Lo chuyện mưu sinh cho ngư dân Quảng Bình
Sau gần 3 tháng đợi chờ trong lo lắng bất an, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các nhà khoa học, cuối cùng người dân cũng biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt thời gian qua.
Trong khi những tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Bình tiếp tục vượt khó vươn khơi vì giá hải sản bị sụt giảm thì hàng ngàn tàu cá công suất nhỏ đánh bắt gần bờ vẫn phải nằm bờ. Sinh kế nào cho ngư dân vùng biển bãi ngang hiện nay là một bài toán vô cùng nan giải…
Sau gần 3 tháng đợi chờ trong lo lắng bất an, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các nhà khoa học, cuối cùng người dân cũng biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt thời gian qua. Tuy nhiên, hiện cuộc sống của ngư dân, đặc biệt là ngư dân các xã vùng biển bãi ngang vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn.
Tàu cá của ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Bình hiện vẫn đang phải nằm bờ. ảnh: P.P
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, để đảm bảo sinh kế lâu dài cho ngư dân, đặc biệt là ngư dân các xã bãi ngang, tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành phi nông nghiệp như cơ sở du lịch, các dự án nhà máy may công nghiệp ở các vùng như Đồng Hới, Lệ Thủy, Ba Đồn… để góp phần giải quyết việc làm cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho con em các xã vùng biển đi xuất khẩu lao động, chuyển từ đánh bắt vùng lộng sang đánh bắt ở vùng biển xa. Đối với một số xã ven biển còn quỹ đất nông nghiệp, đất cát thì tỉnh sẽ tạo điều kiện chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại…
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo lãnh đạo và ngư dân ở các xã vùng biển bãi ngang Quảng Bình, việc chuyển đổi nghề và tìm sinh kế ngoài nghề biển đối với họ là một việc vô cùng khó khăn. Ông Trần Trung Thành – Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) cho rằng, đối với Cảnh Dương- xã độc canh về nghề ngư nghiệp và buôn bán nhỏ thì việc chuyển đổi nghề hiện nay khó có thể thực hiện ngay được, bởi nghề biển là nghề truyền thống hàng trăm năm nay; ngoài nghề biển, người dân Cảnh Dương không được học và làm thêm bất kỳ một nghề nào khác.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Hiến – Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Nam cho rằng, xưa nay ngư dân ở đây chỉ biết có một nghề là đi biển. Vì vùng biển bãi ngang nên ngư dân cũng chỉ đầu tư những chiếc tàu cá và bơ nan có công suất nhỏ vừa đủ cho 1-2 lao động của gia đình mưu sinh. Vì tàu nhỏ nên hàng năm ngư dân cũng chỉ đủ ăn, không có nhiều tích lũy. Thế nên để chuyển sang nghề đánh bắt xa bờ thì ngư dân ở đây hầu như không có vốn. Còn các nghề nông nghiệp, nghề may… ngư dân chưa thể làm được vì chưa thuần thục nên cũng bế tắc.
Theo Danviet
Tàu cá cùng 7 ngư dân mất liên lạc trên biển
Tàu cá cùng 7 ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên biển thì nghi bị tàu hàng đâm chìm. Thông tin từ một hãng bảo hiểm báo về, các ngư dân đã được cứu nhưng vẫn mất liên lạc.
Ảnh minh họa
Trưa 8/7, bà Đỗ Thị Hoài Thu, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Bình cho hay Sở này đã gửi văn bản đến Cục Lãnh sự thông tin về việc 7 ngư dân trên một tàu cá Quảng Bình bị tàu hàng Philippines đâm chìm. 7 ngư dân được tàu hàng này cứu nhưng mất liên lạc trong 5 ngày qua.
Vào 17h20 chiều 4/7, chị Trịnh Thị Hà (28 tuổi, trú xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), vợ của thuyền trưởng, chủ tàu QB3917TS, nhận được tin tàu cá của chồng bị một tàu hàng đâm chìm.
Chị Hà cho hay người gọi điện thoại báo tin tự giới thiệu tên là Tân, làm cho một hãng bảo hiểm ở TP Hồ Chí Minh. Anh Tân thông tin tàu hàng mang quốc tịch Philippines, khi chở hàng từ Việt Nam qua Singapore thì đâm phải tàu cá QB3917TS do anh Hoàng Mạnh Lâm (29 tuổi) làm thuyền trưởng.
Sau va chạm, tàu hàng đã cứu vớt 7 ngư dân lên thuyền. Qua icom, anh Lâm gọi điện về thông báo sự việc cho hãng bảo hiểm của tàu hàng biết tin.
Chị Hà cho hay đến nay vẫn liên được với người đại diện của hãng bảo hiểm kia.
"Đã 5 ngày mà không liên lạc được với chồng, cả gia đình rất hoang mang. Mẹ chồng bị bệnh tim ngất lên xuống liên hồi. Một thuyền viên trên tàu có vợ đang mang thai, chị này cũng khóc ngất ở nhà tôi", chị Hà nói.
"Ngày mai mà vẫn không nhận được tin chồng, chắc tôi chịu không nổi quá", chị Hà nấc lên. Mỗi chuyến biển thường chỉ kéo dài 8-10 ngày.
Anh Phạm Anh Tuấn (33 tuổi, trú xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình) có anh trai đi trên tàu cá bị đâm chìm cũng đầy lo lắng. "Gia đình rất nóng ruột vì đã ngày thứ 5 sau khi tàu bị đâm chìm mà vẫn không liên lạc được với các thuyền viên", anh Tuấn nói.
Từng là lính hải quân, anh Tuấn ước tính thời gian tàu hàng từ Việt Nam cập cảng Singapore là 2 ngày đêm nên việc chậm trễ liên lạc là bất thường.
"Chúng tôi đã báo với biên phòng và chính quyền địa phương nhưng chưa có tin tức gì mới", anh Tuấn nói.
Ngày 29/6, tàu cá QB3917TS ra khơi đánh bắt ở vùng biển Cồn Cỏ (Quảng Trị), đến ngày 4/7 thì người nhà nhận tin tàu bị đâm chìm, 7 thuyền viên được cứu.
Tàu cá do anh Hoàng Mạnh Lâm làm thuyền trưởng và chủ tàu, trên tàu có 6 thuyền viên khác đều là anh em họ hàng ở xã Cảnh Dương.
Hoàng Táo
Theo VNE
Ngư dân Quảng Bình kiến nghị được khám sức khỏe sau sự cố môi trường biển Hơn 100 ngư dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) kiến nghị sớm khôi phục môi trường biển, được hỗ trợ thu nhập, lãi vay, khám sức khỏe... sau sự cố môi trường biển. Ngư dân băn khoăn chuyển đổi nghề nghiệp khi môi trường biển vẫn chưa an toàn. Ảnh: Hoàng Táo Sáng 8/7, ông Phan Xuân Linh, Chánh văn...