Lính Trung Quốc diễn tập đột kích trên núi cao
Quân đội Trung Quốc diễn tập tấn công ban đêm ở địa hình có độ cao lớn, khi tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya với Ấn Độ tăng nhiệt.
Trong cuộc diễn tập, một tiểu đoàn trinh sát của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đóng quân ở Tây Tạng cơ động đến khu vực mục tiêu ở độ cao 4.700 m trên dãy Tanggula vào ban đêm. Đơn vị này sử dụng thiết bị nhìn đêm gắn trên xe để tiến hành cuộc tập kích, tránh bị máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ của đối phương phát hiện, CCTV ngày 2/6 đưa tin.
Khi phát hiện mục tiêu, các binh sĩ Trung Quốc sử dụng UAV cỡ nhỏ thả chất nổ nhằm vào các chướng ngại vật do đối phương thiết lập. Ma Qian, tiểu đoàn trưởng trinh sát, cho biết hơn 2.000 quả rocket và lựu phóng được sử dụng trong diễn tập.
Theo Ma Qian, đợt diễn tập được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt và phức tạp, đồng thời nhằm huấn luyện sử dụng khí tài mới.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc điều khiển máy bay không người lái trong cuộc diễn tập tại độ cao 4.700 m trên dãy Tanggula. Ảnh: CCTV.
Cuộc diễn tập đột kích ban đêm của quân đội Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ trên dãy Himalaya gia tăng từ đầu tháng 5, khi biên phòng hai nước ẩu đả ở thung lũng sông Galwan. Khu vực này nằm giữa vùng Ladakh, Kashmir do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Binh sĩ hai nước sau đó tiếp tục xô xát tại hồ Pangon Tso khiến nhiều người ở hai bên bị thương. Tờ Global Times của Trung Quốc đưa tin nước này sẽ có biện pháp đối phó với hành vi “cản trở các chuyến tuần tra bình thường” và cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực biên giới của phía Ấn Độ.
Ấn Độ và Trung Quốc dường như đều không muốn làm tăng nhiệt tình hình và nỗ lực đàm phán để giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, hai bên vẫn liên tục có những động thái tăng quân đến gần biên giới, làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ vũ trang.
Các vụ ẩu đả hồi tháng 5 là lần đụng độ đầu tiên giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc kể từ năm 2017, khi quân đội hai nước đối đầu với nhau trong hơn 70 ngày tại Doklam. PLA sau đó tăng số vũ khí có thể sử dụng ở khu vực độ cao lớn nhằm khắc phục khó khăn trong điều kiện lạnh và thiếu ôxy.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nói PLA nhiều khả năng đẩy mạnh các cuộc tập trận ban đêm trên khu vực núi cao do những căng thẳng với Ấn Độ. “Bất kể mối quan hệ Trung – Ấn có căng thẳng hay không, PLA cần huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh. Việc tăng cường năng lực tác chiến ở cao nguyên, đặc biệt khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết, là nhiệm vụ cấp bách”, Song nói.
Song nhận định tác chiến ban đêm sẽ là phương thức phổ biến trong tương lai và PLA sẽ chuẩn bị cho điều này. “Trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, PLA phải tăng huấn luyện quân sự”, Song nói.
Đụng độ ác liệt tại biên giới Trung Quốc và Ấn Độ
Hơn trăm binh sĩ đã tham gia một cuộc đụng độ dọc biên giới Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Himalaya, làm một số binh sĩ ở cả hai bên bị thương.
Khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ (Ảnh Sputniks)
Tờ Hindustan Times dẫn hai nguồn tin quân sự cấp cao cho biết, xung đột nổ ra ở con đèo tại độ cao hơn 5.000m dọc biên giới của Trung Quốc thuộc bang Sikkim, phía đông bắc Ấn Độ hôm 9/5.
"Bốn lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ", một quan chức Ấn Độ giấu tên cho hay.
Quan chức này mô tả vụ việc vừa xảy ra là một cuộc đối đầu ác liệt.
Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cũng xác nhận rằng xung đột biên giới đã nổ ra ở khu vực phía bắc Sikkim và hai bên đều có người bị thương.
Hãng tin ANI và tờ Hindustan Times đều đưa tin, cuộc xung đột đã được giải quyết ở cấp địa phương.
Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từng xảy ra nhiều tranh chấp về lãnh thổ. Các cuộc đối đầu và đụng độ đôi khi xảy ra dọc biên giới hai nước từ bang Sikkim tới Tây Tây của Trung Quốc cũng như tại Đường kiểm soát thực tế.
Bắc Kinh và New Delhi đã tiến hành nhiều cuộc gặp cấp cao để giải quyết đề biên giới. Tháng 12/2019, cả hai nước nhất trí lập đường dây nóng để tránh xung đột dọc đường kiểm soát thực tế.
Mỹ rút lá chắn tên lửa khỏi Arab Saudi Quân đội Mỹ rút 4 hệ thống phòng không Patriot và 300 binh sĩ khỏi Arab Saudi vì cho rằng mối đe dọa từ Iran đã giảm bớt. "Hai hệ thống lá chắn tên lửa được triển khai đến Arab Saudi sau vụ tập kích nhà máy lọc dầu đang rời đi. Tôi nghĩ mọi người đều biết đó là đợt điều chuyển...