Lính Wagner Nga cắm cờ giữa trung tâm Bakhmut
Các tay súng thuộc tập đoàn an ninh tư nhân Wagner của Nga công bố video cắm cờ trên nóc một tòa nhà cao tầng ở trung tâm thị trấn Bakhmut, cách tòa nhà chính quyền một dãy phố.
Lãnh đạo tập đoàn Wagner của Nga Yevgeny Prigozhin hôm 31/3 đăng tải lên kênh Telegram đoạn video do máy bay không người lái ghi lại cảnh lá cờ của lực lượng này được cắm trên nóc một tòa nhà ở trung tâm thị trấn Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa Nga-Ukraine, Drive đưa tin.
Cờ Wagner xuất hiện trên nóc một tòa nhà ở trung tâm Bakhmut. Ảnh chụp màn hình
“Mùa Đông, tuyết phủ kín Bakhmut”, ông Prigozhin viết. “Khá lâu mới có một đợt tuyết rơi. Lá cờ đen của các “ nhạc công” đã xuất hiện tại khu vực được kiểm soát”. “Nhạc công” là cách mà lãnh đạo Wagner gọi các tay súng dưới quyền.
Các tài khoản thu thập dữ liệu tình báo nguồn mở sau đó định vị nơi cắm cờ, xác nhận địa điểm này ở trung tâm Bakhmut và cách tòa nhà chính quyền một tuyến phố. Tuy nhiên, sự thiếu vắng của lượng lớn binh sĩ và thiết giáp cho thấy chưa chắc Wagner đã hoàn toàn kiểm soát khu vực.
Với vai trò chính thuộc về Wagner, phía Nga đã cơ bản bao vây Bakhmut từ nhiều ngày. Các chuyên gia quân sự đánh giá Moscow có lợi hơn trong cuộc chiến tiêu hao ở Bakhmut và dường như cũng không quá sốt ruột tiến công mà duy trì tần suất tập kích pháo binh nhằm gây thiệt hại tối đa cho Ukraine.
Các tòa nhà ở Bakhmut bị phá hủy trong giao tranh Nga-Ukraine. Ảnh: Reuters
Tư lệnh lục quân Ukraine Oleksandr Syrsky hồi đầu tuần thị sát Bakhmut, khẳng định phòng thủ thành phố này “rất cần thiết về mặt quân sự”. Bình luận của tướng Syrsky là chỉ dấu cho thấy Ukraine sẽ tiếp tục bám trụ Bakhmut bất chấp thương vong lớn.
Video đang HOT
Bản đồ chiến sự do phía Nga công bố cho thấy, Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi phần lớn diện tích Bakhmut, đô thị nằm trên trục đường dẫn về hai thành phố công nghiệp Slovyansk và Kramatorsk.
Trả lời phỏng vấn với AP hôm 29/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo chính phủ của ông sẽ nhanh chóng đối mặt với nhiều áp lực từ trong và ngoài nước nếu mất Bakhmut. “Người dân sẽ cảm thấy mệt mỏi, sẽ muốn tôi thỏa hiệp với Nga”, ông nêu quan điểm.
Tổng thống Belarus khuyên Ukraine đừng phản công
Trong bài phát biểu trước toàn thể dân chúng hôm 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 31/3 đã đưa ra công thức hòa bình cho Ukraine, trong đó có đề xuất một lệnh ngừng bắn ngay lập tức mà không kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: CNN
Theo ông Lukashenko, các bên cần chấm dứt giao tranh, giữ nguyên hiện trạng và không di chuyển quân, vũ khí, thiết bị ở Ukraine. Sau đó, các bên cần ngồi lại đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài, gồm vấn đề lãnh thổ, tái thiết và đảm bảo an ninh.
Đáng chú ý, ông Lukashenko cảnh báo Ukraine không nên phát động một cuộc phản công vì đây sẽ là yếu tố đẩy nỗ lực đàm phán với Nga vào ngõ cụt.
Cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết, Nga ghi nhận lời kêu gọi ngừng bắn của ông Lukashenko và hứa sẽ thảo luận với Belarus về đề xuất mới. Tuy nhiên, Moscow tin rằng họ không thể đạt được các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” thông qua việc kêu gọi Ukraine đối thoại.
Tổng thống Belarus cảnh báo mối đe dọa tiềm ẩn của chiến tranh hạt nhân toàn cầu
Ngày 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đề cập đến nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu, cảnh báo mối đe dọa này là có thật và nói thêm rằng cần có các cuộc đàm phán không có điều kiện tiên quyết.
Vụ nổ bom hạt nhân 23 kiloton Ảnh minh hoạ: Sputnik
"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức - đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp.
Đồng thời, ông đề xuất lệnh ngừng bắn mà không cần cả hai bên di chuyển thiết bị quân sự.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng nhấn mạnh mối đe dọa về Chiến tranh thế giới thứ III và khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân là có thật. Tuy nhiên, ông Lukashenko nói rằng chính ông đã tăng cường đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin để đưa vũ khí hạt nhân trở lại Belarus.
"Trong bối cảnh hiện tại và tình hình chính trị - quân sự xung quanh đất nước chúng tôi, tôi đã tăng cường đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus. Cụ thể là về sự trở lại của vũ khí hạt nhân đã được loại bỏ vào những năm 1990", Tổng thống Belarus giải thích.
Tổng thống Lukashenko thừa nhận ông không muốn rút vũ khí hạt nhân ra khỏi Belarus vào những năm 1990, nhưng ông đã bị phương Tây gây áp lực vào thời điểm đó.
Bên cạnh đó, ông cũng cảnh báo cuộc phản công của Ukraine có thể khiến các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva trở nên bất khả thi và sẽ dẫn đến kịch bản leo thang khác.
"Thật không may, hiện nay, có rất nhiều cáo buộc cho rằng lực lượng vũ trang Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công. Theo tôi, điều này cực kỳ nguy hiểm, đây là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong điều kiện hiện tại, bởi nó có thể dập tắt mọi hy vọng về quá trình đàm phán và khiến xung đột leo thang không thể đảo ngược", ông Lukashenko nhấn mạnh.
Hôm 25/3, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moskva và Minsk đã nhất trí triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus. Ông nhấn mạnh động thái này không vi phạm các cam kết của Nga về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cụ thể, Nga sẽ không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho quốc gia đồng minh, mà chỉ đơn giản chỉ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước này.
Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao Belarus đã cho biết lý do nước này buộc phải đặt vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ mình là do các hành động gây hấn của các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đe dọa an ninh của chính Belarus.
Belarus cũng khẳng định các kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus sẽ không trái với các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế vì Belarus sẽ không có quyền kiểm soát vũ khí này.
Phản ứng về thông báo triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, một loạt quốc gia đã chỉ trích Nga.
Ngày 26/3, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, cảnh báo việc Nga lên kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ gây bất ổn cho quốc gia Đông Âu này.
Bộ Ngoại giao Ukraine đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề liên quan, kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp quyết đoán nhằm ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, NATO đã chỉ trích quyết định của Nga là nguy hiểm. Người phát ngôn của NATO - bà Oana Lungescu - cho biết: "NATO đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này".
Về phần mình, ngày 27/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định bất chấp những lời chỉ trích từ phương Tây, Nga sẽ không thay đổi kế hoạch do Tổng thống Putin tuyên bố. Trả lời họp báo thường kỳ, ông Peskov nêu rõ: "Một phản ứng như vậy tất nhiên không thể ảnh hưởng đến các kế hoạch của Nga".
Tổng thống Belarus cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn cầu Lo ngại nguy cơ "thực sự" về Chiến tranh Thế giới thứ 3, nhà lãnh đạo này hối thúc Nga và Ukraine nối lại đàm phán hòa bình ngay lập tức. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu trước người dân Belarus ngày 31/3. Ảnh: AP Ngày 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine và...