Lính Trung Quốc mệt lả vì chỉ được… ăn dưa muối
Một nhóm lính Trung Quốc có chế độ ăn đạm bạc đến nỗi chỉ được ăn bắp cải muối, trong khi những người dân thường được họ bảo vệ thì ăn uống như vua – thông tin này khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ.
Bức ảnh cho thấy bữa cơm 8 món của những người được giải cứu.
Ca ngợi chủ nghĩa khắc kỷ của quân đội
Đây đáng ra là một câu chuyện điển hình về chủ nghĩa anh hùng. Trong tuần này, hai chiến hạm khổng lồ đã cứu được 571 người Trung Quốc bị mắc kẹt ở Yemen, nơi cuộc xung đột đang ngày càng căng thẳng. Hai chiếc tàu do lính Trung Quốc điều khiển, đưa được đồng bào của mình về nhà an toàn.
Hôm 1.4, báo Beijing News phỏng vấn một trong những người thoát được chiến sự về nhà.
“Lúc ở trên thuyền, các anh lính chỉ ăn bắp cải muối, còn chúng tôi được ăn mỗi bữa tám món và cả uống bia nữa”, một người được dẫn lời. “Tôi rất xúc động, tôi cảm thấy tình cảm ấm áp của quê hương”- người được phỏng vấn nói.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc chọn ngay lấy câu chuyện này, coi đây là cơ hội ca ngợi chủ nghĩa khắc kỷ và lòng dũng cảm của quân đội.
Tân Hoa xã và các tờ báo thương mại khác viết lại bài và giật tựa rất ấn tượng: “Trải nghiệm của người được giải cứu: Chúng tôi ăn tám món, lính chỉ ăn dưa”. Kèm vào đó là ảnh bữa đại tiệc của các hành khách.
Video đang HOT
Và hình ảnh những người lính mệt mỏi ngồi nghỉ tạm trên tàu.
Cư dân mạng giận dữ
Thay vì cảm thấy ngỡ ngàng vì ấn tượng, rất nhiều dân mạng Trung Quốc lại tỏ ra giận dữ trước câu chuyện này.
Một người viết trên Weibo “Chi phí cho quân đội được tiêu vào đâu hết rồi?”.
Nếu bữa ăn đó có tám món, cả hành khách và lính có lẽ đã có thể có bốn món cho mỗi nhóm, nhiều người chỉ ra. “Dưa muối chẳng bổ dưỡng gì”, một người nói thêm.
Câu chuyện này thu hút được hàng chục nghìn bình luận trên các mạng xã hội Sina Weibo và Tencent QQ của Trung Quốc.
Các kênh truyền thông chính cũng không hề lùi bước trong việc khen ngợi quân đội. Hôm thứ Năm, Hoàn cầu Thời báo cho đăng bài qua WeChat, một dịch vụ nhắn tin di động, giải đáp cho hành động của quân đội, và yêu cầu mọi người nên ngừng “hoài nghi”.
Trên biển thì làm gì có cửa hàng thế nên chẳng có gì là sai khi giữ phép lịch sự, bài báo viết. Có thể đoán trước rằng, dân mạng Trung Quốc không lấy đó làm vui.
Khi bài báo được đăng lại trên trang mạng của Tencent QQ, đã có tới hơn 11.000 bình luận của độc giả, cho rằng phản ứng này thật khó hiểu.
Mùa hè năm ngoái, BBC cũng đăng một bài viết về lính ở Vân Nam trong lúc cứu hộ động đất đã ăn mỳ nấu bằng nước bùn, và rất nhiều người bày tỏ bức xúc qua mạng về tình trạng chế độ ăn cho lính.
Cả hai câu chuyện này có lẽ cho thấy sự rạn nứt ngày càng lớn giữa những gì mà truyền thông nhà nước viết về sự hy sinh của những người lính và nhu cầu có thực của người dân trong việc được thấy binh lính có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhất là trong lúc kinh phí chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng cao.
