Lo COVID-19, không lơ là dịch bệnh mùa đông
Không chỉ đương đầu với COVID-19 phức tạp, ngành y tế Đắk Nông đã sẵn sàng các phương án chống các bệnh mùa đông, không để dịch chồng dịch.
Theo Sở Y tế Đắk Nông, y tế cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn nhiều dịch bệnh – Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông, để thích ứng, linh hoạt, định kỳ thứ sáu hằng tuần, đơn vị chủ trì cùng UBND các huyện, thành phố kịp thời đánh giá tình hình và diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn, tham mưu UBND tỉnh công bố cấp độ dịch theo quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để có giải pháp hợp lý nhất…
Tránh dịch chồng dịch
Theo Sở Y tế Đắk Nông, không chỉ COVID-19, môi trường vào thời điểm giao mùa hiện nay, luôn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Bác sĩ Nguyễn Ly Sắc, trưởng Khoa phòng, chống bệnh lây nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), cho biết đơn vị đã phối hợp với trung tâm y tế tuyến huyện tăng cường giám sát dịch bệnh ở bệnh viện và trong cộng đồng.
Để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, việc phòng chống các dịch bệnh lây nhiễm hiệu quả nhất hiện nay vẫn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân. Người dân cần cho trẻ em tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, nhất là đối với các bệnh như cúm, sởi, Rubella, ho gà, viêm não Nhật Bản…
“Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dễ dẫn đến việc lơ là, ít quan tâm đến các loại dịch bệnh khác, các gia đình cần chú trọng chế độ ăn uống đủ chất, bảo đảm dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng và luyện tập thể dục đều đặn”, bác sĩ Sắc nói.
Video đang HOT
Nâng cao cảnh giác trong cộng đồng
Để ngăn chặn ‘dịch chồng dịch’, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông – xuân năm 2021-2022.
Tỉnh yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm các quyết định về việc ban hành, điều chỉnh, thay thế một số nội dung kế hoạch tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn tỉnh.
Các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo nhưng không cục bộ, “cát cứ”, không ban hành quy định vượt quá mức cần thiết, Các địa phương chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.
Công tác tuyên truyền, phòng chống dịch từ cấp cơ sở rất được coi trọng – Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, bến xe… tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân.
Đối với các bệnh dịch có vắcxin phòng bệnh như sởi, Rubella, ho gà… phải khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng.
Tỉnh cũng giao Sở GD-ĐT là khi tổ chức cho học sinh đi học trở lại phải chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học. Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT chủ động phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo Sở Y tế Đắk Nông, hiện nay địa phương đã thực hiện cách ly tại nhà đối với F1 và đang cho thí điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà. Việc F0 cách ly tại nhà phải bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định của Bộ Y tế.
Tỉnh Đắk Nông cho rằng F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được chăm sóc sức khỏe tại nhà tạo sự thoải mái về tâm lý. Người mắc bệnh nặng, nguy kịch được tập trung điều trị tại các cơ sở y tế không bị quá tải, có điều kiện chăm sóc chuyên môn tốt nhất của nhân viên y tế, giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Công tác này còn bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế…
Tiêm phòng đúng thời điểm giúp tăng hiệu quả miễn dịch cho trẻ
Theo WHO và UNICEF, việc chậm tiêm phòng cho trẻ có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của nhiều dịch bệnh.
Do đó, mẹ đừng để Covid-19 làm trẻ lỡ lịch tiêm phòng, đặc biệt trong thời điểm vàng từ 6 tuần tuổi.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng đúng và đủ lịch cho trẻ
Sự lây lan chóng mặt của Covid-19 khiến cộng đồng nhận thức rõ về tác động của dịch bệnh lên mỗi cá nhân, lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và cả nền kinh tế toàn cầu. Nguy cơ của các dịch bệnh luôn tồn tại, ngay cả khi nhiều đại dịch đã được kiểm soát. Việc coi nhẹ tiêm phòng cho trẻ từ sớm, đặc biệt là trong thời điểm vàng từ 6 tuần tuổi sẽ có thể dẫn đến nguy cơ mắc các vi khuẩn, virus nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay chúng ta đã ngăn ngừa được khoảng 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm nhờ có vắc xin.
Việc duy trì tiêm phòng rất quan trọng ngay cả khi đại dịch đang diễn ra cũng như giai đoạn sau đó. Vì nếu chủng ngừa bị trì hoãn do Covid-19, điều gì sẽ xảy ra khi trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm khác? Điều gì sẽ xảy ra khi các dịch bệnh đã được kiểm soát bùng phát trở lại và liệu chúng ta lại phải chứng kiến các ca tử vong do các bệnh nhiễm đáng lẽ đã được phòng ngừa bằng vắc xin?
Khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, nên việc bảo vệ trẻ bằng tiêm phòng rất quan trọng.
Trẻ từ 6 tuần tuổi cần tuân thủ lịch tiêm phòng như thế nào?
Lịch tiêm phòng cùng các vắc xin được khuyến cáo dựa trên mức độ bệnh, tính chất nguy cơ và các dữ liệu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Đặc biệt đối với bé sơ sinh có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm trong suốt giai đoạn đầu đời, mẹ cần có sự tư vấn bác sĩ ngay để trẻ từ 6 tuần tuổi được chích ngừa đúng thời điểm và đầy đủ.
Tiêm phòng sớm cho trẻ giúp nâng cao hệ miễn dịch, mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.
Cụ thể với trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. Trẻ nên được hoàn tất tiêm phòng các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não do Hib, viêm gan B, tiêu chảy do virus Rota, viêm màng não hay viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn...trong đó, uống ngừa vi rút Rota cần hoàn tất 2 liều trước 6 tháng tuổi, qua thời gian này, bé sẽ mất cơ hội phòng ngừa vi rút gây ra tiêu chảy cấp này.
Hãy liên hệ ngay bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn khi bé được 6 tuần tuổi. Ngay trong thời gian giãn cách xã hội, mẹ vẫn nên tranh thủ hoàn tất lịch chủng ngừa cho bé trước 6 tháng tuổi để không bỏ mất cơ hội bảo vệ bé yêu.
Mẹ cần lưu ý thực hiện nghiêm túc các biện pháp 5K phòng ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đưa trẻ đi tiêm phòng. Nên đặt lịch hẹn và gọi điện tư vấn trước với trung tâm chủng ngừa.
Chương trình giáo dục cộng đồng do Hội y học dự phòng Việt Nam phối hợp với Văn phòng Đại diện GSK thực hiện.
TP HCM cần gấp máu nhóm O trong ba ngày tới Lượng máu O dự trữ tại ngân hàng máu của TP HCM sáng 1/8 chỉ còn 640 túi, dự kiến không đủ cung cấp cho các bệnh viện trong ba ngày tới. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, cho biết nhu cầu cung cấp nhóm máu O đến các bệnh viện...