Lo âu thái quá: Đừng chủ quan, hãy gặp bác sĩ
Không ít người mắc chứng lo âu thái quá nhưng luôn tìm cách né tránh việc đi khám chuyên khoa vì họ sợ bị người khác cho là người ‘hèn yếu’ hoặc ‘điên’…
Lo âu thái quá, đừng chủ quan…hãy gặp bác sĩ
Lúc nào cũng sợ có người ‘tranh chỗ’
TS Trần Thị Hồng Thu (PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết, bình thường ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng, đặc biệt lo âu thường xuất hiện ở giai đoạn cuộc sống căng thẳng.
Tuy nhiên, lo lắng trở nên nghiêm trọng, liên tục gây trở ngại các hoạt động hàng ngày thì đây có thể là một dấu hiệu của chứng bệnh rối loạn lo âu. Chứng bệnh này có thể gặp ở cả người lớn cũng như trẻ em.
Theo đó, trẻ có thể rơi vào tình cảnh này khi quá sợ hãi đến trường, sợ hãi bị gọi lên bảng, sợ hãi khi bị bắt nạt ở lớp học… Còn người lớn thì cuộc sống càng nhiều áp lực thì càng dễ xảy ra tình trạng này.
Anh Nguyễn Minh Chiến (Hoàng Mai, Hà Nội) là trường hợp điển hình. Theo học một trường ĐH chuyên ngành kỹ thuật top đầu của Hà Nội, nhưng do chểnh mảng, nhà trường buộc anh thôi học. Anh gia nhập đội quân bán bảo hiểm. Từ nhân viên, anh phấn đấu trở thành trưởng nhóm… Công việc áp lực, luôn đòi hỏi tháng sau cao hơn tháng trước, nếu không vị trí ấy sẽ được nhường cho người khác, doanh thu sẽ tụt giảm…
Điều này khiến anh lo sợ – có người sẽ ngồi vào vị trí của mình, lúc nào cũng sợ có người rình cướp hợp đồng… Anh trở nên thủ thế, không giao tiếp với ai, ăn không ngon, ngủ không yên… Thấy bất thường, người thân bắt anh đi viện khám, nhưng chàng trai trẻ nhất quyết không đi vì sợ mọi người nghĩ mình “điên”. Mới đây, anh còn quyết định viết đơn xin nghỉ việc.
Đừng tự dằn vặt mình
TS Trần Thị Hồng Thu (PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết thêm, rối loạn lo âu có các triệu chứng tương tự như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại khác của sự lo âu, nhưng có những điểm khác nhau nhất định.
Theo đó, các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau, có thể bao gồm: Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn; Bồn chồn; Mệt mỏi; Khó tập trung tâm trí; Khó chịu; Cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt; Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàng bị giật mình; Khó ngủ; Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.
Có thể có lần khi lo lắng không hoàn toàn biến mất, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể cảm thấy lo lắng căng thẳng về sự an toàn hoặc của những người thân yêu, hoặc có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Thậm chí có những người còn xuất hiện ý nghĩ tử tự, hoặc hành vi tìm kiếm sự điều trị khẩn cấp ngay lập tức.
Đáng lưu ý, nếu không được tư vấn hỗ trợ kịp thời, rối loạn lo âu dẫn đến lo lắng, hoặc tồi tệ hơn là dẫn đến bệnh về tinh thần và thể chất khác bao gồm: Trầm cảm; Lạm dụng thuốc; Khó ngủ (mất ngủ); Các vấn đề về tiêu hóa hay đường ruột; Nhức đầu; Nghiến răng (bệnh nghiến răng).
Video đang HOT
Để chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, các tiêu chí nêu ra trong hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM). Hướng dẫn này được Hiệp hội Tâm thần Mỹ công bố và được các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng. Nếu bác sĩ nghi ngờ lo lắng có thể có một nguyên nhân y tế, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu hoặc xét nghiệm khác để tìm dấu hiệu của một vấn đề vật lý.
TS Trần Thị Hồng Thu cũng nhấn mạnh, trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để có được sự lo lắng dưới sự kiểm soát, tuy nhiên, thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt.
Đầu tiên, người mắc chứng này cần tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục làm giảm căng thẳng mạnh mẽ, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Người mắc chứng rối loạn lo âu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh chất béo, thức ăn có đường… tăng cường thức ăn giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.
Đặc biệt người mắc chứng này cần tránh uống rượu và thuốc an thần khác, điều này theo TS Hồng Thu “có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng”. Do đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc, nếu không ngủ, khó ngủ nên gặp bác sĩ.
Để đối phó với chứng rối loạn lo âu, TS Hồng Thu đưa ra một số điều mà người bệnh có thể làm: Tham gia một nhóm hỗ trợ lo lắng, có thể tìm thấy sự thông cảm, sự hiểu biết và kinh nghiệm chia sẻ…
“Đừng tự mình dày vò, dằn vặt, sống trong lo âu sợ hãi, đừng bám víu vào mối quan tâm trong quá khứ…hãy tìm gặp bác sĩ tâm thần để tìm ra những gì đang làm cho bạn lo lắng và giải quyết nó…”, TS Hồng Thu khuyến cáo.
Nghiện game và những ảnh hưởng đến sức khỏe
Trò chơi điện tử đối với nhiều người trở thành niềm vui, sở thích. Tuy nhiên, thú vui này có thể tác động trực tiếp đến não bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.
1. Tại sao các trò chơi điện tử lại dễ gây nghiện?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người chơi game có thể nghiện và game lại dễ gây nghiện đối với mọi người vì sự cuốn hút của các trò chơi.
Dù với hình thức nào thì các nhà thiết kế game đều giống với các hình thức khác đều đang tìm cách để kiếm lợi nhuận, có thêm người tham gia vào trò chơi của mình. Các loại trò chơi với nhiều thử thách khiến bạn chơi nhiều hơn, game thủ cần vượt qua và mọi chiến thắng mà game thủ có đều làm game thủ kích thích.
Nghiện game là một dạng nghiện trò chơi điện tử giống với rối loạn được công nhận rộng rãi hơn so với nghiện cờ bạc. Vì vậy để tạo ra game có thể gây nghiện là cần tạo ra game thú vị, mức độ thú vị tăng dần và cảm giác dễ chịu khi chơi. Mỗi người sẽ có mức độ nghiện game khác nhau.
Được xem là một người nghiện game nếu trong suốt thời gian dài có dấu hiệu bị mất kiểm soát do chơi game, dành nhiều thời gian chơi game từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày. Hành động chơi game ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, hoạt động thường ngày, rời xa các mối quan hệ xung quanh.
2. Tác hại của game đến cuộc sống người bị nghiện
Thực tế, chơi game tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để có thể nâng tầm trình độ của mình. Bất kể một trò chơi điện tử nào cũng vậy. Trong khi đó, người chơi cần khám phá và duy trì mới lạ. Thời gian dành cho thế giới ảo, các loại trò chơi điện tử ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ như gia đình, cuộc sống, bạn bè, đồng nghiệp,...
Không chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần, chơi game còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thị lực, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục khiến những người nghiện game mệt mỏi, dễ tức giận và khó kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
Một số triệu chứng xảy ra khi nghiện game như:
- Mệt mỏi.
Nghiện game nhiều dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ - Ảnh Internet
- Đau nửa đầu, tình trạng này diễn ra do tập trung cao độ hoặc căng mắt.
- Gặp phải hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc các chuột máy tính.
- Vệ sinh cá nhân kém.
Nghiện game có tính giống với các loại rối loạn tâm thần khác, khi tình trạng nghiện game xảy ra sẽ để lại một vài hậu quả nghiêm trọng. Đối với người nghiện game dễ xảy ra tình trạng ăn uống không đúng giờ giấc, dễ bị rối loạn giấc ngủ và dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hệ tiêu hóa yếu do liên quan đến chế độ ăn uống.
Khi chơi game quá nhiều, con người có thể bị cô lập bản thân khỏi những người khác, điều này khiến bạn bỏ lỡ các hoạt động lành mạnh cùng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Chơi game nhiều, tình trạng nghiện game càng nặng càng dễ khiến người chơi game cảm thấy bị căng thẳng, cô đơn.
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần thì việc chơi game còn ảnh hưởng đến tài chính, học hành, nghề nghiệp của bạn. Mua các thiết bị điện tử để phục vụ nhu cầu chơi game tốn kém chi phí, thanh toán chi phí kết nối internet cũng cao hơn và không có thời gian để tập trung cho quá trình học tập, làm việc.
3. Tác hại của game với sức khỏe tâm thần
Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần của người tham gia chơi game. Các tình trạng xảy ra khiến người nghiện game cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, nghỉ ngơi không đủ khó có thể lấy lại sức, dễ bị buồn chán, bi quan, cô đơn và bất an hơn người bình thường.
Khi chơi game nhiều khiến con người dễ bực dọc, cáu gắt, khó chịu và xuất hiện xu hướng chống đối với người thân, đồng nghiệp. Nhiều trường hợp cảm thấy mình vô dụng, là người thừa hoặc có xu hướng đổ lỗi, thích bạo lực thậm chí có ý định tự sát.
Chơi game quá nhiều hại mắt và có thể khiến người chơi bị trầm cảm, có ý định tự sát - Ảnh Internet
Tình trạng rối loạn giấc ngủ dễ xảy ra do ngủ không đủ giấc, cày game ngày đêm khiến bạn chán ăn, ăn ít và mất ngủ. Điều này gây hại cho sức khỏe của người chơi game.
Không chỉ vậy, nghiện game còn gây ra các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hành vi tự sát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích, đồ uống kích thích và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
4. Những thay đổi về não bộ của người chơi
Khi nghiện game, mức độ dopamine đây là một loại hormone làm tăng cảm giác hưng phấn tại não tăng gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với việc các trò chơi gây nghiện về phương diện hóa học.
Đối với trẻ em khi chơi game nhiều trên 10 giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian kéo dài 1 tuần thì dễ khiến trẻ bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế và vùng quyết định thực hiện.
Nếu kéo dài thời gian sẽ tác động tiêu cực đến cảm xúc và nhận thức của người chơi. Khi các hình ảnh rối loạn chức năng não bộ trên phim MRI sau khoảng thời gian chơi game bạo lực. Chơi các loại game không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Trong gia đình nếu có người nghiện game cần:
- Giải thích để họ có cái nhìn tổng quát hơn về game và các tác hại của game đến sức khỏe. Việc kết hợp giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game để hướng dẫn người nghiện game giảm bớt giờ chơi của mình.
- Theo dõi người nghiện game, theo dõi các thay đổi về hành vi của người nghiện game.
- Tình trạng nghiện game diễn ra nặng thì cần đưa người nghiện game tới bác sĩ để nhận tư vấn khi gặp các biểu hiện bất thường.
Thói quen nhai đá lạnh và những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ Nhai đá viên có thể giảm bớt cảm giác khô miệng, tuy nhiên, nếu bạn có sở thích nhai đá lạnh thường xuyên thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý cần phải thăm khám kịp thời. Pagophagia hay còn gọi là chứng thèm đá lạnh, thích nhai đá lạnh và nhai dai dẳng trong...