Lleyton Hewitt, thần đồng không bao giờ lớn
Vào đầu những năm 2000, Lleyton Hewitt được cho là sẽ trở thành một huyền thoại của làng quần vợt. Nhưng sau này, nhìn lại sự nghiệp khi tay vợt người Australia giải nghệ, tất cả không khỏi thở dài. Hewitt đã không vươn lên đến đỉnh cao mà anh có thể.
Chàng trai vàng của làng banh nỉ
Tại giải Quốc tế Adelaide 1998, không ai để ý tới Lleyton Hewitt, chàng trai 16 tuổi xếp hạng 550 trên thế giới với mái tóc vàng lòa xòa giấu dưới chiếc mũ bóng chày. Thật không thể tin nổi, tay vợt trẻ tuổi và vô danh ấy lại đánh bại Andre Agassi ở bán kết, rồi Jason Stoltenberg ở chung kết.
Khi còn là một đứa trẻ ở Adelaide, miền Nam Australia, Hewitt không thích quần vợt. Vì bố anh là cựu cầu thủ bóng bầu dục, anh cũng chơi môn này. Đến nam 13 tuổi, Hewitt tìm thấy tình yêu của cuộc đời, quần vợt, và bắt đầu gắn mình với nó. Thường thì mọi tay vợt trẻ đều có một ước mơ. Hewitt còn hơn thế. Anh đặt ra 3 mục tiêu rõ ràng: trở thành tay vợt số một thế giới, giành một danh hiệu lớn và vô địch Davids Cup.
Đến năm 20 tuổi, mọi mục tiêu đều đã hoàn thành. Khó tin nhưng có thật. Năm 1999, Hewitt góp công lớn giúp Australia vô địch Davis Cup. Năm 2001, chung kết US Open, sau khi thắng 7-4 ở loạt tie-break trong set đầu tiên, anh đả bại Pete Sampras huyền thoại 2 set với cùng tỷ số 6-1. Đoạt Grand Slam đầu tiên, Hewitt cũng đồng thời là nhà vô địch US Open trẻ nhất lịch sử.
Trong 75 tuần, từ tháng 11/2001 đến tháng 4/2003, anh dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới với tư cách là tay vợt trẻ nhất từng đạt được vị trí cao quý đó. Vào thời điểm đó, tay vợt cùng tuổi 1981 Roger Federer vẫn trong bóng tối, thậm chí còn chưa bao giờ đi tới bán kết Grand Slam.
Chứng kiến sức mạnh áp đảo của tay vợt người Australia, tờ ESPN bình luận “mọi tay vợt đều có điểm yếu, như Sampras với các cú trái tay hay khả năng di chuyển của Agassi, nhưng riêng Hewitt thì quá toàn diện”. Federer, sau 7 lần thất bại ở 9 cuộc gặp gỡ tính đến thời điểm năm 2003, nói rằng “nhờ Hewitt tôi mới biết phải chơi thế nào”.
Video đang HOT
Nhưng đỉnh cao của Hewitt không kéo dài được lâu. Chiến thắng tại Wimbledon 2002 chính là khởi đầu cho sự kết thúc. Anh bất ngờ thất bại ở Wimbledon 2003 và trở thành nhà đương kim vô địch đầu tiên bị loại ngay vòng một. Anh lại thua ở giải đấu khác, rồi giải đấu khác nữa để kết thúc năm 2003 ở vị trí thứ 17.
Trong suốt những năm tiếp theo, Hewitt không bao giờ giành Grand Slam một lần nữa. Kể từ sau năm 2005 đến sau này, anh vắng bóng hoàn toàn ở Top 10 thế giới. Đến năm 2011, anh văng ra khỏi Top 100 và nhờ thẻ wildcard mới được đặc cách tham dự 4 giải lớn. Và năm 2016, thời điểm tuyên bố giã từ sự nghiệp, Hewitt xếp hạng 306 và hoàn toàn chìm vào quên lãng.
Một thiên tài lạc lối
Điều gì xảy ra với thần đồng quần vợt, người giành quyền tham gia Australia Open khi mới 15 tuổi, đánh bại Agassi trong một sự kiện thuộc ATP Tour ở tuổi 16 và leo lên vị trí số một thế giới lúc 20 tuổi?
Chỉ có thể nói sự thăng tiến quá nhanh, bao gồm việc giành “3 mục tiêu lớn” ở tuổi 20 đã làm hỏng Hewitt. Anh tự mãn và không coi ai ra gì, dẫn đến một loạt rắc rối liên quan tới những phát ngôn văng mạng. Đến mức năm 2006, Hewitt lọt vào Top 10 “vận động viên bị ghét nhất thế giới” của tạp chí GQ, đồng thời bị định kiến là “ở đâu có Hewitt, ở đó có tranh cãi”.
Hewitt trong một trận đấu tại Australia Open 2005
Ngoài việc cuốn vào những thị phi, Hewitt cũng liên tục dính chấn thương ở đầu gối, hông và mắt cá. Nhiều lần anh phải trải qua phẫu thuật, dẫn đến việc bỏ lỡ các giải đấu và mất không ít thời gian để phục hồi phong độ.
