Lộ chuyện ông Trump nhờ thủ tướng Úc giúp điều tra ngược
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây nhờ thủ tướng Úc và các lãnh đạo nước ngoài khác giúp Bộ trưởng tư pháp William Barr tìm hiểu nguồn gốc của cuộc điều tra đã đeo bám chính quyền của ông trong hơn 2 năm qua.
Tống thống Mỹ Donald Trump (trái) và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. (Ảnh: AP)
Bê bối của ông Trump thổi bùng tranh luận về giới hạn
Thông tin Bộ tư pháp Mỹ đưa ra hôm 30/9 cho thấy ông Trump bận tâm đến cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller như thế nào, và cách ông sử dụng bộ máy của chính phủ Mỹ để điều tra cái mà ông tin là bắt nguồn từ động cơ chính trị. Thông tin cũng cho thấy ông Barr đang đóng vai trò đi đầu trong cuộc điều tra đó, bao gồm chuyện ra nước ngoài để gặp riêng các quan chức thực thi pháp luật của nước khác.
Những trao đổi của ông Trump với các lãnh đạo nước ngoài và vai trò của ông Barr trong các thảo luận đó – giờ đang bị soi xét nhiều hơn khi Hạ viện Mỹ vừa mở cuộc điều tra nhằm luận tội tổng thống. Cuộc điều tra lần này tập trung vào nội dung cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Ukraine mà một sĩ quan tình báo giấu tên gửi đơn tố cáo ông Trump gây sức ép để lãnh đạo Ukraine điều tra cựu phó tổng thống Joe Biden.
Ông Trump dành nhiều lời khen ngợi ông Barr kể từ khi ông bắt đầu vị trí lãnh đạo Bộ Tư pháp đầu năm nay, coi ông Barr như một đồng minh chủ chốt trong chương trình chính trị của mình, bao gồm có nỗ lực “điều tra các điều tra viên” trong cuộc điều tra chuyện Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nhưng Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định ông Barr không biết chuyện ông Trump thúc giục Ukraine phối hợp với Mỹ để điều tra ông Biden vừa qua.
Cuộc điện đàm ngày 25/7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói về chuyện điều tra ông Biden. Cuộc nói chuyện này không liên quan đến nhiều cuộc nói chuyện khác của ông Trump với một số lãnh đạo thế giới về chuyện điều tra nguồn gốc của cuộc điều tra nhằm vào ông.
Về cuộc điều tra liên quan đến Nga, phát ngôn viên Bộ Tư pháp Kerri Kupec nói rằng ông Trump đã thay mặt ông Barr thực hiện nhiều cuộc gọi.
“Với đề xuất từ Bộ trưởng Barr, Tổng thống đã liên lạc với nước khác để đề nghị họ giới thiệu Bộ trưởng và ông Durham với các quan chức phù hợp”, phát ngôn viên Kupec nói.
Trong các cuộc gọi đó, ông Trump đề nghị các nước giúp sức cho cuộc điều tra của luật sư John Durham về nguồn gốc cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Muller.
Cuộc điều tra của ông Durham được các đồng minh của ông Trump ủng hộ vì họ tin rằng nguồn gốc cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga bắt nguồn từ phe Dân chủ.
Tuần trước, ông Barr cùng ông Durham sang Ý, nơi họ đã gặp các quan chức chính phủ của Ý để phục vụ cuộc điều tra, một nguồn tin nắm được vấn đề tiết lộ với AP.
Trong cuộc điều tra này, ông Durham đang tìm hiểu xem điều gì đã dẫn đến cuộc điều tra phản gián nhắm vào chiến dịch tranh cử của ông Trump và vai trò của nhiều nước trong đó. Sự tham gia của Bộ trưởng tư pháp Mỹ trong chuyến đi đó cho thấy người đứng đầu cơ quan tư pháp Mỹ đang đóng một vai trò chủ động đến mức nào trong việc giám sát điều tra.
