Lo an ninh quốc gia, Úc siết luật đầu tư nước ngoài
Úc sẽ tăng cường kiểm tra các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các tài sản nhạy cảm của nước này trong nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia.
Bước đi trên dự kiến được luật hóa trong năm nay và có hiệu lực từ đầu năm tới, ảnh hưởng đến những lĩnh vực như viễn thông, năng lượng, công nghệ, chuỗi cung ứng quốc phòng. Theo trang Bloomberg, luật mới sẽ trao cho Bộ trưởng Ngân khố Úc tiếng nói quyết định cuối cùng trong vấn đề này, như áp đặt các điều kiện đối với một thỏa thuận…
Một nhà máy điện than ở Úc. Những thay đổi về luật đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng ở nước này. Ảnh: REUTERS
Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg hôm 5-6 cho biết mọi nhà đầu tư nước ngoài sẽ đối mặt sự kiểm tra gắt gao hơn khi tham gia đấu thầu mua tài sản nhạy cảm, bất kể quy mô thỏa thuận và người mua là công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Theo ông Frydenberg, những thay đổi mạnh mẽ đối với luật đầu tư nước ngoài sẽ cho phép nước này ứng phó với những rủi ro và diễn biến mới trên thế giới.
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành, theo Reuters, hầu hết khoản đầu tư của công ty tư nhân có giá trị dưới 275 triệu AUD không chịu sự kiểm tra của Hội đồng Giám định đầu tư nước ngoài của Úc (FIRB). Mức ngưỡng này là 1,2 tỉ AUD đối với công ty đến từ những nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với Úc.
Một bước đi như thế, nếu diễn ra, có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu. Một số thương vụ mua đất nông nghiệp tại Úc của Trung Quốc đang gây không ít tranh cãi và lo ngại… Quan hệ hai nước này đang xấu đi sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus gây đại dịch Covid-19, khởi phát tại TP Vũ Hán – Trung Quốc.
Căng thẳng biển Đông gia tăng, Ấn - Úc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng
Ấn Độ và Úc vừa ký 2 thỏa thuận song phương trong "bước đi đầu tiên nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 4/6. (Ảnh: CNN)
Thông báo về việc ký kết hai thỏa thuận này được đưa ra sau hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Modi.
"Ấn Độ cam kết tăng cường toàn diện và nhanh chóng quan hệ với Úc. Điều này không chỉ quan trọng với 2 quốc gia chúng ta mà cho cả khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và cả thế giới", ông Modi nói.
"Chúng tôi cam kết vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở, bao hàm và thịnh vượng, và vai trò của Ấn Độ trong khu vực đó sẽ rất quan trọng trong các năm tiếp theo", ông Morrison phát biểu.
Hai thỏa thuận mới, cụ thể là Thỏa thuận về hỗ trợ hậu cần song phương Úc - Ấn Độ và Thỏa thuận về triển khai khoa học công nghệ quốc phòng, được ký két trong bối cảnh căng thẳng quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông, đang gia tăng khi Trung Quốc đang củng cố hiện diện trên các cấu trúc tranh chấp.
Tuyên bố chung sau hội nghị nói rằng hai nước "chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao trùm và dựa trên luật lệ để hỗ trợ tự do hàng hải, tự do bay và hợp tác dụng sử dụng biển".
Hai quốc gia cam kết làm sâu sắc hợp tác quân sự thông qua các hoạt động diễn tập phức tạp hơn và cho tiếp cận căn cứ của nhau để hỗ trợ hậu cần.
Úc có quan hệ hợp tác an ninh lâu đời với Mỹ và duy trì hiện diện trên biển Đông. Úc tiến hành các hoạt động tuần tra giám sát trên cao ở vùng biển này kể từ năm 1980, theo Viện Lowy.
Các tàu chiến Úc định kỳ vào biển Đông, bao gồm việc tham gia chiến dịch tập trận với tàu chiến Mỹ hồi tháng 4 vừa qua.
Còn Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, trong đó việc tham gia chương trình tập trận hàng hải Malabar cùng với Mỹ và Nhật Bản.
Cao ủy Úc tại Ấn Độ, ông Barry O'Farrell, nói trong cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng trước rằng Canberra quan tâm đến chương trình tập trận Malabar, nhưng chưa được mời.
Lễ ký ngày 4/6 diễn ra khi căng thẳng Ấn Độ - Trung Quốc ở biên giới trên dãy núi Himalaya đang dâng cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/6 nói rằng "một số lượng đáng kể" binh lính Trung Quốc đã được điều đến sát Đường kiểm soát thực tế giữa hai nước.
Tháng trước, một vụ đụng độ bạo lực giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới đã khiến một số lính của hai bên bị thương. Căng thẳng bị đẩy lên cao và kéo dài suốt 2 tháng qua dù không bên nào công khai thừa nhận bất kỳ sự cố bất thường nào.
"Đòn mới" Trung Quốc có thể giáng vào Úc Tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 26/5 cảnh báo Trung Quốc có thể nhắm tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) như một "đòn trừng phạt" mới nhằm vào Úc trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP Trung Quốc đã áp thuế hơn 80% với lúa mạch và ngừng nhập...