Lo “công ăn việc làm”, thu nhập, an sinh xã hội cho người dân với tất cả ý chí, sáng tạo
Tinh thần Chính phủ hướng về người dân, thu hút đầu tư phát triển với môi trường đầu tư thuận lợi, lo cho người dân về “công ăn việc làm”, thu nhập, an sinh xã hội với tất cả ý chí, sáng tạo của các cấp, các ngành, Thủ tướng nhấn mạnh.
Chiều nay (18/12), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, thảo luận về dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020, Chính phủ cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Nghị quyết mang tính xương sống, kim chỉ nam cho chỉ đạo, điều hành cả năm 2021, năm khởi đầu của giai đoạn 5 năm tới.
Kế thừa nội dung đổi mới trong Nghị quyết 01 những năm qua, trên cơ sở tổng hợp báo cáo, ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Nghị quyết 01 năm 2021 theo tinh thần ngắn gọn, cô đọng, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra có trọng tâm, trọng điểm, tạo điểm nhấn cho công tác chỉ đạo, điều hành cả năm.
Dự thảo Nghị quyết 01 cho năm 2021 gồm 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, được cụ thể hóa thành gần 200 nhiệm vụ giao cho các ngành, lĩnh vực.
Thủ tướng: lo cho người dân về “công ăn việc làm”, thu nhập, an sinh xã hội với tất cả ý chí, sáng tạo của các cấp, các ngành
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ tinh thần Chính phủ hướng về người dân, thu hút đầu tư phát triển với môi trường đầu tư thuận lợi, lo cho người dân về “công ăn việc làm”, thu nhập, an sinh xã hội với tất cả ý chí, sáng tạo của các cấp, các ngành, quán triệt và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng XIII vào cuộc sống từ năm đầu 2021.
Các bộ, ngành phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, định hướng phát triển, nhất là thể chế, cơ chế chính sách trọng tâm, đột phá, xử lý vấn đề mới, tạo động lực phát triển từng ngành, từng lĩnh vực.
Các địa phương chủ động triển khai, đề xuất kiến nghị giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, nhất là vấn đề mới phát sinh trên địa bàn.
Video đang HOT
Về kết cấu Nghị quyết, Thủ tướng lưu ý viết ngắn gọn, nêu rõ các kịch bản tăng trưởng, nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể hóa các giải pháp thúc đẩy “cỗ máy tăng trưởng” bao gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Về phương châm hành động, Thủ tướng gợi ý làm sao thể hiện tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển, “không đổi mới, không có khát vọng phát triển thì khó tiến bước, năm 2021 phải đặt vấn đề này mạnh mẽ hơn”.
Nội dung Nghị quyết phải nhất quán, khả thi, ấn tượng, dễ nhớ, dễ làm. Thủ tướng lưu ý vấn đề mà người dân quan tâm là an toàn, việc làm và thu nhập, do đó, các bộ, ngành cần quán triệt, xử lý, thúc đẩy. Đôn đốc, kiểm tra là khâu quan trọng để thực hiện giải pháp đề ra, nếu không đôn đốc quyết liệt thì sẽ chậm trễ. Nội hàm chính sách cần rõ ràng, khả thi, dễ thực hiện, Thủ tướng lấy ví dụ về chủ trương trồng 5 tỷ cây xanh hay an sinh bền vững… cần được cụ thể hóa bằng các biện pháp nào.
Theo Thủ tướng dự thảo Nghị quyết cần tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành để tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, chỉ tiêu mà Đảng, Quốc hội giao và sẽ tiếp tục đưa dự thảo Nghị quyết ra thảo luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương vào cuối tháng 12/2020.
Thủ tướng: Dồn mọi nguồn lực xử lý các ổ dịch, nhất là ở Đà Nẵng
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, Thủ tướng lưu ý không chủ quan. Ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, thảo luận về việc thực hiện mục tiêu kép, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bước sang giai đoạn 2.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ bàn, đề ra các giải pháp xử lý nhiều vấn đề, trong đó có phòng, chống dịch, giải ngân vốn đầu tư công, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tình hình thực hiện các gói cứu trợ vừa qua...
Không để dịch bùng phát trên quy mô lớn
Theo nhận định, những tháng còn lại của năm 2020 còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách thức khó lường. Vì thế, các thành viên Chính phủ sẽ tập trung thảo luận, phân tích tình hình để có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Vì vậy, ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở không được chủ quan, không được để dịch bùng phát trên quy mô lớn.
Ngay sau khi dịch xảy ra ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương, Thường trực Chính phủ đã có 3 phiên họp chỉ đạo công tác chống dịch trên tinh thần "thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch".
Thủ tướng lưu ý dịch lần này phức tạp, phải tiếp tục coi "chống dịch như chống giặc". Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch.
Ông đánh giá cao ngành y tế, quân đội, công an đã có các biện pháp mạnh mẽ; đồng thời biểu dương các chiến sĩ áo trắng và nhiều địa phương có các biện pháp sáng tạo, quyết liệt ngăn ngừa dịch lây lan.
2,4 triệu lao động mất việc do dịch Covid-19
Với chủ trương lớn thực hiện mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7.
Theo báo cáo, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp do Covid-19 gây ra. Kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm sâu, đến 33%, EU giảm đến 12,1%. Những đối tác chiến lược lớn của Việt Nam đều suy giảm rất nghiêm trọng.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Tuy vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021.
Một tồn tại nữa mà người đứng đầu Chính phủ đề nghị thảo luận thêm là trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020, đã có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng 2,73%; có khoảng 17,6 triệu người giảm thu nhập do dịch Covid-19.
"Nếu chúng ta không quan tâm những vấn đề lao động xã hội thì tình hình sẽ phức tạp", Thủ tướng lưu ý.
Ông đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo thêm về những vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19. Đặc biệt là về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sắp tới làm sao đảm bảo an toàn, để người dân yên tâm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định; hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên cả nước cơ bản được triển khai tích cực; nhiều dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ NSNN tháng 7 (tăng 51,8%) và 7 tháng năm 2020 (tăng 27,2%), mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Riêng hoạt động vận tải trong nước sôi động trở lại với mức tăng 7,8% lượng hành khách vận chuyển và tăng 4% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tuy nhiên, vận tải ngoài nước của các hãng hàng không tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai lịch sử diễn ra trong thời gian vừa qua Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo về tình hình khắc phục hậu quả thiên tai lịch sử diễn ra trong thời gian vừa qua và đề xuất một số giải pháp cấp bách. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, thiên tai dị thường liên tiếp ở miền Trung...