Lo bất ổn xã hội, Bắc Kinh ‘đe’ giới lãnh đạo địa phương
Lo bất ổn xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Trung Quốc dọa sẽ trừng phạt lãnh đạo địa phương nếu để tình trạng bạo loạn và bất ổn xảy ra ở địa phương mình quản lý.
Công nhân hầm mỏ Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để hàng loạt sự cố an ninh xảy ra trên địa bàn, tờ Hoàn cầu thời báo cho hay hôm 25.3 khi trích dẫn một công văn phát hành trong tuần này.
Kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng suy giảm, khiến hàng triệu lao động dôi dư và đây có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn chính trị tại Trung Quốc.
Trong trường hợp bất ổn xã hội, giới chức lãnh đạo sẽ bị khiển trách theo qui định, sẽ bị triệu tập để giải trình và buộc phải có giải pháp trong một thời hạn nhất định. Trong trường hợp nghiêm trọng lãnh đạo sẽ bị yêu cầu từ chức hoặc bị cách chức, theo Straits Times dẫn lại công văn.
Video đang HOT
Chỉ thị mới do Văn phòng Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Hội đồng nhà nước cùng ban hành cho biết trong trường hợp xấu nhất, giới chức lãnh đạo có thể bị truy tố hình sự.
“Sự suy giảm kinh tế và công nhân bị sa thải gia tăng, các vấn đề bất ổn có khả năng xảy ra trong giai đoạn nhạy cảm này”, ông Zhang Xixiang, một giáo sư của trường đảng trumg ương nói với tờ Hoàn cầu thời báo.
“Chỉ thị mới sẽ buộc giới lãnh đạo đảng và chính quyền chủ động hơn trong việc giải quyết các xung đột xã hội và các vấn đề khúc mắc ngay từ khi mới manh nha”, ông Xixiang nói tiếp.
Bình luận của ông này được đưa ra một tuần sau khi hàng ngàn thợ mỏ từ một tập đoàn nhà nước diễu hành qua các đường phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang để đòi nợ lương. Tiếp theo sau vụ này là công nhân thép ở tỉnh Cát Lâm và thợ mỏ ở tỉnh Thiểm Tây cũng biểu tình đòi tiền lương chưa thanh toán.
Dự đoán hàng triệu người bị sa thải từ các nhà máy than và thép sẽ được Trung Quốc đưa vào làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ công cộng, theo Reuters. Bắc Kinh dành ngân sách 100 triệu nhân dân tệ để tái bố trí và đào tạo lại công nhân trong các công ty nhà nước hơn hai năm.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới
Các cá nhân sở hữu số tài sản lớn trên thế giới đang phải đối mặt với một loạt khó khăn, trong đó bao gồm "vấn đề cơ nghiệp và thừa kế", thuế cao hơn và sự suy giảm tiềm tàng trong nền kinh tế toàn cầu.
"Cơ nghiệp và thừa kế", thuế cao và tăng trưởng kinh tế lao dốc là vài vấn đề khó khăn mà giới đại gia thế giới phải đối mặt - Ảnh: Bloomberg
Đó là một phần báo cáo 2016 Wealth Report mới nhất của hãng tư vấn bất động sản và nhà ở thương mại Knight Frank, theo Bloomberg.
"Một trong những phát hiện thú vị nhất là một tỷ lệ đáng kể các nhà tư vấn tài sản và nhân viên ngân hàng tư trên khắp thế giới dự báo mức độ giàu có của các khách hàng của họ sẽ tăng chậm hơn trong 10 năm tới, nếu so với tốc độ tăng trưởng của cải có được trong thập niên qua", báo cáo viết.
Theo hãng Knight Frank, đã có gần 6.000 người trượt khỏi top những người có giá trị tài sản ròng cao trong năm 2015, tạo thành mức giảm 3% so với năm 2014. 2015 là năm đầu tiên số người giàu có nhất thế giới giảm đi kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 2008.
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại trong năm 2015 trong khi tăng trưởng vốn chủ sở hữu, hàng hóa và giá cả các tài sản khác cũng giảm tốc", báo cáo giải thích. Thời đoạn khó khăn đã đến với một số cá nhân giàu có.
Tại các nước như Hy Lạp, nơi mà gánh nặng tài chính cùng căng thẳng chính trị đã đặc biệt được chú ý trong những năm gần đây, lượng tiền đầu tư trong nước giảm 18% vì các tỉ phú vội vàng chuyện tiền ra nước ngoài. Điều này tạo ra xu hướng chung của giới đại gia thế giới khi họ đã và đang đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết.
Động thái trên góp phần vào dòng chảy tiền bạc xuyên biên giới, song cũng khiến những người giàu có tiếp xúc nhiều hơn với sự suy giảm tiềm ẩn trong nền kinh tế toàn cầu và các đợt kiểm soát tài sản xuyên biên giới.
Đầu tư từ Trung Quốc ra nước ngoài tăng "khủng" 1.013% trong 10 năm qua, theo phân tích của hãng Knight Frank dựa trên số liệu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp. Điều này kết hợp với việc tự do hóa một số thị trường mới nổi đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư xuyên quốc gia của những người giàu.
Việc mua bất động sản ở nước ngoài góp phần lớn vào mức tăng đầu tư xuyên biên giới. Nhiều người trả lời khảo sát nói rằng các khách hàng của họ tăng phân bổ tài sản vào bất động sản trong 10 năm qua.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước Trung Quốc sẽ tiến hành chương trình mạnh tay nhất trong 2 thập niên, sa thải từ 5-6 triệu công nhân viên nhà nước trong vòng 2-3 năm tới để giải quyết trình trạng sản xuất dư thừa. Công nhân tại một công ty đóng tàu quốc doanh ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters Để tránh các bất ổn xã hội do chương...