Lộ chi tiết mới vụ Mỹ bắn rơi Su-22 của Syria
Máy bay của Mỹ đã nã hai quả tên lửa về phía máy bay Su-22 của quân đội Syria hôm 17/6, trong đó một quả trượt mục tiêu.
Một máy bay Syria bị bắn rơi. (Ảnh minh họa: Getty)
Defense News dẫn nguồn tin từ CNN cho biết, vụ chạm trán giữa máy bay F/A-18E Super Hornets của Hải quân Mỹ với máy bay chiến đấu Su-22 của Syria xảy ra ở phía nam Tabqah của Syria.
Cuộc đối đầu diễn ra sau một loạt cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ với lực lượng chống khủng bố do Mỹ hậu thuẫn (SDF).
Lầu Năm Góc cho biết, binh sĩ Syria được trang bị xe tăng, pháo và các phương tiện kỹ thuật đã tấn công vào vị trí của SDF, buộc liên minh không kích phải sử dungh đường dây nóng ngăn chặn xung đột với Nga để đề nghị quân đội Syria rút đi, song bất thành.
Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, phát hiện Su-22 này có trang bị vũ khí, phía Mỹ đã cảnh báo máy bay này rời đi. Tuy nhiên, cuối cùng, chiếc Su-22 vẫn thả bom xuống vị trí của lực lượng SDF.
Ngay sau khi Su-22 thả bom, hai máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornets của Mỹ xuất kích từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đã nã một tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder về phía máy bay Syria khi đó chỉ cách chưa đầy 1km, hai quan chức giấu tên của Mỹ cho biết với CNN.
Tuy nhiên, máy bay Syria đã bắn pháo sáng phòng vệ, khiến tên lửa của Mỹ trượt mục tiêu. Khi đó, phi công Mỹ quyết định phóng tên lửa thứ hai. Lần này là tên lửa không đối không tầm trung AIM 120 và chiếc Su-22 của Syria bị bắn rơi.
Video đang HOT
Phi công của Su-22 được cho là đã kịp thoát ra ngoài và rơi xuống khu vực do IS kiểm soát. Quân đội Syria nói rằng phi công này hiện vẫn mất tích.
Đây là lần đầu tiên máy bay Mỹ bắn rơi một máy bay có người lái kể từ năm 1999. Tuy nhiên, vụ việc này dường như không ngăn chặn được ý định của quân đội Syria.
Giới chức Mỹ cho biết, hôm 20/6, một chiếc Su-22 khác của Syria được cho là tiếp tục tiếp cận khu vực hoạt động của SDF gần Tabqah. Nhưng máy bay này đã rời đi sau khi máy bay của liên quân do Mỹ đứng đầu xuất kích để cảnh báo.
Vụ bắn rơi máy bay Syria đã khiến quan hệ Mỹ-Nga vốn căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng hơn. Nga đã tuyên bố ngừng hợp tác với các đối tác Mỹ trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ về ngăn chặn tai nạn, đảm bảo an toàn hàng không ở Syria và yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện. Nga cũng cảnh báo, bất cứ máy bay nào của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu bị phát hiện ở vùng phía tây sông Euraphates (Syria) sẽ trở thành mục tiêu của hệ thống phòng không Nga.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Khóa mục tiêu máy bay Mỹ, Nga có dám khai hỏa?
Liệu Nga nghiêm túc đến mức nào sau lời cảnh báo coi mọi vật thể trên bầu trời phía tây Syria, bao gồm cả máy bay Mỹ là mục tiêu cần bắn hạ?
Quân đội Nga phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.
Theo Newsweek, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga đều ra tuyên bố cứng rắn, nói "khóa mục tiêu" máy bay Mỹ và ngừng kênh liên lạc khẩn cấp với lực lượng Mỹ hoạt động ở Syria.
Giới chuyên gia bày tỏ hoài nghi về khả năng Moscow sẽ hành động sau hai lần chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi máy bay Syria.
Sarah Lain, nhà nghiên cứu tại Viện Hoàng gia Anh ở London nhận định, Nga sẽ không mạo hiểm bắn rơi máy bay Mỹ và cũng không đơn phương cắt kênh liên lạc.
"Nga sẽ không làm điều đó. Việc ngừng đường dây liên lạc cũng không phục vụ lợi ích của họ", bà Lain nói. "Căng thẳng không chỉ dừng lại ở việc Nga bảo vệ đồng minh mà còn là bất đồng giữa Mỹ-Nga trong chiến lược ở Syria".
Theo bà Lain, dưới thời chính quyền Barack Obama, Moscow nhanh chóng phô trương sức mạnh quân sự trong cuộc xung đột Syria, "vì biết rằng quân đội Mỹ khi đó sẽ không dám hành động cứng rắn".
Quân đội Mỹ được phép hành động cứng rắn hơn ở Syria dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, "quân đội Mỹ rõ ràng đã được trao quyền rộng hơn trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria", bà Lain nói. "Điều này đã giới hạn những lựa chọn của Nga".
Keir Giles, chuyên gia quân sự Nga tại trung tâm chính sách ngoại giao Anh cho rằng, ngay cả khi ngừng đường dây nóng, các kênh liên lạc quân sự vẫn được duy trì và Nga chắc chắn sẽ vẫn để ngỏ cho Mỹ con đường hạ nhiệt căng thẳng.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Joseph F. Dunfor nói hoạt động liên lạc giữa lực lượng hai nước vẫn được duy trì.
Về khả năng Nga bắn hạ máy bay Mỹ nếu xâm phạm vào vùng trời ở phía tây sông Euphrates, bà Lain cho rằng lời cảnh báo chỉ đơn thuần để trấn an đồng minh.
"Nga cảm thấy phải có phản ứng ngay lập tức", bà Lain nói. "Nhưng Moscow sẽ không bắn rơi máy bay Mỹ vì đó là sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc ở Syria".
Nguy cơ xung đột Nga-Mỹ bùng phát nếu Moscow bắn rơi máy bay Washington.
Chuyên gia Keir Giles nhận định, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga về việc "khóa mục tiêu" máy bay Mỹ chỉ là "đòn gió" để Moscow tránh bị mất mặt trước hành động gây hấn từ Mỹ.
"Tuyên bố cứng rắn đến từ Bộ Quốc phòng chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Nga, dù nó không thực sự mang nhiều ý nghĩa", ông Giles nói.
Theo chuyên gia Nga, Moscow cũng không giải thích rõ ràng về việc "khóa mục tiêu" các máy bay nước ngoài hoạt động trên bầu trời Syria.
Nhưng điều này ít nhiều đã phát huy tác dụng với những quốc gia cùng Mỹ tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
"Cảnh báo đúng là có tác dụng. Úc đã ngừng bay 6 chiến đấu cơ F/A-18 mà nước này sử dụng cho hoạt động không kích ở Syria", ông Giles nói. "Nhưng trừ khi Nga dám bắn máy bay Mỹ, còn Washington hiện không hề e ngại trước tuyên bố của Moscow".
Chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi máy bay Iran mang vũ khí ở Syria Chiến đấu cơ F-15 Mỹ phá hủy một máy bay không người lái mang vũ khí do Iran sản xuất, gần căn cứ quân sự Al-Tanf ở đông nam Syria. Chiến đấu cơ F-15E cùng loại với máy bay vừa bắn rơi UAV trên bầu trời Syria. Theo RT, vụ việc xảy ra vào lúc 12 giờ 30 phút (giờ địa phương), khi...