Linh Vương sống lại ở Việt Nam?
Nhiều khả năng webgame chiến thuật Linh Vương sẽ trở lại Việt Nam. Mới đây đã xuất hiện Teaser tiếng Việt mang tên “Linh trở lại nè!” tại địa chỉ: http://linhvuong.vn, vào thời điểm này, nội dung của Website chỉ có độc nhất bức ảnh của Hoàng Thuỳ Linh trong trang phục Cosplay với lời mời gọi: “Linh trở lại nè!”.
Hiện tại vẫn chưa rõ tựa game nào sẽ cập bến nước ta, nhưng với tên miền linhvuong.vn, nhiều khả năng tựa game Linh Vương sẽ trở lại mảnh đất hình chữ S.
Linh Vương hay Binh Lâm Thành Hạ (tên gốc) là một sản phẩm Webgame chiến thuật của Thiên Cực Phong được VTC phát hành tại Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2008 (đã đóng cửa hồi cuối năm 2012). Có thể nói ngay cả đến bây giờ, khi Linh Vương đã đóng cửa, cộng đồng Gamer trung thành với sản phẩm này vẫn còn rất đông đảo, có thể ví như TS Online hay Cửu Long Tranh Bá trước kia.
Chúng ta vẫn không hề biết chủ sở hữu của Teaser này là công ty nào và họ có ý định gì? Liệu sẽ là một sự hồi sinh giống như Cửu Long Tranh Bá hay là một sự thất vọng giống như TS Online hoặc thậm chí tuyệt vời hơn sẽ là phiên bản tiếp theo của Linh Vương? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Video đang HOT
Theo GameK
Chỗ đứng nào cho webgame chiến thuật thời gian thực?
Các game chiến thuật đang phát hành tại VN đang bị bóp méo về nội dung cũng như thu hẹp phạm vi chiến thuật.
Cái tên đầu tiên phải nói tới trong dòng webgame chiến thuật thời gian thực du nhập vào VN đó là Travian. Với lối chơi kinh điển mô phỏng đúng theo thời gian thực (Xây dựng, tuyển binh, điều quân) và đặc biệt chỉ cần mở trình duyệt web để chơi, dòng game chiến thuật thời gian thực đã làm mưa làm gió những ngày đầu có webgame.
Travian - Tượng đài của dòng game chiến thuật thời gian thực
Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, Travian có thể nói là game chiến thuật thời gian thực kinh điển nhất với game thủ Việt hiện nay. Game được tạo nhiều phiên bản với các tiếng khác nhau (Trong đó có cả phiên bản cho game thủ Việt). Travian áp dụng cách chơi của chiến thuật thời gian thực truyền thống: Xây dựng nhà, tạo quân lính, củng cố lực lượng, mở rộng bờ cõi, liên minh chiếm thành.
Người chơi khi tham gia phải lựa chọn dân tộc và hướng phát triển phù hợp với dân tộc đó. Tài nguyên kiếm được cũng phải cân nhắc chính xác dùng để phát triển dân, quân, hay xây dựng... Bên cạnh đó chiến thuật xây dựng, di chuyển quân hợp lý trong mỗi cuộc chiến cũng hết sức quan trọng. Rất nhiều cao thủ đã sử dụng chiến thuật "vườn không nhà trống" bằng việc chọn đúng thời điểm di tản để tránh thiệt hại cũng như kết hợp với liên minh để lên kế hoạch đánh úp đối thủ. Vì thế chuyện sau một đêm hơn nửa sever bị xóa sổ là chuyện thường thấy ở Travian.
Hình ảnh quen thuộc này đã đi sâu vào bao tâm trí người chơi Việt
Thời gian gần đây, khi các game chiến thuật phát hành tại VN được biến tấu đa chủng loại, người chơi không cần tốn quá nhiều thời gian cho game. Những game chiến thuật cách tân bỏ qua các bước xây dựng truyền thống và khuyến khích người chơi theo hướng của nhập vai RPG như nâng cấp đồ, ép đồ, tạo đồ... Đồ họa nhiều game nhìn qua hệt như một game nhập vai. Dưới sự đổ bộ của các game chiến thuật đến từ Trung Quốc, những anh hùng bàn phím cũng vì thế xuất hiện. Vô hình chung, webgame chiến thuật đã bị bóp méo về nội dung và thu hẹp phạm vi chiến thuật khi bỏ qua hoàn toàn giai đoạn nâng cấp tạo dựng binh chủng.
Webgame thời gian thực cung cấp cái "đã" về tính chiến thuật
Hầu hết những người chơi thế hệ đầu của webgame chiến thuật đều nhận xét cảm giác chơi một webgame chiến thuật truyền thống rất "đã". Theo đó, người chơi sẽ phải tính toán và cân bằng rất nhiều yếu tố để có thể tạo dựng quân đội hùng mạnh đánh chiếm người chơi khác.
Hoài niệm một thời của Linh Vương.
"Cảm giác chờ đợi nâng cấp nguyên liệu, chuyển quân, chuyển lương... thực sự rất lôi cuốn. Đặc biệt khi bạn kéo quân đi đánh và hệ thống đếm giờ trận chiến diễn ra. Không phải game chiến thuật nào cũng có thể mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp này. Dù Webgame chiến thuật thời gian thực hiện nay không có nhiều đơn vị phát hành nhưng cộng đồng người chơi yêu thích thể loại này vẫn còn rất nhiều" - Game thủ có nick HoaV1en chơi Travianchia sẻ.
Game thủ TieuLongNu1 thì cho biết ấn tượng nhất về Travian là khi các cuộc chiến nổ ra: "Lắm lúc ngồi nhìn rồi hồi hộp chờ xem chiến báo để biết mình mất bao nhiêu, thu được bao nhiêu, so sánh giá cả thị trường. Nhiều khi đau tim lắm".
Cách xây dựng một thời kinh điển của Thiên Hạ.
Ngoài Travian, thị trường game Việt từng biết tới các tựa webgame chiến thuật thời gian thực thành công như Linh Vương, Vương Triều Chiến, Thiên Hạ... Tuy nhiên, với cách chơi đòi hỏi tính chiến thuật cao và đầu tư thời gian nhiều, liệu webgame chiến thuật thời gian thực có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường game Việt thời gian tới?
Theo VNE
Vì sao game client luôn "sống thọ"? Trước cơn bão ào ạt của thể loại webgame những năm vừa qua, game client Việt sẽ vẫn đã, và đang tiếp tục từng bước khẳng định thế "thượng phong" trong lòng game thủ Việt năm 2013. Như đã biết, thể loại webgame có tuổi thọ khá ngắn, nếu như những webgame hay và đỉnh may ra có tuổi thọ trên 1 năm,...