương).
- Ngày 1/2/2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên.
- Ngày 17/5/2012, C48 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý làm trái…”, bắt tạm giam ông Dũng, lúc bấy giờ là Cục trưởng Cục Hàng hải; ông Mai Văn Phúc – nguyên Tổng giám đốc Vinalines, hiện là Vụ phó Vụ Vận tải; ông Trần Hữu Chiều – Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Chiều cùng ngày, C48 xác định ông Dũng đã bỏ trốn.
Video đang HOT
- Ngày 18/5, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng và phối hợp với Interpol truy nã quốc tế bị can này.
- Tháng 9/2012, Cơ quan CSĐT bắt giữ được ông Dũng.
- Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cũng vào cuộc điều tra vụ việc ông Dũng bỏ trốn và bước đầu xác định một trong những nghi phạm chủ chốt tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài là Trần Văn Dũng, một đối tượng giang hồ cộm cán ở Hải Phòng nên đã khởi tố vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
- Từ cuối năm 2012 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt giữ 6 người có liên quan đến vụ án này.
Theo xahoi
Vướng lao lý vì giúp Dương Chí Dũng trốn
Sau khi ông Dương Chí Dũng bị bắt, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về cuộc trốn chạy 3 tháng của (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải. Ông Dũng đã trốn những đâu? Bị bắt ở khu vực nào? Trong hay ngoài nước? Những ai giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn?
Từ đổ bể của những vụ tham nhũng, tiêu cực tại Tông công ty Hàng hải Viêt Nam (Vinalines), Cơ quan CSĐT - Bộ Công an khởi tố, bắt giam nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp này và Cục Hàng hải Việt Nam.
Trong đó, ông Dương Chí Dũng có vai trò là người nắm quyền cao nhất tại Vinalines trong một thời gian dài dẫn đến yếu kém của tập đoàn lớn vào loại bậc nhất VN và bị cơ quan công an ra quyết định khởi tố, lệnh bắt hồi tháng 5 năm ngoái.
Vậy nhưng ông Dũng đã bỏ trốn và bị Cơ quan điều tra Bộ Công an và Interpol truy nã. Sau hơn 3 tháng trốn chạy, đến ngày 4/9, ông Dương Chí Dũng đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ.
Lập tức xuất hiện nhiều câu hỏi: Ông Dũng đã trốn những đâu? Bị bắt ở khu vực nào? Trong hay ngoài nước? Những ai giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn?..
Câu chuyện về cuộc trốn chạy của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải như đang dần hé lộ. Bởi sau cuộc trốn chạy 3 tháng của ông, đã có 8 người lần lượt vướng vào vòng lao lý. Trong đó có những cán bộ, lãnh đạo thuộc Công an TP. Hải Phòng. Thậm chí, có người giữ chức vụ khá cao trong lực lượng Công an Nhân nhân, cũng là em ruột của ông Dũng.
Ông Dương Chí Dũng - Nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Đường dây tổ chức người trốn đi nước ngoài
Không lâu sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án "Tổ chức người trốn đi nước ngoài".
Khoảng giữa tháng 10/2012, cơ quan CSĐT (Bộ Công an) bất ngờ phát lệnh truy nã ông Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu (Cục Hải quan TP. Hải Phòng). Sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ ông Đồng Xuân Phong là người có hành vi che giấu, giúp vị nguyên Cục trưởng này bỏ trốn.
Theo đó, ông Đồng Xuân Phong (SN 1974, ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng)đang bị Công an TP.HCM truy nã từ năm 2009 đến nay vì liên quan đến một vụ án buôn lậu. Trong khi cơ quan công an chưa bắt được ông Phong thì ông này được cho là đã tiếp tay cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn ra nước ngoài.
Đến giữa tháng 11/2012, ông Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng) bị phát hiện là có dính líu đến ông Đồng Xuân Phong. Ông Sáu bị tình nghi có hành vi giả mạo trong công tác, giúp đỡ Đồng Xuân Phong bỏ trốn khi đang bị công an TP.HCM truy nã.
Bước đầu xác định, ngày 2/11/2011, ông Sáu đã viết đơn đề nghị cấp CMND mang tên Hoàng Văn Linh nhưng lại dán ảnh Đồng Xuân Phong. Ông Phong đã sử dụng CMND này làm hộ chiếu, nhiều lần xuất nhập cảnh Việt Nam, rồi tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Khi ông Sáu bị điều tra, lãnh đạo huyện An Lão đã giao cho ông Phạm Đình Nghiên (lúc đó là Phó công an xã) tạm nắm quyền thay thế. Có ngờ đâu, cuối tháng 12/2012, Cơ quan điều tra (Công an TP. Hải Phòng) lại ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chính ông Phạm Đình Nghiên về cùng hành vi "giả mạo trong công tác".
