Litva hướng dẫn người dân chống trả nếu bị Nga tấn công
Bộ Quốc phòng Litva vừa phát hành tài liệu dài 75 trang, hướng dẫn cư dân trở thành lực lượng du kích trong trường hợp bị Nga tấn công vũ trang.
Tài liệu hướng dẫn sinh tồn và nhận dạng lực lượng Nga. Ảnh: Bộ quốc phòng Litva.
Bộ Quốc phòng Litva phát hành hơn 30.000 bộ tài liệu huấn luyện dài 75 trang, hướng dẫn cách sinh tồn và chiến đấu cho người dân để biến họ thành lính du kích trong trường hợp bị Nga tấn công vũ trang, RT ngày 29/10 đưa tin.
Bộ tài liệu chỉ ra dấu hiệu về hoạt động can thiệp vũ trang của Nga, mở đầu bằng chiến dịch xâm nhập truyền thông, kích động người ủng hộ, chiến tranh tâm lý và cuối cùng là một cuộc tấn công toàn diện. Tài liệu còn hướng dẫn cách phân biệt những trang bị khí tài đang có trong biên chế của Nga, đặc biệt là các loại xe tăng, xe thiết giáp, quân phục và các loại súng, mìn mà quân đội Nga thường sử dụng.
Bộ Quốc phòng Litva giả định rằng nếu chiến sự nổ ra, quân đội chính quy có thể bị tiêu diệt trong thời gian ngắn, buộc người dân phải đứng lên phát động chiến tranh du kích.
Trong trường hợp đó, người dân được hướng dẫn cách chọn trang phục ngụy trang ấm áp, cùng các kỹ thuật sinh tồn trong thiên nhiên, hay chế tạo các thiết bị đơn giản từ những vật dụng gia đình. Những món đồ được ưu tiên khi tản cư là thực phẩm giàu năng lượng, giấy ướt và bao cao su.
Video đang HOT
Litva nằm giáp vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Đồ họa: WP
Đây là lần thứ ba Litva phát hành bộ tài liệu hướng dẫn này, kể từ khi xung đột nổ ra ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Bộ trưởng Quốc phòng Juozaz Olekas khẳng định tài liệu không chỉ có ích cho ba triệu cư dân của Litva, nó còn cho thấy bất kỳ ai xâm lược nước này sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt.
Theo tổ chức nghiên cứu Rand Corporation (Mỹ), nếu xung đột thực sự nổ ra, quân đội Nga chỉ cần 60 giờ đồng hồ để chiếm toàn bộ ba nước thành viên NATO ở vùng Baltic, gồm Litva, Latvia và Estonia.
Tử Quỳnh
Theo VNE
NATO tính tăng cường phòng thủ khu vực gần Nga
Chỉ huy quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương kêu gọi nâng cấp lực lượng tuần tra trên không ở các quốc gia Baltic thành lực lượng sẵn sàng chiến đấu, đủ khả năng phòng vệ trong chiến tranh.
Tướng Philip Breedlove. Ảnh: Reuters.
Một lực lượng đa quốc gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang sử dụng 8 phi cơ tuần tra bầu trời ba quốc gia Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva. Chính sách trên không này ban đầu có 4 phi cơ và được bổ sung thêm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
"Tôi nghĩ liên minh cần sẵn sàng cho nhiệm vụ phòng không và tất nhiên chúng tôi đang xem xét khả năng này", Reuters dẫn lời Philip Breedlove, chỉ huy quân sự NATO, hôm nay phát biểu với báo giới tại Vilnius, thủ đô Litva. "Chính sách trên không và phòng không là dành cho hai tình huống khác nhau. Chính sách trên không là nhiệm vụ thời bình".
Một lực lượng khoảng 600 lính Mỹ đã có mặt tại các quốc gia Baltic và Ba Lan từ tháng 4/2014. Các nước đồng minh NATO khác luân phiên nhau đóng góp lực lượng bổ sung.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu tại Estonia năm 2014 nói NATO sẽ giúp đảm bảo sự độc lập của ba nước Baltic. Ba nước Baltic, đều gia nhập NATO và Liên minh châu Âu, đề nghị NATO điều động lực lượng quy mô tiểu đoàn thường trực trên lãnh thổ mỗi nước. Một tiểu đoàn NATO thường bao gồm từ 300 đến 800 binh sĩ.
"Chúng tôi không còn muốn lực lượng đa quốc gia hiện diện chỉ như biện pháp trấn an hoặc vì tầm nhìn chính trị. Chúng tôi muốn có các lực lượng răn đe, hiểu rõ họ sẽ tham chiến trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công thông thường", Bộ trưởng Quốc phòng Litva Jonas Zukas nói.
Theo ông Zukas, phòng không đang là vấn đề thực sự bởi rõ ràng "trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự thì chỉ 4 hoặc 8 phi cơ vẫn chưa đủ".
Nga phủ nhận có ý định tấn công các quốc gia Baltic, khẳng định việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea là hợp pháp. Moscow cũng bác cáo buộc đang vũ trang cho phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Vị trí ba quốc gia Baltic. Đồ họa: World Atlas.
Như Tâm
Theo VNE
Nga bị tố đưa tên lửa đến sát NATO để đối đầu cả châu Âu Litva cho rằng Nga chuyển các tên lửa Iskander-M tới sát sườn phía đông NATO là "hành động phô diễn sức mạnh đối đầu với cả châu Âu" Hệ thống tên lửa Iskander-M. Ảnh: Sputnik. "Iskander, ngoài phòng thủ, còn có thể dùng cho tấn công, nghĩa là có tính gây hấn, ...công khai phô diễn sức mạnh và gây hấn không chỉ...