Theo Lao Động
Quân đội Trung Quốc: Phải giảm cân để được thăng hàm
Quân đội Trung Quốc đã thêm cân nặng và thể lực vào danh sách các tiêu chí để xét thăng hàm cho các quân nhân. Đây được coi là một nỗ lực nhằm cải cách hệ thống quân đội của nước này, được thực hiện cùng với việc thu hút các trí thức trẻ gia nhập quân đội.
Thiếu tướng Mao Tân Vũ, cháu nội của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. (Ảnh: SCMP)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ thêm cân nặng và thể lực vào danh sách các tiêu chí để thăng cấp cho các quân nhân. Bên cạnh đó, PLA cũng ban hành một quy định về thể lực và cân nặng để giám sát thực hiện quy trình này.
SCMP cho hay động thái này là một nỗ lực nhằm kiểm soát tình trạng béo phì trong lực lượng quân đội đông đảo nhất thế giới.
Lính Trung Quốc hiện nay có chiều cao trung bình lớn hơn 2cm nhưng lại có vòng eo bự hơn tới 5cm so với thế hệ quân nhân cách đây hơn 20 năm, một báo cáo cho biết và bổ sung thậm chí có những người to tới mức không thể chui vào xe tăng chiến đấu.
Thông thường cân nặng của các quan chức cấp cao tại Trung Quốc không được công bố. Tuy nhiên, Thiếu tướng Mao Tân Vũ, cháu nội của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, hồi năm 2013 đã bị cư dân mạng chế giễu vì vòng eo quá khổ của ông.
Dù bị chế nhạo, Mao Tân Vũ vẫn là một "hoàng tôn đỏ" của hệ thống chính trị Trung Quốc. Hồi năm 2010, ông được thăng cấp, trở thành Thiếu tướng trẻ nhất trong PLA.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13/2 thông báo mục tiêu của PLA là đến năm 2020, 95% quân số sẽ đáp ứng được "chuẩn cân nặng".
Bộ trên không thông báo chi tiết về quy định cân nặng nhưng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường cả sức mạnh thể chất và tinh thần của binh lính để xây dựng quân đội có thể "đáp ứng những yêu cầu của một cuộc chiến tranh hiện đại, đảm bảo khả năng chiến đấu và giành thắng lợi".
Từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi lực lượng vũ trang của nước này nâng cao khả năng chiến đấu, rèn luyện để có thể chiến thắng "các cuộc chiến trong khu vực".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện chỉ thị của ông Tập, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông. Hiện cường quốc này cũng đang tích lũy tiềm lực quân sự, muốn pha loãng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, hiện những nỗ lực nâng cao trình độ các quân nhân để có thể sử dụng các loại vũ khí hiện đại đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng sức khỏe của các ứng viên.
Cơ quan tuyển dụng của quân đội Trung Quốc cho biết, năm 2013, 60% sinh viên đại học cao đẳng đã thi trượt vòng kiểm tra thể lực của cơ quan này chủ yếu là vì thừa cân.
Tháng 6 năm ngoái, PLA đã phải nới lỏng tiêu chuẩn tuyển dụng để có thể thu hút thêm nhiều sinh viên đại học. Chiều cao cho ứng viên nam chỉ còn 1m58, trong khi trần cân nặng đã được nâng lên tương đối nhiều, báo China Daily đưa tin.
Báo trên còn cho hay tiêu chuẩn thị lực để vào quân đội cũng được nới lỏng bởi hiện 70% học sinh, sinh viên tại Trung Quốc bị cận thị.
Thoa Phạm
Theo SCMP
Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ Căng thẳng tiếp diễn đã bùng phát thành xung đột quân sự và Liên Xô đã có lúc khiến Trung Quốc phải run sợ. Năm 1968, chiến dịch chuyển quân từ phía tây sang phía đông của Liên Xô mới bắt đầu đã tạm thời bị hoãn lại. Lý do: phần lớn lực lượng quân sự Liên Xô đã được huy động để...