Lộ chi tiết kỹ thuật tên lửa hành trình mới của Trung Quốc
Tên lửa hành trình thế hệ mới của Trung Quốc sẽ được chế tạo nhờ sử dụng công nghệ cấu trúc mô-đun, China Daily dẫn tuyên bố của ông Wang Changqing Giám đốc cơ quan sáng chế Học viện III thuộc tập đoàn khoa học-công nghiệp không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC).
CASIC là nhà sản xuất hàng đầu về tên lửa hành trình căn cứ biển, mặt đất và trên không ở Trung Quốc.
“Chúng tôi dự kiến thi hành lối tiếp cận “hãy bật máy và hoạt động” (plug-and-play) trong phát triển mẫu tên lửa hành trình mới, cho phép ban chỉ huy quân sự của chúng tôi tạo cấu hình tên lửa hành trình tương ứng với điều kiện chiến đấu và những đòi hỏi cụ thể”, chuyên gia Wang Changqing nói.
Tên lửa mới sẽ có trí tuệ nhân tạo trình độ cao.
“Sáng chế mới sẽ tạo điều kiện cho chỉ huy giám sát tên lửa trong suốt thời gian hiện thực hoặc dùng chế độ tự dẫn đường, cũng như bổ sung thêm nhiệm vụ trong suốt thời gian chuyến bay”, ông Wang Changqing cho biết thêm.
Theo Danviet
Toan tính Thái Lan khi mua vũ khí Trung Quốc
Không chỉ tập trận chung, thời gian gần đây Thái Lan đã thực hiện nhiều hợp đồng mua sắm quốc phòng với Trung Quốc - bước đi đầy khôn ngoan của Bangkok.
Video đang HOT
Toan tính Thái Lan khi mua vũ khí Trung Quốc
Nhận vũ khí mới
Theo nguồn tin quân Trung Quốc, Thái Lan vừa được tiếp nhận lô radar RA3 đầu tiên từ Trung Quốc - loại radar chuyên dùng cho lực lượng pháo binh. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Thái Lan cũng đã lên tiếng xác nhận về thương vụ mua sắm này.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất NORINCO, Trung Quốc, RA3 là hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), được thiết kế cho nhiệm vụ xác định vị trí các trận địa pháo, pháo phản lực và các bệ phóng tên lửa đất đối đất của đối phương ngay sau khi bắn, và hỗ trợ điều khiển hỏa lực pháo binh quân ta trong phản pháo.
Hệ thống radar RA3.
Ngoài ra, radar RA3 cũng có thể được sử dụng trong việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tên lửa của lực lượng sử dụng. Với một số sửa đổi nhỏ trong các thông số phần mềm. Đặc biệt, RA3 còn có thể làm nhiệm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp như máy bay hạng nhẹ, máy bay trực thăng và UAV...
Trước thương vụ mua sắm radar RA3 của Thái Lan, theo số liệu thống kê của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, Bangkok cũng đã thực hiện nhiều thương vụ vũ khí khác với Trung Quốc. Gần đây có tin hai bên đã ký thỏa thuận về việc Thái Lan mua xe tăng MBT-3000 của Trung Quốc.
Trước đây hai bên đã ký kết các hợp đồng lớn hơn, ví dụ Thái Lan quyết định mua tàu ngầm của Trung Quốc. Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thủy quân lục chiến và tàu ngầm của Thái Lan vẫn chưa phải hiện đại nhất, một số đã cũ của Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc đang là một nhà sản xuất lớn cung cấp các thiết bị chuyện dùng cho Thủy quân lục chiến như xe bọc thép ZBD-2000, đã từng cung cấp cho nước ngoài. Đây cũng có thể là mối quan tâm của Thái Lan trong thời gian tới.
Cùng với mua sắm vũ khí, hai nước còn tăng cường hợp tác quân sự bằng những cuộc diễn tập chung. Theo tờ Bangkok Post, cuối tháng 5/2016, lực lượng vũ trang Thái Lan và Trung Quốc đã thực hiện cuộc diễn tập chung với khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc.
Cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Bangkok có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế.
Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu "theo kiểu Mỹ" là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.
Thái Lan tính toán
Là một đồng minh lâu năm của Mỹ, không dễ dàng gì việc Washington ngó lơ trong một thời gian sẽ làm Bangkok "giận dỗi" và quay ngoặt sang Trung Quốc. Ngoài vũ khí Mỹ và các thiết bị quân sự mới mua của Trung Quốc, Thái Lan cũng "đưa đẩy" với Nga trong việc đổi gạo lấy các máy bay trực thăng phục vụ chữa cháy.
Thông tin Thái Lan đồng ý đổi vũ khí lấy nông sản được đích thân Thủ tướng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đưa ra trong chuyến thăm Nga vừa qua. Được biết, trước khi Thái Lan đồng ý với cách mua bán này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moskva sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu và các vũ khí quân sự khác để đổi lấy các mặt hàng nông sản của Thái Lan.
Binh sĩ Thái Lan và Trung Quốc tham gia diễn tập chung.
Thủ tướng Medvedev tiết lộ rằng, vũ khí Nga bán cho Thái Lan sẽ rẻ hơn những loại vũ khí cùng loại của phương Tây: "Một số loại vũ khí chắc chắn sẽ rẻ hơn... Chúng tôi có thể cung cấp được rất nhiều xe tăng và các loại phương tiện quân sự khác nếu các bạn muốn".
Truyền thông Thái Lan đưa tin Bangkok muốn mua hàng chục xe tăng T-90 của Nga để thay thế lực lượng xe tăng đã "già nua" do Mỹ sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định:
"Người Mỹ sẽ không bán vũ khí cho chúng tôi, và gần đây chúng tôi cũng bị hạn hẹp về ngân sách nên không thể mua được. Không phải là chúng tôi đã quyết định sẽ thân thiết với Nga, Trung Quốc và lạnh nhạt với Mỹ. Chúng tôi đều đối tốt với tất cả các nước này", ông nói.
Hồi đầu tháng 3/2016, Mỹ đã thường xuyên giảm số lượng binh sĩ tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng tổ chức thường niên tại Thái Lan. Tháng 1/2015, khi tới thủ đô Bangkok,
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel còn phát biểu rằng Thái Lan đang "tự đánh mất sự tín nhiệm của mình trong con mắt các đối tác nước ngoài" khi không sớm dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật và khôi phục chính quyền dân sự.
Trước động thái đó, Thái Lan đã có phản ứng khá gay gắt. Thực tế, dù sẽ tập trận với ai và mua vũ khí của ai, Thái Lan cũng đã và đang thể hiện là một quốc gia khéo léo ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đánh giá được tầm quan trọng và họ biết vị thế của mình ở đâu để nắm giữ các quyền lợi quốc gia.
Theo Đất Việt
Các vũ khí uy lực Trung Quốc sao chép từ nước ngoài Một số vũ khí uy lực của Trung Quốc hiện nay được chế tạo theo công nghệ sao chép không hoàn chỉnh của Nga và Mỹ. Do những tụt hậu của nền công nghiệp quốc phòng so với phương Tây và Liên Xô, Trung Quốc đã phải kết hợp việc chuyển giao công nghệ hợp pháp và hoạt động tình báo, sao chép...