Lộ ảnh quân đội Myanmar mua tên lửa mới
Quân đội Myanmar dường như đã nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không mới từ Nga, đó có thể là tên lửa Tor hoặc Buk.
Trang blog quân sự Myanmar mới đây đăng tải hình ảnh chụp tại một cầu cảng ở nước này cho thấy có sự xuất hiện của khung gầm cơ sở MZKT-6922 chuyên dùng làm nền tảng cho hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga. Điều này làm dấy lên đồn đoán cho rằng Quân đội Myanmar có thể đã nhập khẩu một hệ thống vũ khí nào đó từ Nga. Do phần nóc xe được phủ kín bạt nên rất khó nhận diện được liệu khung gầm này mang theo hệ thống vũ khí nào.
Theo các tài liệu Nga, hiện khung gầm cơ sở MZKT-6922 được dùng làm nền tảng đặt các biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk, 9K33-1T Osa-1T và T38 Stiletto.
Cụ thể, MZKT-6922 được dùng làm khung gầm cho hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2E được thiết kế để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom thông minh…
Tor-M2E trang bị 4 kênh dẫn hướng cho phép dẫn 4 tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, thời gian phản ứng cực nhanh chỉ 7 giây, trang bị tên lửa đối không 9M331 phóng thẳng đứng với tầm bắn cao 10km, bắn xa 16km, tốc độ 1km/s. Ảnh: Khoang điều hành Tor-M2E đặt ngay trong xe MZKT-6922.
Video đang HOT
Khung gầm MZKT-6922 cũng được dùng trên biến thể của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E. Ảnh: Xe phóng tự hành của tổ hợp Buk-M2E thiết kế trên khung gầm MZKT-6922 (ngoài ra nó có thể đặt trên khung gầm bánh xích).
Các thành phần khí tài hệ thống Buk-M2E dùng khung gầm MZKT-6922. Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao đến 30km, tầm xa 70km, xác suất hạ mục tiêu rất cao.
MZKT-6922 cũng được dùng làm khung gầm cơ sở cho hệ thống tên lửa phòng không 9K33-1T Osa-1T – biến thể nâng cấp của hệ thống 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất, được thực hiện bởi công ty Tetraedr của Belarus. Hệ thống được trang bị loại đạn tên lửa 9M33M3-1 với tầm bắn 20km, bổ sung kênh ngắm bắn camera ngày/đêm OES-1T.
Ngoài Osa-1T, Tetraedr còn phát triển thế hệ T38 Stilet cải tiến sâu từ 9K33 Osa trang bị đạn tên lửa mới T382 có tầm hủy diệt mục tiêu cách 20km, phát hiện được mục tiêu tàng hình. (Theo Kiến Thức)
1/8
Theo_Báo Đất Việt
Tiêm kích siêu rẻ JF-17 Trung Quốc lộ biến thể mới
Dòng tiêm kích đa năng JF-17 của Trung Quốc sẽ sớm được nâng cấp với cần tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống radar mới.
Theo tạp chí quân sự Jane's đưa tin cho hay, những hình ảnh đầu tiên về biến thể mới của dòng tiêm kích đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAC) Trung Quốc chế tạo vừa xuất hiện trên các trang mạng quân sự của nước này với tên mã là JF-17 Block II.
JF-17 Thunder hay còn được gọi FC-1 (mẫu ở Trung Quốc) là dòng tiêm kích đa năng thế hệ mới phát triển dưới sự hợp tác giữa Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô và Tổ hợp công nghệ hàng không Pakistan, trong đó FC-1 là biến thể xuất khẩu dành cho Không quân Pakistan.
Hình ảnh nguyên mẫu đầu tiên của JF-17 Block II trong chuyến bay thử nghiệm tại CAC.
Những hình đầu tiên của JF-17 Block II được chụp lại tại sân bay thử nghiệm của CAC với thay đổi dễ nhận thấy nhất là việc nó được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không. Đây có thể xem là bước đột phá mới trong thiết kế của JF-17. Với hệ thống ống dẫn nhiên liệu được bố trí hợp lý nằm phía dưới khung máy bay và có thể tháo rời khi cần thiết.
Theo một số báo cáo của CAC công bố gần đây cho thấy, việc trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không sẽ xuất hiện ở cả hai biến thể nâng cấp của JF-17 và FC-1. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được xác thực khi trước đó vào năm 2013, CAC cũng từng phát triển một nguyên mẫu JF-17 tại Pakistan với cần tiếp nhiên liệu trên không nhưng có thiết kế khác so với JF-17 Block II.
Theo đó thiết kế cần tiếp nhiên liệu trên không của JF-17 trước đây đa phần giống thiết kế cần tiếp nhiên liệu do hãng Denel Aviation của Nam Phi phát triển. Và điều này không có gì khó hiểu khi Denel Aviation trước đây từng hổ trợ Không quân Pakistan trang bi thêm cần tiếp nhiên liệu trên không trên một số chiếc tiêm kích Mirage III của nước này.
Cần tiếp nhiên liệu của biến thể JF-17 được giới thiệu tại Pakistan vào năm 2013.
Hình ảnh biến thể tiêm kích JF-17 Block II mới xuất hiện trên các trang mạng quân sự Trung Quốc vào đầu tháng này trong một chuyến bay thử nghiệm tại CAC. Bên cạnh trang bị thêm cần tiếp nhiên liệu trên không JF-17 Block II cũng được trang bị lại hệ thống radar KLJ-7 V2 do Viện nghiên cứu công nghệ và điện tử Nam Kinh phát triển. Cùng với đó hệ thống truyền dẫn dữ liệu mới được cải tiến nhằm giúp JF-17 Block II có thể tích hợp thêm một số loại tên lửa không đối không và vũ khí dẫn đường chính xác.
Trước đó vào 24/1 trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc cũng đưa tin về việc một chiếc FC-1 của Pakistan tiến hành phóng thử nghiệm dòng tên lửa hành trình Ra"ad (Thunder) do nước này tự phát triển với tầm bắn được giới thiệu lên tới 350km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Đợt phóng thử nghiệm gần đây nhất của tên lửa hành trình Ra"ad vào 19/1 tuy nhiên trong đợt thử nghiệm này phía Pakistan lại không đề cập tới việc sẽ tích hợp Ra"ad lên trên những chiếc FC-1.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Thái-lan công bố dự thảo hiến pháp mới Nội dung của 15 chương trong bản dự thảo hiến pháp mới của Thái-lan bao gồm các điều khoản chung; các điều khoản quy định về hoàng gia; quyền và đặc quyền; nghĩa vụ của người dân; nghĩa vụ của nhà nước; các chính sách nhà nước; chính phủ; xung đột lợi ích; các tòa án; tòa án hiến pháp; các cơ quan...