Lithuania cảnh báo Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự sau Ukraine
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cảnh báo chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột quy mô lớn.
Xe tăng Nga ở bắc Crimea (Ảnh: Tass).
Phát biểu trước Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi ông bắt đầu chuyến công du các nước Baltic, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng Nga “sẽ không dừng lại ở Ukraine” và thế giới có nghĩa vụ giúp đỡ người dân Ukraine “bằng mọi cách có thể”.
“Ý tôi là phải dùng mọi cách có thể nếu chúng ta muốn tránh Chiến tranh thế giới thứ 3. Lựa chọn nằm trong tay chúng ta”, ông Nauseda nói.
Lithuania, quốc gia thành viên NATO, đã gửi viện trợ quân sự đến Ukraine và tiếp nhận một số người tị nạn Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24/2.
Sau Lithuania, Ngoại trưởng Blinken dự kiến đến thăm các nước láng giềng Latvia và Estonia vào ngày 7/3 và 8/3.
Video đang HOT
Belarus, quốc gia có biên giới với Lithuania và Latvia, được cho là đã cho phép Nga triển khai chiến dịch quân sự từ lãnh thổ của mình vào Ukraine sau khi Nga và Belarus tiến hành tập trận quân sự chung trong nhiều tuần.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hồi tháng 2 cũng bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự sau Ukraine.
Ngoại trưởng Blinken hôm nay đã nói với các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ ở Lithuania rằng chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã thách thức các nguyên tắc cơ bản nhằm gìn giữ hòa bình giữa các quốc gia.
“Điều quan trọng là mọi người phải hiểu những gì thực sự đang bị đe dọa và nó có thể vượt ra ngoài Ukraine, vượt ra ngoài các nước Baltic, thậm chí cả châu Âu”, ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Blinken cho biết NATO đang cân nhắc mở rộng hơn nữa sự hiện diện ở Đông Âu với nhiều căn cứ thường trực hơn ở các nước Baltic.
“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm điều đó bây giờ, bao gồm việc triển khai thêm các lực lượng, trong đó có lực lượng Mỹ tới Lithuania, máy bay chiến đấu F-35 và nhiều thiết bị quan trọng khác, tất cả đều đang được triển khai ở đây và được triển khai tới các nước khác”, ông Blinken nhấn mạnh.
Ông Blinken cũng nhắc lại cam kết của Mỹ và các đồng minh theo Điều 5 Hiến chương NATO, trong đó coi cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên là cuộc tấn công vào cả khối.
“Nếu có bất kỳ hành động gây hấn nào ở bất kỳ đâu, trên lãnh thổ NATO nhằm vào các nước NATO, Mỹ cùng tất cả đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ hành động để bảo vệ từng tấc đất của NATO”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 4/3 gọi chiến dịch của Nga tại Ukraine là “hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong nhiều thập niên”. Ông cảnh báo tình hình chiến sự tại Ukraine trong những ngày tới có thể nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, ông Stoltenberg khẳng định NATO không muốn xung đột với Nga. Ông nói rằng NATO là một liên minh “phòng thủ” với “nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho 30 quốc gia thành viên được an toàn”.
Tổng thư ký NATO khẳng định liên minh này sẽ không lập vùng cấm bay đối với Ukraine, vì điều đó có thể khiến xung đột lan rộng ra các nước châu Âu khác. Mỹ và NATO cũng không có kế hoạch đưa quân vào Ukraine.
Tổng thống Lithuania bất ngờ nói "hối tiếc" về Văn phòng đại diện Đài Loan
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cảm thấy "hối tiếc" khi để Đài Loan mở văn phòng đại diện sử dụng tên của hòn đảo, động thái đã khiến Trung Quốc "nóng mặt".
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda (Ảnh: Getty).
Bloomberg đưa tin, Tổng thống Nauseda ngày 4/1 cho biết quyết định của chính phủ ông về việc cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện sử dụng tên của hòn đảo là một "sai lầm", sau khi vụ việc khiến căng thẳng ngoại giao của Lithuania với Trung Quốc leo thang dồn dập trong thời gian qua.
Đài Loan có văn phòng đại diện ở nhiều nước châu Âu khác, nhưng thường được đặt tên gọi là "Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc". Việc Lithuania cho phép sử dụng tên "Văn phòng đại diện Đài Loan" khiến Trung Quốc phản đối vì Bắc Kinh luôn coi hòn đảo là lãnh thổ cần phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực.
Ông Nauseda cho biết, cả Lithuania và Đài Loan đều có thể mở văn phòng đại diện dù 2 bên không có quan hệ ngoại giao, nhưng ông hối tiếc vì "tên của văn phòng đã trở thành yếu tố gây tác động tới quan hệ với Trung Quốc".
"Tôi nghĩ rằng, không phải việc mở văn phòng Đài Loan, mà cái tên của nó là một sai lầm", ông Nauseda nói.
Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania nhằm phản đối động thái của quốc gia châu Âu này. Lithuania sau đó cũng cáo buộc Trung Quốc đã chặn hoạt động xuất khẩu của họ, động thái mà Mỹ gọi là hành động "bắt nạt".
Ngoài hạ cấp quan hệ ngoại giao, Trung Quốc bị nghi liên tục gây sức ép với Lithuania. Lithuania hồi đầu tháng cáo buộc Trung Quốc đã gây áp lực với các công ty đa quốc gia, buộc họ phải cắt đứt quan hệ đối tác với Lithuania hoặc đối mặt với việc bị đẩy ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Ngày 4/1, Liên minh các nhà công nghiệp Lithuania cho biết họ đang nhờ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hỗ trợ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về nghi vấn Trung Quốc đang chặn các chuyến hàng của Lithuania. Tổ chức trên cho biết, khoảng 130 công ty không thể thông quan hàng hóa tại Trung Quốc.
Theo Reuters, hoạt động thương mại trực tiếp giữa Trung Quốc và Lithuania khá khiêm tốn, nhưng nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Lithuania lại là nơi hàng trăm công ty sản xuất các sản phẩm như đồ nội thất, thực phẩm, quần áo cho các công ty đa quốc gia bán tại thị trường Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc rằng họ chặn xuất khẩu của Lithuania.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển. Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine. Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục...