Lộ ảnh Trung Quốc dùng máy bay chở khách thử radar cho J-20
Một chiếc máy bay chở khách Tu-204 của Cơ sở thử nghiệm bay Trung Quốc (CTFE) vừa được hoán cải để lắp đặt radar của máy bay chiến đấu tàng hình ở phần mũi.
Trước đó, chiếc Tu-204 do Nga chế tạo này đã được Trung Quốc hoán cải làm máy bay thử nghiệm công nghệ tiếp dầu trên không.
Dựa theo cấu trúc và kích thước lớn ở phần mũi chứa radar, Tạp chí Popular Science(Popsci) của Mỹ nhận định rằng rất có thể mẫu radar trên Tu-204 là của máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, J-20 sẽ trang bị mẫu radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) Type 1475 thế hệ mới của Trung Quốc, có tầm quét, tốc độ truyền dẫn và tần số vượt trội hơn so với các radar sử dụng công nghệ từ những năm 70 của nước này.
Phương pháp thử nghiệm radar này không phải là mới lạ. Mỹ cũng từng thử nghiệm radar AN/APG-77 của tiêm kích F-22 trên máy bay Boeing 757.
Video đang HOT
Máy bay Tu-204 cùng radar thử nghiệm của J-20.
Hiện tại, 3 mẫu thử nghiệm của J-20 gồm 2001, 2002 và 2011 đã được trang bị các radar AESA nhằm thử nghiệm hiệu suất cũng như đánh giá hiệu năng của máy bay J-20 sát với thiết kế lý thuyết. Tuy nhiên, Không quân Trung Quốc vẫn thử nghiệm radar Type 1475 trên một máy bay chở khách dân dụng do các máy bay chở khách có diện tích rộng, đủ sức lắp đặt các thiết bị để đánh giá hiệu suất và khả năng hoạt động của radar.
Đây là bản vẽ 2 mẫu radar AESA của Trung Quốc, mẫu radar ở trên cùng là radar của máy bay J-10 với khoảng 1.200 module truyền dẫn, ở giữa là radar của máy bay J-16 (Mỹ) với 1.760 module truyền dẫn và cuối cùng là radar của J-20 với 1.856 module truyền dẫn. Cần biết là càng nhiều module truyền dẫn thì radar càng có khả năng quét mạnh hơn.
Trong 3 phiên bản J-20 hiện nay của Trung Quốc, mẫu thử nghiệm thứ 3 mang số hiệu 2011 được áp dụng một số công nghệ mới so với 2 chiếc đầu tiên như được trang bị màn hình HUD mới, thiết bị quang điện tử dưới thân, màu sơn mới… Hiện tại vẫn chưa rõ thời gian thử nghiệm của dòng máy bay J-20 kéo dài đến khi nào do Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ tàng hình và vấn đề trang bị động cơ thế hệ mới cho loại máy bay này vẫn còn nhiều dự đoán khác nhau.
Theo Tri Thức
Ấn Độ nâng cấp siêu radar AESA cho máy bay Su-30MKI
Ấn Độ đang đề nghị Nga nâng cấp các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI với hệ thống radar tối tân AESA.
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Các quan chức cấp cao của Nga và Ấn Độ vừa tổ chức một cuộc đàm phán cấp cao ở thủ đô New Delhi về việc bảo trì vũ khí đạn dược do Nga sản xuất trong lực lượng vũ trang Ấn Độ, trong đó, bao gồm cả kế hoạch nâng cấp những chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI
Theo tờ Deccan Herald, trong cuộc gặp ở New Delhi diễn ra hôm 5 - 6/6, các quan chức Nga và Ấn Độ đã tập trung thảo luận về việc nâng cấp radar cho máy bay chiến đấu Su-30MKI - loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất đang phục vụ trong Không quân Ấn Độ (IAF) hiện nay.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã tiến hành một số vòng thảo luận ban đầu về máy bay chiến đấu phản lực. Trong đó Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu phía Nga tham gia nâng cấp hệ thống radar tiên tiến loại AESA (radar mảng pha quét điện tử chủ động) cho máy bay Su-30MKI trong tương lai gần.
Dẫn đầu phái đoàn quan chức Ấn Độ trong cuộc thảo luận vừa qua là Thứ trưởng Quốc phòng R K Mathur và các quan chức cấp cao của lực lượng lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ, phía Nga có đại diện các quan chức của Tổ hợp Công nghiệp - Quốc phòng và các quan chức chính phủ.
Deccan Heral cũng tiết lộ thêm rằng, Tổng Công ty Hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của nước này đã thông báo cho phía Nga về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra đối với một vài hệ thống máy tính đa nhiệm và hệ thống màn hình hiển thị HUD trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI. Một quan chức HAL đã thông báo tình hình với Hiệp hội Hàng không Irkut về hàng loạt lỗi "lặp đi lặp lại của máy tính đa nhiệm" trên máy bay Su-30MKI, ngoài ra, hệ thống màn hình hiển thị HUD cũng thường xuyên có hiện tượng "trắng xóa" trong suốt chuyến bay.
Vì sao Ấn Độ phải đa dạng hóa nguồn cung vũ khí?
Đại diện HAL, ông Chairman R K Tyagi nói với Deccan Heral rằng: "Có rất nhiều máy bay được báo cáo xảy ra vấn đề lỗi trên máy tính đa nhiệm và trắng xóa màn hình HUD trong lô (loạt) đầu tiên".
Ông này nói thêm rằng, các vấn đề này liên tục xảy ra một cách rất tự nhiên, có lẽ do liên quan đến phiên bản phần mềm đã cũ. Do vậy cần được giải quyết bằng cách nâng cấp phiên bản phần mềm của phía Nga và thay thế máy tính đa nhiệm cùng màn hình HUD, tóm lại là thay tất cả những bộ phận nào không thể hoạt động khi kiểm tra dưới mặt đất. Trong khi đó, tờ RIR dẫn nguồn tin thân cận cho biết rằng, thỏa thuận tiềm năng về việc cung cấp các máy bay trực thăng vận tải/tấn công đa năng Mi-35 của Nga cho Pakistan cũng được Ấn Độ đưa ra trong cuộc đàm phán vừa qua. Nguồn tin của RIR cũng cho rằng Moscow chỉ đang cố gắng tạo sức ép với New Delhi trong các cuộc đàm phán cung cấp vũ khí trong tương lai, họ sẽ không mạo hiểm cung cấp vũ khí cho Pakistan bởi điều đó sẽ làm quan hệ quốc phòng Nga - Ấn suy giảm tới mức nghiêm trọng.
Theo Đất Việt
Tìm thấy máy bay sau hơn nửa thế kỷ mất tích Một máy bay dân sự, vốn mất tích bí ẩn hơn nửa thế kỷ qua trên vùng biển giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, đã được các ngư dân tìm thấy tại eo biển Đài Loan, gần nơi nó được tin là đã gặp nạn, tờ China Times đưa tin. Chiếc thủy phi cơ PBY-5A mất tích tháng 10/1958. Chiếc thủy...