Lính Trung Quốc táo tợn cưỡi ngựa phi thẳng vào đất Ấn
Khoảng 50 binh lính Trung Quốc (có nguồn tin khẳng định là 100 binh lính) mới đây đã táo tợn cưỡi ngựa phi thẳng vào vùng lãnh thổ Chuma ở Ladakh của Ấn Độ trong một nỗ lực nhằm tranh giành chủ quyền khu vực này. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ của phía Trung Quốc trong thời gian qua, báo chí Ấn Độ đưa tin.
Biên giới Trung Quốc – Ấn Độ luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
Binh lính Trung Quốc bắt đầu xông vào khu vực Chuma tối hôm thứ Ba (16/7) mang theo một loạt những tấm băng rôn, biểu ngữ đòi quân đội Ấn Độ rút ra khỏi Chumar – khu vực mà Trung Quốc đòi là thuộc chủ quyền của họ. Lính Trung Quốc còn tuyên bố nơi mà họ đang đứng là thuộc lãnh thổ của đất nước họ. Lực lượng hai bên đã có cuộc chạm trán đầy thù địch nhưng rất may chưa có cuộc xung đột nào nổ ra. Nhóm binh lính Trung Quốc tiếp tục ở lại lãnh thổ của Ấn Độ cho đến sáng ngày hôm sau – thứ Tư (17/7), các nguồn tin cho biết.
Nguồn tin từ phía quân đội Ấn Độ cũng đã lên tiếng xác nhận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc, nói rằng các binh lính Ấn Độ đã chặn không cho nhóm binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tiến hành tuần tra ở Chumar. Lính PLA sau đó đã rút về lãnh thổ của họ.
Vụ việc trên đủ nghiêm trọng đến mức lực lượng Ấn Độ đã báo cáo tính hình cho cả Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao.
Việc binh lính Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào biên giới Ấn Độ cũng đã làm nóng lên căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á. Phía New Delhi đã đề nghị tiến hành một cuộc họp giữa tướng lĩnh trong khu vực ở Spanggur Gap để thảo luận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc.
Video đang HOT
Vụ việc diễn ra hôm 16/7 cũng là mới nhất trong một loạt những vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ trong thời gian qua. Trước đó chỉ vài ngày, hôm 11/7, hai máy bay trực thăng Trung Quốc đã xâm phạm không phận Ấn Độ ở khu vực biên giới. Cũng tại đó, hôm 17 tháng trước, một loạt binh lính cũng đã thực hiện một cuộc xâm nhập, đập phá đài quan sát và cướp đi máy quay camera mà Ấn Độ lắp đặt tại đây. Đáng chú ý nhất là vụ xảy ra vào hồi tháng 4. Khi đó, binh lính Trung Quốc đã ngang nhiên kéo vào khu vực biên giới do Ấn Độ kiểm soát và dựng trại lên ở đó. Ngay lập tức phía Ấn Độ cũng dựng trại ở khu vực đối diện, cách nhau khoảng 30m, tạo ra một tình huống “chạm trán” nguy hiểm kéo dài suốt gần 3 tuần ở Daulat Beg Oldi (DBO), phía đông Ladakh.
Vụ xâm nhập mới nhất diễn ra đúng ngày Ấn Độ thông qua việc thành lập một quân đoàn 50.000 quân để bổ sung cho khu vực biên giới với Trung Quốc.
Những vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc vào phần đất Ấn Độ trở nên thường xuyên hơn trong thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony đến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng này và hai nước thảo luận về các biện pháp nhằm củng cố hòa bình cũng như sự ổn định ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Chumar vốn là một khu vực gây khó chịu cho binh lính Trung Quốc bởi đây là nơi duy nhất ở vùng biên giới mà Trung Quốc không thể tiếp cận trực tiếp được với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Ấn Độ đủ mạnh để đối đầu với Trung Quốc
Phản ứng trước sự táo tợn của binh lính Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố, nước này đủ mạnh để có thể đối đầu với nước láng giềng của họ.
“Dù Trung Quốc đang làm gì thì đó cũng là điều không may. Chính phủ quyết đối đầu với Trung Quốc và sẽ phản đối những việc làm như vậy. Trung Quốc cần phải ngừng ngay các hành động như thế”, Lãnh đạo Đảng Quốc đại – ông Rashid Alvi phát biểu.