Trong nỗ lực tìm lại đỉnh cao, Hewitt tiếp tục mắc sai lầm với các quyết định thay đổi HLV. Suốt sự nghiệp, anh dùng tới 10 HLV khác nhau. Có người chỉ gắn bó 1 tháng như Scott Draper, cũng có người chỉ 3 tháng như Brett Smith. 10 năm cuối sự nghiệp, dưới sự chỉ đạo của 7 HLV, Hewitt bị “loạn đao pháp” và thường xuyên ra về sớm ở các giải đấu then chốt.
Nhìn lại sự nghiệp, Hewitt nói rằng không nghĩ mình có thể chơi lâu đến thế. Tuy nhiên, lẽ ra anh không chỉ chơi lâu, mà còn có thể tốt hơn, kiếm được một vị trí trang trọng hơn, dành cho các huyền thoại trong làng quần vợt.
Hewitt nêu tên hai tay vợt đủ sức hạ Nadal
Hewitt mới đây đã nêu tên hai tay vợt đủ khả năng hạ bệ Rafael Nadal tại giải Pháp mở rộng năm nay. Theo Hewitt, đó lần lượt là Novak Djokovic và Dominic Thiem. “Việc Djokovic và Thiem lọt vào trận chung kết Australian Open 2020 vừa qua đã đủ nói lên khả năng tiềm tàng của họ”, Hewitt nhận định, “Cá nhân tôi cho rằng Nadal cùng Djokovic và Thiem sẽ là 3 ứng viên nặng ký hơn cả cho danh hiệu vô địch giải Pháp mở rộng năm nay”.
Hewitt hài lòng với vai trò cố vấn cho Nick Kyrgios
Theo Hewitt, cựu số 1 thế giới đã bắt đầu để ý và hỗ trợ cho Nick Kyrgios (ảnh) khi tay vợt này mới còn là cậu bé 15, 16 tuổi. Mặc dù từng xảy ra những bất đồng giữa hai người, cụ thể là tại giải Davis Cup đầu năm 2019 nhưng mối quan hệ của cả hai vẫn rất tốt đẹp. “Kyrgios là tay vợt rất có cá tính, điều quan trọng hơn cả là phải biết được cậu ấy muốn điều gì”, Hewitt nhấn mạnh.
Theo Bongdaplus.vn
Djokovic không bận tâm việc ít được yêu mến như Federer hay Nadal
Tay vợt số 1 thế giới thừa nhận người hâm mộ yêu mến Federer và Nadal hơn, nhưng anh không cần cố gắng để lấy thiện cảm từ khán giả.
"Tôi đã đọc nhiều chuyện rằng tôi không được yêu thích. Ngay cả khi đó là sự thật, tại sao tôi lại muốn đổ thêm dầu vào lửa. Tôi không muốn khuấy động những cảm xúc tiêu cực, thù hận và giận giữ", Express UK trích dẫn chia sẻ của Novak Djokovic.
"Tôi không có ác cảm với những người không ủng hộ. Tuy nhiên, nếu tôi cố gắng quan tâm hơn vào những câu chuyện mà tôi không được yêu thích, nó vẫn sẽ tiếp tục. Tất nhiên, ai cũng muốn được mọi người cổ vũ, nhưng tôi không muốn sự tiêu cực đó", tay vợt Serbia nói thêm.
Djokovic luôn biết cách vượt qua áp lực từ khán giả. Ảnh: Reuters.
Theo bài viết, Djokovic nổi lên muộn hơn trong lúc Roger Federer và Rafael Nadal liên tục tạo ra những màn so tài đỉnh cao. Tất cả làng banh nỉ dường như bị lôi cuối vào những màn trình diễn của họ. Nhiều người hâm mộ yêu thích Federer và Nadal.
Trận chung kết Wimbledon 2019, Federer nhận được sự ủng hộ của hầu hết khán giả tới sân. Anh lỡ cơ hội vô địch và thua Djokovic sau 5 set. Trên bục nhận giải, tay vợt Serbia thừa nhận đã biến những câu cổ vũ "Roger" thành "Novak" trong tâm trí.
"Một thực tế là hầu hết người ủng hộ Federer và Nadal đều chống lại tôi, nhưng đó là do những gì họ làm được cho quần vợt thế giới. Không có nghĩa là mọi người ghét tôi và điều đó chắc chắn không có nghĩa là tôi phải chống phần còn lại của thế giới chỉ vì ít người ủng hộ trong trận chung kết Grand Slam", anh bày tỏ.
Tại bán kết Australian Open 2020, Djokovic một lần nữa đối đầu Federer và nhận được ít sự ủng hộ hơn. Tuy nhiên, anh vẫn có được chiến thắng 3-0, trước khi lần thứ 8 vô địch giải đấu.
Theo Zing
"Chàng móm" Federer hớn hở nhận danh hiệu đầu năm mới, khiến fan thích thú với trang phục đáng yêu Huyền thoại người Thụy Sỹ đang miệt mài tập luyện tại Melbourne để chuẩn bị cho Australian Open. Trước thềm Australian Open, Roger Federer đón nhận tin vui khi được bầu chọn là Tay vợt ATP được fan yêu thích nhất 2019. Huyền thoại người Thụy Sỹ lúc này cũng đã có mặt tại Melbourne để tập luyện, sẵn sàng bước vào tranh...