Linh vật thị trấn có thiết kế khó hiểu, khiến trẻ em khóc vì sợ hãi
Zushihocky được biết đến là hình ảnh đại diện cho thị trấn Hokuto ở Nhật Bản với hình thù bị nhiều người nhận xét là kỳ dị, không đẹp.
Linh vật, hay còn gọi là vật làm phước, là một trong những yếu tố được đề cao tại Nhật Bản. Từ công ty, doanh nghiệp cho đến các thị trấn, cộng đồng, sự kiện, linh vật được coi là biểu tượng, hình ảnh đại diện và truyền tải những mong muốn tốt đẹp. Trong ảnh, linh vật Zushihocky đại diện cho thị trấn Hokuto, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản.
Dù đa số con vật được chọn đều đáng yêu, bắt mắt, nhiều linh vật tại xứ hoa anh đào lại có vẻ ngoài khó hiểu. Zushihocky là một trong số đó. Năm 2013, nó được chọn làm hình ảnh đặc trưng của thị trấn ven biển. Ý tưởng thiết kế ra linh vật này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hai đặc sản của khu vực: gạo Fukkurinko và ngao ‘hokki-gai’.
Với phần đầu cố tình phóng to, phần thân sần sùi tượng trưng cho hạt gạo và miệng cười rộng, Zushihocky khiến nhiều người thắc mắc về tính thẩm mĩ của linh vật này. Các quan chức địa phương cũng thừa nhận trẻ em thường xuyên khóc, sợ sệt khi nhìn thấy Zushihocky xuất hiện tại các sự kiện địa phương. “Linh vật của chúng tôi thường tìm cách làm bạn ngạc nhiên bất ngờ, vì vậy hãy cẩn thận khi nó đến gần bên bạn”, một người dân ở Hokuto hài hước nói.
Tuy nhiên, chính quyền thị trấn khá đầu tư vào hình ảnh đại diện này. Zushihocky có thư mục riêng trên trang web của thành phố, đồng thời sở hữu một kênh YouTube riêng. Như nhiều nhân vật khác, Zushihocky xuất hiện trên nhiều sản phẩm, từ móc chìa khóa cho đến hộp cơm trưa, khăn tay và nhiều loại đồ lưu niệm khác.
Zushihocky từng giành giải nhất trong cuộc thi bình chọn “Linh vật ấn tượng nhất” do một công ty có trụ sở tại Tokyo, chuyên ủng hộ các công đồng địa phương, tổ chức. Những người bình chọn chia sẻ lý do họ bỏ phiếu cho nhân vật lấy ý tưởng từ gạo và ngao này là bởi vẻ ngoài có phần “gây sốc, thậm chí hơi nguy hiểm của nó”.
“Chúng tôi rất vui sướng khi đạt giải thưởng này và hy vọng nó sẽ giúp người dân biết đến, đi du lịch tới Hokuto nhiều hơn”, Takahiro Nishiyama, một nhà quy hoạch tại thị trấn, cho biết.
Dù vẻ ngoài bị nhiều người đánh giá là xấu xí, kỳ quặc, người dân ở Hokuto vẫn yêu mến linh vật của thị trấn. Theo Kyle Cleveland, giáo sư về văn hóa Nhật Bản tại Đại học Temple (Mỹ), người dân có lý do để tiếp tục duy trì hoạt động của các linh vật. “Chúng xuất hiện nhiều trên truyền thông, trở nên phổ biến và giúp việc bán các mặt hàng có hình ảnh chúng đắt khách hơn”, ông nói.
Hàng trăm người Ấn Độ đổ xuống đường đưa tang một con bò tót bất chấp lệnh cách ly vì COVID-19
Dù chính phủ Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân tránh tụ tập đông người nhưng một số người vẫn bất chấp, tham gia tang lễ của một con bò tót.
Video: Hàng trăm người Ấn Độ đổ xuống đường, đưa tang một con bò tót bất chấp lệnh cách ly vì COVID-19
Tại Ấn Độ, lệnh cách ly xã hội được kéo dài tới ngày 3/5 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Chính phủ Ấn Độ và Thủ tướng Modi yêu cầu người dân phải giữ khoảng cách xã hội để "làm phẳng đường cong" nhưng một số người vẫn bỏ ngoài tai những khuyến cáo đó.
Một đoạn video được đăng tải bởi anh Shiv Aroor, biên tập viên của India Today trên Twitter cho thấy, hàng trăm người đã rời khỏi nhà, đổ xuống đường để cùng nhau đưa tang một con bò tót, loài động vật được coi là linh vật ở Ấn Độ. Những người trong đoạn video không hề đeo khẩu trang và họ đứng chen chúc, không hề có khoảng cách xã hội như chính phủ yêu cầu. Trong đám tang có cả người già và trẻ em, những đối tượng dễ bị nhiễm COVID-19.
Người dân đưa tang bò tót đi rất gần nhau, không đảm bảo khoảng cách xã hội như chính phủ yêu cầu.
Chia sẻ cùng đoạn video, anh Shiv Aroor cho biết, đám đưa tang này diễn ra vào ngày 12/4 tại làng Muduvarapatti ở bang Tamil Nadu. Chính quyền địa phương đã yêu cầu điều tra rõ vụ việc để có biện pháp xử lý nghiêm khắc với đám đông này.
Đây không phải là trường hợp duy nhất ở Ấn Độ, hàng trăm người dân ở Kalaburgi thuộc bang Karnataka sau đó cũng tụ tập, tham dự lễ hội xe ngựa ở đền Siddhalingeswara vào ngày 16/4, bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc cũng như lệnh cấm tổ chức các lễ hội dưới bất kỳ hình thức nào.
Video: Người dân Ấn Độ tham gia lễ hội xe ngựa, bất chấp lệnh phong tỏa
Giám đốc cảnh sát Kalaburagi Iada Martin Marbaniang cho biết, có khoảng 100-150 người đã tới đền Siddhalingeswara và tham gia lễ rước. Hiện cảnh sát đang điều tra xem ai là người đứng sau tổ chức buổi lễ này.
Kalaburgi hiện đang là điểm nóng ở bang Karnataka khi khu vực này báo cáo có 3 trường hợp tử vong vì COVID-19. Tính đến ngày 17/4, Ấn Độ ghi nhận 13.430 ca nhiễm COVID-19 và 448 ca tử vong trên toàn quốc.
Phương An
Tìm thấy "hung thần" của hội ghét bếp: Cuộc đời em là một đường thẳng, chỉ vì luộc gà mà... toang Trải qua mùa dịch này, chắc chắn gà luộc sẽ trở thành "món ăn tinh thần" đại diện của hội ghét bếp vì những bức hình dở khóc dở cười. Sau một thời gian ở nhà thực hiện giãn cách xã hội thì hiện tại dân tình đã chẳng xa lạ gì với với hầm bà lằng những hội nhóm trên mạng nữa...