Đảng Quốc đại cầm quyền của Ấn Độ nhấn mạnh, nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ vụ xâm nhập nào từ phía Trung Quốc. Theo phát ngôn viên của Đảng Quốc đại – ông Meem Afzal, những vụ xâm phạm biên giới của Trung Quốc không phải là mới và Ấn Độ đã chuẩn bị hoàn toàn đầy đủ để đối phó với bất kỳ tình huống nào ở khu vực biên giới.
“Luôn có chuyện gì đó xảy ra ở khu vực biên giới. Đó không phải là điều gì mới. Chuyện này cũng xảy ra ở khu vực biên giới của chúng ta với Pakistan . Mọi việc đều được giải quyết thông qua các cuộc gặp và đàm phán song phương. Vụ việc mới nhất mà các bạn đang nói đến đã được đăng tải trên báo chí nhưng tôi chưa có thông tin đầy đủ, chính xác về vụ việc. Bộ Quốc phòng và Ngoại giao có thể cung cấp đầy đủ thông tin hơn. Tôi tin, đất nước chúng ta đủ mạnh để không cần phải e sợ bất kỳ ai trên thế giới này”, ông Afzal nhấn mạnh.
Phản ứng trên của chính phủ Ấn Độ không làm phe đối lập hài lòng. Phe đối lập đã tranh thủ cơ hội này để tấn công chính phủ ở New Delhi . Lãnh đạo đảng BJP của Ấn Độ – ông Prakash Javadekar mới đây đã nói: “Không có sự lãnh đạo trong chính phủ hiện nay và đó là lý do giải thích tại sao những vụ xâm nhập như vậy liên tiếp xảy ra. Và cái cách mà Trung Quốc đang cố gắng xác lập vị trí ở những nước như Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka là lời cảnh báo đối với Ấn Độ nhưng chính phủ ở New Delhi chẳng thèm để ý. Chúng tôi lên án sự thất bại này của chính phủ”.
Trong khi đó, nhà phân tích Bharat Verma nhận định, Trung Quốc biết rằng Ấn Độ hiện tại yếu và dễ tổn thương và vì thế, họ đã tiến hành các cuộc tấn công theo kiểu thăm dò Ấn Độ. Những cuộc xâm nhập liên tiếp vào khu vực biên giới của binh lính Trung Quốc là “bước mở đầu” cho một cuộc chiến tranh sắp tới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
“Người Trung Quốc tính toán rằng, Ấn Độ có thể rất mạnh trong tương lai. Và họ biết, hiện tại New Delhi đang yếu. Có một sự tê liệt về chính trị trong bộ máy lãnh đạo. Họ không thể tấn công hay phản công Trung Quốc”, ông Verma cho biết thêm.
Theo_VnMedia
Lính Trung Quốc thêm trại tại Ấn Độ, không định rút
Tin trực tuyến của PTI đêm 29/4 cho biết binh sĩ Trung Quốc đã dựng thêm một trại nữa tại Daulat Beg Oldi (DBO), thuộc khu vực Ladakh, nâng số trại mà họ dựng tại khu vực này lên con số 5.
Tin cho biết, xích mích giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan đến vụ binh sĩ Trung Quốc xâm nhập và dựng trại tại Ladakh, khu vực do Ấn Độ kiểm soát thuộc bang Jammu và Kashmir, đã bước sang tuần thứ ba và chưa có dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Trung Quốc sẽ rút lui.
Binh lính Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, những nỗ lực nhằm tháo gỡ bế tắc trong vụ việc này chưa thu được kết quả, bởi Trung Quốc đòi loại bỏ một số boongke do Ấn Độ xây dựng tại một vị trí mà họ cho là lợi thế.
Theo các nguồn tin, vị trí lợi thế được đề cập nằm giữa hai dãy núi ở khu vực Ladakh, từ đó quân Ấn Độ có thể theo dõi các hoạt động của quân Trung Quốc trong khu vực.
Theo TNO
Vùng lãnh thổ Đài Loan giả định bị tấn công vào 2017 Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm qua (15/7) đã khai hỏa một cuộc tập trận kéo dài 5 ngày dựa trên kịch bản giả định là đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc vào năm 2017. (Ảnh minh họa) Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam đưa tin, Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan đã tiến...