Đầu năm nay, ông Muller đã đưa ra báo cáo điều tra cuối cùng nhưng không khẳng định chắc chắn cáo buộc nào đối với ông Trump, nhưng cũng không cũng không miễn tội cho ông. Sau khi có kết luận này, ông Trump nhanh chóng yêu cầu điều tra nguồn gốc cuộc điều tra của ông Mueller.
Các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng cuộc điều tra do ông Trump yêu cầu thực hiện đã đề nghị nghiều nước giúp đỡ, trong đó có Úc. Cuộc điều tra phản gián của FBI dẫn đến cuộc điều tra của ông Mueller sau đó một phần xuất phát từ gợi ý của một nhà ngoại giao Úc. Ông George Papadopoulos, người từng là cố vấn tranh cử của ông Trump, đã nói với nhà ngoại giao Úc tên là Alexander Downer vào tháng 5/2016 rằng Nga có hàng ngàn email đánh cắp được có thể gây hại cho bà Hillary Clinton.
Video đang HOT
Ông Papadopoulos biết được thông tin từ một giáo sư người Maltar rằng Nga đã đào bới thông tin “bẩn” về bà Clinton bằng các email đánh cắp. Cuộc điều tra của FBI nhằm làm rõ xem có sự phối hợp nào giữa Nga với đội vận động tranh cử của ông Trump hay không.
Ông Papadopoulos thú nhận đã nói dối với FBI về cuộc nói chuyện năm 2016 với giáo sư Maltar Joseph Mifsud, và sau đó phải ngồi tù gần 2 tuần vì tội này.
BÌNH GIANG
Theo tienphong/AP
'Ai là ai' trong bê bối chính trị đang khuấy đảo chính trường Mỹ?
Khiếu nại của "người tố giác" là nguồn cơn dẫn tới cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump, vạch ra sự liên đới của nhiều quan chức của Mỹ và Ukraine.
Dưới đây là một số "diễn viên chính" trong ma trận chính trị này:
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong cuộc điện đàm hồi tháng 7, ông Trump yêu cầu người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra đối thủ tới từ đảng Dân chủ Joe Biden và con trai ông này. Vài ngày trước đó, ông trì hoãn khoản viện trợ quân sự 400 triệu USD cho Ukraine.
"Người tố giác" đệ đơn khiếu nại về nội dung cuộc trò chuyện, cáo buộc Tổng thống Mỹ lạm quyền để một thế lực nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ vì lợi ích của mình.
Volodymyr Zelensky
Tổng thống Volodymyr Zelensky chịu không ít những chỉ trích sau khi nội dung cuộc điện đàm với ông Trump bị công bố. Theo các nhà phân tích, nội dung cuộc điện đàm cho thấy sự thiếu hụt kinh nghiệm và yếu đuối của cựu danh hài nổi tiếng của Ukraine khi đối đầu với một cường quốc.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: Financial Times)
Một số nghị sỹ đối lập Ukraine chỉ trích ông Zelensky vì hùa theo Tổng thống Trump chê bai đồng minh quan trọng của Kiev là Đức.
Trong tuyên bố mới đây, nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định không ai có thể ra lệnh cho ông làm bất cứ điều gì, nói thêm rằng Nhà Trắng đã "sai" khi công bố bản bóc băng cuộc điện đàm.
Joe Biden và con trai
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden được coi là ứng cử viên hàng đầu cho đề cử của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.
Hunter Biden, 49 tuổi, con trai ông Biden. Hunter gia nhập hội đồng quản trị của Burisma Group, một công ty tư nhân có hợp đồng khai khí đốt tự nhiên ở Ukrain vào tháng 5/2014. Thời điểm này, ông Biden vẫn đang là Phó Tổng thống. Hunter rời công ty vào tháng 4/2019.
Một cựu quan chức Ukraine cho biết ông Joe Biden, khi còn đương chức từng đe dọa cắt viện trợ dành cho Ukraine trừ phi nước này trấn áp nạn tham nhũng. Không lâu sau đó Burisma bị xóa tên khỏi danh sách điều tra tham nhũng của Kiev.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai Hunter Biden. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, cơ quan điều tra chống tham nhũng Ukraine mới đây khẳng định cuộc điều tra của họ với Burisma là về những hoạt động diễn ra trước khi con trai cựu phó tổng thống Mỹ tới làm việc.