Em ruột Dương Chí Dũng cũng bị bắt
Sang đầu tháng 12/2012, liên quan đến vụ bỏ trốn của ông Dũng, Thượng tá Vũ Tiến Sơn, Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 - Công an TP. Hải Phòng) đã bị bắt giam để điều tra hành vi "Tổ chức người trốn đi nước ngoài". Ông Vũ Tiến Sơn từng là cảnh sát hình sự tham gia một số chuyên án nổi tiếng tại đất Cảng.
Từ trái sang: Các ông Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng, người đứng kế ông Dũng là ông Bùi Quốc Anh (cựu Phó Tổng giám đốc Vinalines, cũng đã bị bắt giam về hành vi tham ô) Ảnh (Tiền Phong)
Trong tháng 1 năm nay, lần lượt 2 cán bộ công an khác tại Hải Phòng tiếp tục bị khởi tố để điều tra về cùng hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Đó là nguyên Trung tá Hoàng Văn Thắng (SN 1970, Đội trưởng Đội 3 - Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Hải Phòng) và Thiếu uý Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, cán bộ Phòng PC 45 - Công an TP. Hải Phòng).
Thiếu úy Ánh được cho là một mắt xích quan trọng trong đường dây tổ chức cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải - Dương Chí Dũng bỏ trốn. Thiếu úy Ánh từng là cán bộ dưới quyền của Đại tá Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng, cũng nguyên là Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng).
Và ngày hôm qua, Bộ Công an ra thông báo, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam với chính ông Trọng về cùng hành vi với ông Ánh. Ông Trọng mới đảm nhận chức vụ Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64 - Bộ Công an) cách đây không lâu.
Như vậy, đã có nhiều người vướng vào lao lý liên quan đến cuộc trốn chạy của ông Dương Chí Dũng. Trong đó, nhiều người từng là cán bộ, lãnh đạo khá cao trong lực lượng công an. Có người từng là cán bộ có chức quyền trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Chỉ một người không dính líu quyền chức là ông Hà Trọng Tuấn (trú tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) cũng bị bắt về hành vi "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Ông Tuấn đã cũng ông Sáu và Nghiên (trưởng và phó công an xã An Thọ) làm giả giấy tờ cho Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng đang bị truy nã).
Câu chuyện bắt nguồn từ ngững sai phạm tại Tông công ty Hàng hải Viêt Nam (Vinalines).
Năm 2007, Vinalines quyết định xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, sau đó lên 6.489 tỷ đồng, trong đó có việc mua và lắp đặt một ụ nổi. Ban đầu dự kiến sửa chữa tại nước ngoài rồi đưa về nước với tổng mức đầu tư hơn 14 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó Vinalines lại quyết định đưa về Việt Nam khiến chi phí bị đội lên hơn 24 triệu USD.
Hơn nữa, ụ nổi này sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan Đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về VN. Dù kết quả giám định cho thấy ụ nổi này không còn giá trị sử dụng nhưng ông Dương Chí Dũng - lúc này là Chủ tịch HĐTV Vinalines vân quyêt định mua.
Trong quá trình giao ụ nôi cho công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa, ông Trần Hải Sơn (TGĐ - Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) đã cùng ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng Kế hoạch của Vinalines), cùng một số người khác cấu kết với nhau nâng giá thép hàn lên khiến chi phí sửa chữa bị đẩy lên cao rồi chia nhau chiếm hưởng.
Ngoài sai phạm trong vụ mua ụ nổi nói trên, lãnh đạo Vinalines còn có những thương vụ gây thua lỗ điển hình như, năm 2005, mua tàu Đại Việt giá 745 tỷ đồng, hoạt động khai thác đến cuối năm 2010 lỗ 181 tỷ đồng. Năm 2006, Vinalines mua tàu Vinalines Glory giá 873 tỉ đồng, cũng hoạt động khai thác đến cuối năm 2010 lỗ 115,5 tỷ đồng. Năm 2007, tập đoàn này mua tàu Vinalines Galaxy giá 973 tỷ đồng, hoạt động đến năm 2010 lỗ 192 tỷ đồng...
Theo 24h
Tàu nghìn tỷ sẽ bán sắt vụn? Cục Hàng hải VN đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu VN mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng. Tuy nhiên, việc phá dỡ bán sắt vụn những con tàu này có nhiều chuyện...