Lộ các chủ nợ của Habeco
Tổng nợ tại Habeco đạt 1.240 tỷ đồng trong đó chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Quốc tế Việt Nam với 356,6 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đạt 4.049 tỷ đồng, giảm 610 tỷ đồng (13%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 320 tỷ đồng, giảm 220 tỷ đồng (41%) so với 6 tháng đầu năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 320 tỷ đồng, giảm 220 tỷ đồng (41%) so với 6 tháng đầu năm 2015. Ảnh CafeF
Đơn vị này lý giải, nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm là do chi phí bán hàng tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp bị đội lên. Cụ thể, trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp tại đơn vị tăng từ mức 182 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2015 lên 226 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp này tăng đáng kể (464 tỷ đồng) chủ yếu do chi cho quảng cáo, khuyến mãi (110 tỷ đồng), tăng 32,6 tỷ đồng, tương ứng 42% so với cùng kỳ năm 2015.
Cũng theo báo cáo này, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp lần lượt là 576 tỷ đồng và 664 tỷ đồng. Như vậy tổng nợ tại đơn vị này là 1.240 tỷ đồng, chiếm 53,5% vốn góp chủ sở hữu.
Chủ nợ lớn nhất của Habeco là Ngân hàng Quốc tế Việt Nam với 356,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp này còn vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 244 tỷ đồng, Ngân hàng Standard Chartered với 179 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị này phải trả hơn 37 tỷ đồng tiền lãi vay trong khi mang hơn 1.156 tỷ đồng tiền mặt đi gửi ngân hàng.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay sẽ thoái vốn khỏi doanh nghiệp này một cách công khai, minh bạch theo đúng cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, tránh hiện tượng lợi ích nhóm, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ông Hải thông tin, thực chất Habeco đã được cổ phần hóa, Nhà nước hiện chỉ giữ 81,79% vốn điều lệ ở đây. Bộ sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu nhà nước (9.000 tỷ đồng) tại doanh nghiệp này trong năm 2016.
Video đang HOT
Theo_Zing News
Giăng biểu ngữ đòi nợ: "Cách làm này chỉ là trò tiêu khiển"
Luật sư Vinh cho rằng, không thể cứ đòi nợ không trả là căng biểu ngữ để thị uy đối phương. Nguyên tắc là đừng dùng một cái sai này để sửa một cái sai khác.
Những năm gần đây, tình trạng vỡ nợ, trốn nợ, chây ỳ thanh toán diễn ra khá phổ biến. Người ta đã làm nhiều cách để thu nợ nhưng có lẽ cách cầm băng rôn, biểu ngữ ở cổng nhà riêng, trụ sở công ty nhằm bôi nhọ con nợ vẫn gây chú ý đối với dư luận hơn cả.
Với cách làm "lộ thiên" này, trong một số trường hợp có thể giúp chủ nợ sớm thu hồi được phần nào công nợ, nhưng nó cũng đặt ra những câu hỏi về pháp lý: Liệu cách làm này có hợp pháp; chủ nợ cần làm thế nào để thu nợ tốt nhất, hiệu quả nhất?
Luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty luật Bảo An (Hà Nội) gửi đến PV bài viết chia sẻ góc nhìn của ông về vấn đề này.
Giăng biểu ngữ đòi nợ: Dùng cái sai này để sửa cái sai khác
Ai cũng biết, có vay thì có trả, đó là điều đương nhiên trên cả phương diện đạo lý và pháp lý. Khi khó khăn người ta cho mình vay, cho chậm thanh toán thì khi có phải trả ngay, hoặc làm mọi cách có thể để trả khi nghĩa vụ đến hạn.
Cuộc sống có câu cửa miệng "giật gấu, vá vai" là vậy, nếu vì lý do khách quan, con nợ khó khăn thực sự, đã làm mọi cách nhưng không thể thì không ai trách và không nên trách. Nhưng việc chây ỳ thì không thể chấp nhận được và tất nhiên chủ nợ sẽ quyết đòi đến cùng.
Luật sư Vũ Tiến Vinh . Ảnh: NVCC.
Tuy nhiên, việc giăng biểu ngữ lại là cách làm thiếu chuyên nghiệp và dường như chủ nợ đang bế tắc về giải pháp thu nợ. Phải chăng cách làm này chưa hẳn là lựa chọn tối ưu?
Trên phương diện pháp luật, việc giăng biểu ngữ gây mất an ninh trật tự, có thể gây cản trở hoạt động giao thông công cộng, tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật có phần thông cảm nên đến nay chưa ai bị xử lý hình sự nhưng không vì thế chúng ta cổ súy cho cách làm này.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng văn minh đô thị thì không thể cứ đòi không trả là căng biểu ngữ để thị uy đối phương. Cách làm này có lẽ chỉ là trò tiêu khiển đối với một bộ phận nhỏ người dân hiếu kỳ chứ với hầu hết người dân và khách du lịch, họ đâu liên quan đến việc vay nợ của các bên, nhưng lại phải chịu phiền toái do các bên gây ra - đó là điều không chấp nhận được. Một nguyên tắc mang tính phổ biến là đừng dùng một cái sai này để sửa một cái sai khác!
