Lộ bí quyết thoát nghèo của nông dân tỉnh Bình Dương
Sau 3 tháng tham gia lớp học nghề sơ cấp, hàng nghìn nông dân ở tỉnh Bình Dương thời gian qua đã được nâng cao tay nghề, có kiến thức áp dụng trực tiếp vào sản xuất. Nhờ vậy, kinh tế cũng đổi thay trông thấy.
Anh Trần Trung Dũng (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) là 1 trong hơn 30 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Đề án 1956 ở Bình Dương.
Năm 2014 lần đầu tiên anh được tham gia lớp học nghề sơ cấp trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP do Phòng LĐTBXH huyện Dầu Tiếng phối hợp tổ chức. Sau thời gian học anh Dũng đã quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, gia đình anh đã có gần 2 ha cây ăn trái, cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng.
Lao động nữ nông thôn có việc làm thu nhập cao nhờ được học nghề may. Ảnh: Thùy Anh
Giờ đây, mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Dũng đang là nơi chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật cho nhiều nông dân khác đến học tập. Nhờ sự hỗ trợ đó mà thời gian qua số hộ trồng bưởi trên địa bàn xã Minh Thạch ngày càng tăng. Đến nay đã có hơn 20 hộ dân trồng bưởi theo mô hình VietGAP.
Một hợp tác xã may do Hội LHPN huyện Dầu Tiếng thành lập đã thu hút hơn 100 hội viên tham gia. Hiện nay hợp tác xã là người điều phối, đứng ra nhận hàng, tạo việc làm cho các hội viên. Chị Nguyễn Thị Nga, thành viên trong HTX may vui mừng tâm sự, chị học nghề may được 3 năm. Từ một hộ nghèo của xã, nhờ học nghề may, đến nay qua việc nhận hàng gia công làm tại nhà, thu nhập của chị bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng.
Khó tuyển lao động học nghề
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương cho biết, 80% LĐNT sau học nghề có việc làm mới hoặc làm công việc cũ nhưng giá trị sản lượng cao hơn. Nhiều ngành nghề được LĐNT lựa chọn theo học như: May, cạo mủ cao su, chăm sóc cây ăn trái, kỹ thuật chăn nuôi, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện thoại, cắt tóc, nấu ăn đãi tiệc…
Ông Tuyên nhấn mạnh, một trong những kết quả nổi bật qua 5 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề LĐNT chính là nhận thức của người lao động có chuyển biến rõ rệt, nhiều mô hình sản xuất hoạt động hiệu quả hơn khi bản thân người lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp của mình.
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả khả quan, trong quá trình triển khai đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều bất cập. Mục tiêu giai đoạn 2018-2020, Bình Dương sẽ đào tạo nghề cho khoảng 4.140 người, ưu tiên ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Lý giải về chỉ tiêu đào tạo giảm xuống, ông Tuyên cho rằng hiện nay thanh niên tại các địa phương hầu hết đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, số khác vào làm việc trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo nghề LĐNT chỉ tuyển sinh được tầng lớp trung niên nhưng số lượng lại khá ít. Mặt khác, nhiều nghề trong chương trình đào tạo nghề cho LĐNT không hẳn đã là lựa chọn tốt nhất với người ở nông thôn.
“Tháng 4, Sở LĐTBXH cũng có công văn hướng dẫn thông tin hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề, hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo nghề. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo dạy nghề theo Đề án 1956 cũng xác định mục tiêu dạy nghề phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh” – ông Tuyên nói.
Trước đó, trong lần làm việc với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nhấn mạnh để công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương đạt hiệu quả hơn nữa, thì cần phải làm tốt khâu khảo sát nhu cầu của người học. Với địa phương phát triển công nghiệp như Bình Dương nên gắn kết dạy nghề LĐNT với đào tạo nghề cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tác dạy nghề. Có như vậy, người học sẽ có việc làm ngay sau khi học với mức lương cao.
Theo Danviet
Vợ chồng nghèo mất con trai duy nhất khi cứu cô gái tự tử
Khi đưa được cô gái lên bờ, anh An kiệt sức, chìm dần xuống sông. Bố mẹ An khóc cạn nước mắt khi mất đi đứa con trai duy nhất và không đủ tiền mua quan tài cho con.