Viokor Shokin
Ông Biden được cho là từng gây áp lực buộc Ukraine phải loại bỏ công tố viên hàng đầu của Ukraine, ông Viktor Shokin với cáo buộc ông này cản đường cải cách cũng như không đủ cứng rắn với tham nhũng.
Tuy nhiên, ông Trump tin rằng ông Biden gây áp lực buộc chính phủ Ukraine sa thải ông Shokin vì ông này đang điều tra Burisma. Tuy nhiên, các vụ điều tra về Burisma chưa được kích hoạt vào thời điểm đó.
Yuri Lutsenko
Yuri Lutsenko là cựu quan chức thực thi pháp luật hàng đầu của Ukraine, người tiếp quản vị trí của ông Shokin bị sa thải.
Cựu Tổng công tố Ukraine Yuriy Lutsenko. (Ảnh: Wikipedia)
Gần đây, ông nhắc lại nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm gây áp lực buộc ông phải điều tra gia đình ông Biden. Trong một cuộc phỏng vấn ở Kiev với Thời báo Los Angeles, Lutsenko nói rằng ông từng khẳng định với luật sư cá nhân Rudy Giuliani của ông Trump rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông Biden hay con trai ông vi phạm luật pháp Ukraine.
Rudolph Giuliani
Rudolph Giuliani luật sư cá nhân của ông Trump và là trung tâm của nỗ lực thúc ép Ukraine thực hiện một cuộc điều tra về ông Biden.
Tên ông được nhắc đến nhiều lần trong báo cáo của người tố cáo. Trong những tuần gần đây, ông thừa nhận cố gắng thu thập thông tin ở Ukraine gây tổn hại với đảng Dân chủ, điều sẽ giúp ích Tổng thống về mặt chính trị.
Luật sư cá nhân của ông Trump Rudolph Giuliani. (Ảnh: Getty)
3 Ủy ban của Hạ viện cho biết họ đã ra trát đói triệu tập Giuliani để lập hồ sơ về các giao dịch của ông với Ukraine thay mặt ông Trump.
Mike Pompeo
Cuối tuần trước, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện gửi trát triệu tập với Ngoại trưởng Mike Pompeo sau khi có tin ông là một trong số các quan chức chính quyền được nghe cuộc gọi hồi tháng 7.
Ông Pompeo cũng đang là tâm điểm của nghi vấn Bộ Ngoại giao Mỹ tạo điều kiện để ông Giuliani liên hệ với Andriy Yermak, trợ lý của Tổng thống Zelensky.
Nancy Pelosi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi là người tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với ông Trump. Cuộc điều tra sẽ tập trung vào việc liệu ông Trump có lạm dụng quyền lực tổng thống để tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính phủ nước ngoài nhằm làm suy yếu ông Biden và giúp ông tái đắc hay không.
"Người tố giác"
"Người tố giác" là nguồn tin gây nên quả bom chính trị khuấy động chính trường Mỹ những ngày qua. Danh tính của người này chưa được tiết lộ. Nhưng New York Times cho biết người này là quan chức của CIA, từng làm việc tại Nhà Trắng và đã rút khỏi Tòa Bạch Ốc sau khi đưa ra tố cáo.
Người tố cáo là quan chức CIA. (Ảnh: Getty)
Hôm 12/9, người này đệ đơn khiếu nại tố giác Tổng thống Trump lạm quyền trong cuộc trò chuyện với người đồng cấp Ukraine.
Đảng Dân chủ từ khiếu nại này mới quyết định mở cuộc điều tra luận tội.
(Nguồn: Straits Times)
SOGN HY
Theo VTC
Chính phủ Pakistan bị khởi kiện Chính phủ Pakistan đang phải đối mặt với vụ kiện đáng xấu hổ sau khi được cho là không thể trả được hóa đơn chi phí hàng triệu bảng cho việc điều tra theo dõi các tài sản từng thuộc sở hữu của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif. Công ty Thu hồi tài sản Broadsheet đã đưa ra yêu cầu đòi lại 17...