Vậy cách thu nợ đúng đắn cần làm như thế nào?
Trước hết, nếu cho rằng con nợ có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn thì chủ nợ có quyền tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Trường hợp sau khi thụ lý vụ việc mà cơ quan điều tra kết luận hành vi của con nợ không cấu thành tội phạm thì chủ nợ cũng đừng sợ bị ghép vào tội vu khống.
Trên phương diện pháp lý thì chỉ đòi hỏi có quan hệ vay nợ sẽ không bị quy buộc tội vu khống. Pháp luật không đòi hỏi chủ nợ phải biết hành vi của con nợ là có tội hay không có tội. Trên thực tế, cũng chưa có ai bị xử lý về tội vu khống khi tố cáo con nợ ra cơ quan pháp luật.
Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian thì chủ nợ có thể nhờ luật sư tư vấn liệu có thể giải quyết vụ việc theo con đường hình sự hay không.
Trường hợp được giải quyết bằng hình sự, khả năng thu nợ là khả thi bởi bị can, bị cáo muốn được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Trường hợp không có dấu hiệu hình sự thì chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa án dân sự.
Một doanh nghiệp gỗ ở Đồng Nai giăng biểu ngữ tố cáo vợ chồng ca sĩ Thu Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Lê Quân.
Dẫu biết, con đường kiện tụng cũng nhiều cơ cực, vất vả, gây tốn kém tiền bạc và thời gian, công sức nhưng không hẳn là không hiệu quả.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và nay là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016), đều quy định quyền đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như: kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm xuất cảnh... đối với con nợ.
Pháp luật tố tụng còn cho phép nguyên đơn có thể nộp đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngay khi nộp đơn khởi kiện mà không cần phải đợi đến khi tòa án thụ lý vụ án. Nếu xét thấy đủ điều kiện luật định thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn, tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có lẽ đối diện với quyết định phong tỏa, kê biên tài sản thì ít ai còn dám chây ỳ, trốn nợ.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, một số trường hợp con nợ chưa trả chứ không phải không trả. Thực tiễn xét xử cho thấy bên chủ nợ cũng có lỗi thì câu chuyện công nợ cần phải nhìn nhận ở góc độ khác. Phán quyết của tòa án đôi khi làm chủ nợ nhận thức đầy đủ hơn vấn đề chứ không thể đơn giản như họ nghĩ.
Bên cạnh việc đưa vụ việc ra cơ quan pháp luật, chủ nợ cũng có quyền đưa vụ việc ra trước công luận bằng con đường truyền thống, được pháp luật cho phép. Việc báo chí đăng tải tranh chấp vừa không trái luật mà vẫn mang lại hiệu quả thu nợ. Nếu con nợ là chủ thể có uy tín trên thương trường, họ không dễ dàng để mất uy tín trong những hoàn cảnh này. Việc đưa vụ việc lên mạng xã hội về bản chất cũng không khác gì so với căng biểu ngữ, có khác chỉ là khác phương thức thể hiện mà thôi.
Đừng thả gà ra đuổi
Sau cùng, cách làm tốt nhất là tìm giải pháp hạn chế phát sinh nợ khó đòi thì mới là giải quyết tận gốc vấn đề, đừng thả gà ra đuổi.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đã có rất nhiều công cụ để kiểm soát công nợ một cách hữu hiệu.
Thứ nhất, trong giao thương, các bên đừng tiếc chi phí thuê luật sư. Đôi khi, chi phí thuê luật sư là rất nhỏ bé so với giá trị thương vụ, nhưng họ không chỉ thẩm định, soạn thảo hợp đồng mà còn phân tích, đánh giá mức độ an toàn của giao dịch, khả năng tiềm ẩn tranh chấp và hậu quả pháp lý khi giao dịch...
Có những trường hợp luật sư cảnh báo không nên giao kết hợp đồng vì mức độ rủi ro quá cao hoặc nội dung giao kết trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của luật sư trong những tình huống này.
Cách thứ hai là yêu cầu có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Đây là cách làm khôn ngoan để chuyển rủi ro sang một đơn vị trung gian. Trong hoạt động thương mai, việc tránh rủi ro là không thể, nhưng chuyển rủi ro thì có thể. Những vụ việc ồn ào gần đây hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng bảo lãnh thanh toán, nhưng rất tiếc các bên không sử dụng.
Thứ ba, khi phát sinh tranh chấp, cần sớm tham vấn chuyên gia pháp lý, chuyên gia kinh tế để lựa chọn giải pháp hiệu quả thay vì mò mẫm tìm đường. Nhiều trường hợp quá trình tự đàm phán kéo dài dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện vụ án. Khi vụ việc đã hết thời hiệu thì quả thật là đen tối với chủ nợ. Lúc này luận bàn ai đúng, ai sai cũng để làm gì?
Theo_Zing News
Yêu cầu DN đa cấp báo cáo kết quả hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa đề nghị các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm 2016. Ảnh minh họa Cụ thể, các doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả hoạt động bán...