Chết đuối khi cứu người tự tử
Trong căn nhà chừng 30m2 ở khu phố 7, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, ông Nguyễn Văn Giàu (61 tuổi) thất thần bên di ảnh con trai Trương Văn An (24 tuổi). An không may chết đuối lúc cứu người nhảy sông tự tử.
Người thân anh An kể lại, chiều hôm qua, cô gái tên Phương cùng nhóm bạn tới nhà anh An ăn uống. Lúc sau, Phương nhận được điện thoại của chồng trách việc bỏ nhà đi chơi.
Cầu Tàu nơi anh An nhảy xuống cứu cô gái tự tử
Buồn bực sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, Phương lấy xe máy rời đi. Lo lắng cô gái sẽ làm điều dại dột, anh An và người bạn tên Tùng lấy xe máy đuổi theo.
Khi tới cầu Tàu (thị trấn Dầu Tiếng), Phương dừng xe, tiếp tục nói chuyện điện thoại với thái độ cáu gắt. Ít phút sau, cô gái này bỏ lại xe máy rồi leo qua lan can, gieo mình xuống sông.
Phát hiện sự việc, An cố giữ cô gái lại nhưng bất thành nên vội nhảy theo sau, bơi tới chỗ cô gái đang bì bõm.
Sau khi đưa được Phương vào bờ, anh An đuối sức, chìm dần xuống sông. Người bạn tên Tùng do không biết bơi, vội hô hoán người dân ứng cứu.
Cô gái khi được đưa vào bờ cũng ngất xỉu, được đưa tới bệnh viện. Bác sĩ nói rằng cô đang mang bầu tháng thứ 6.
Lúc đang đi bán vé số dạo, bà Trương Thị Kim Loan (52 tuổi, mẹ của An) nhận được tin từ người thân báo việc con trai bị mất tích dưới sông. Bỏ lại xấp vé số mới bán được vài tờ, bà vội tới cầu Tàu và ngất xỉu khi chứng kiến cảnh người ta đang tìm kiếm con.
Tới 21h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tỉnh Bình Dương mới tìm thấy thi thể anh An.
Không đủ tiền mua quan tài cho con
Đau đớn đón nhận thi thể người con trai duy nhất, nỗi đau hai vợ chồng ông Giàu càng chồng chất khi trong nhà chỉ còn 300 nghìn đồng, không đủ mua quan tài cho con.
Ông Giàu thất thần khi mất đi đứa con duy nhất
Phải nhờ mọi người giúp đỡ, gia đình mới đủ tiền lo ma chay cho anh An
Theo người thân, anh An sinh ra trong gia đình nghèo khó, từ nhỏ không được tới trường như bạn bè cùng trang lứa. Vì không biết chữ, lúc lớn lên, anh cũng chỉ biết làm những việc chân tay, như thợ hồ, bốc vác.
Trong khi người cha Trần Văn Giàu cũng chỉ làm thợ hồ, công việc thất thường thì mẹ anh - bà Loan lại mang trong mình bệnh nặng nhưng hàng ngày vẫn đi khắp nơi bán vé.
Thu nhập cả gia đình cộng lại cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống mỗi ngày, không dư được đồng nào.
"Thằng An nó rất ngoan, thương vợ chồng tui lắm, thế mà ông trời lại cướp mất đứa con duy nhất của chúng tôi" - bà Loan khóc ngất.
Chứng kiến cảnh hai vợ chồng ông Giàu không đủ tiền lo ma chay cho anh An, nhiều người đã tự quyên góp ủng hộ. Khi có được chút tiền, ông Giàu mới vội đi mua quan tài cho con trai.
"Thằng An số khổ, từ nhỏ đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Tới giờ, khi nó mất, tới chiếc quan tài cũng không có mà nằm. Phận làm cha mẹ thật có lỗi với con" - ông Giàu chua xót.
Tới thắp hương, chia buồn cùng gia đình ông Giàu, bà Loan, hàng xóm đã không cầm được nước mắt trước sự ra đi khi còn quá ít tuổi của anh An.
Theo Thạch Quý (Vietnamnet)
'Gia tài' hàng trăm quả bom của ông lão ở Bình Dương Từng hàng dài các loại bom, đạn với nhiều quả nặng cả tấn cao hơn đầu người được ông Lâm (64 tuổi, Bình Dương) sưu tập gần 40 năm nay. Gần 40 năm nay, ông Nguyễn Tú Lâm (64 tuổi, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) đi thu mua những vỏ bom đạn về làm nghề rèn và lưu trữ thành...