Lính Trung Quốc bị nghi vác đao, dàn quân gần Ấn Độ
Truyền thông Ấn Độ đăng ảnh hàng chục người mặc quân phục Trung Quốc, mang đao kiếm, gậy gộc, dàn quân trên sườn đồi gần biên giới hai nước.
Trong bức ảnh được tuyền thông Ấn Độ đăng hôm qua, đoàn người được cho là binh sĩ quân đội Trung Quốc vác theo đao, dao rựa, gậy gộc và cả súng trường tự động dàn hàng ngang dọc chiến lũy xếp bằng đá trên một sườn đồi ngày 7/9.
Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết nhóm 40-60 binh sĩ Trung Quốc xuất hiện tại khu vực Mukhpari trên rặng Rezang-La, phía đông Ladakh, khu vực tranh chấp giữa hai nước. Nhóm lính này tìm cách áp sát vị trí do quân đội Ấn Độ kiểm soát vào khoảng 18h ngày 7/9.
Những vũ khí thô trong ảnh gần giống loại được sử dụng trong vụ ẩu đả chết người tại thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh sĩ Trung Quốc thương vong hôm 15/6.
“Binh sĩ Trung Quốc có thể định tấn công lính Ấn Độ tương tự vụ đụng độ ở thung lũng Galwan, khi họ mang theo gậy, giáo, dùi cui và quan đao”, nguồn tin nói. Quan đao là loại binh khí giống thanh đao mà nhân vật Quan Vũ trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa sử dụng.
“Khi lục quân Ấn Độ đẩy lùi lính Trung Quốc, họ nổ 10-15 phát súng chỉ thiên nhằm thị uy trước lính Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nổ súng dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) sau 45 năm. Vụ nổ súng lần trước diễn ra năm 1975. Lính Ấn Độ không nổ súng”, nguồn tin nói.
Video đang HOT
Hàng chục người được cho là lính Trung Quốc mang theo vũ khí thô sơ tập trung trên sườn núi gần biên giới Ấn Độ, ngày 7/9. Ảnh: PTI.
Các nguồn tin Ấn Độ cũng cho biết tình hình tại khu vực dọc theo LAC, biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đang rất căng thẳng và không ổn định. Lính Trung Quốc tìm cách đẩy bật lục quân Ấn Độ khỏi các điểm cao chiến lược giữa đỉnh Mukhpari và vùng Rezang La.
“Quân đội Trung Quốc tìm cách chiếm các điểm cao chiến lược trong 3-4 ngày qua. Họ phá hàng rào sắt, vốn do lính Ấn Độ dựng từ trước, vào hôm 7/9. Lực lượng Ấn Độ tiếp tục kiểm soát các mỏm núi chiến lược ở khu vực phía nam hồ Pangong Tso và theo dõi đội hình Trung Quốc trong khu vực Moldo”, nguồn tin cho biết.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều chưa bình luận về thông tin và hình ảnh trên.
Căng thẳng biên giới Ấn – Trung leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hồi giữa tháng 6. Vụ ẩu đả khiến cả Ấn Độ và Trung Quốc điều quân tăng viện lên khu vực biên giới. Quân đội Ấn Độ cũng cho phép các sĩ quan chỉ huy ở biên giới được phép ra lệnh nổ súng khi cần thiết sau vụ đụng độ.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai “các hoạt động quân sự khiêu khích” ba tháng sau khi “quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh”. Tuy nhiên trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC và tuyên bố lục quân Ấn Độ chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Ấn Độ và Trung Quốc ngày 8/9 cáo buộc lẫn nhau bắn chỉ thiên trong vụ đụng độ tại biên giới tranh chấp đêm 7/9, song đều không tiết lộ vị trí cụ thể.
Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ “vi phạm thỏa thuận song phương”, yêu cầu “dừng các hành động nguy hiểm” và “trừng phạt nghiêm khắc binh sĩ đã nổ súng”. Lục quân Ấn Độ bác tin, cho biết lính Trung Quốc nổ súng thị uy khi bị ngăn cản và khẳng định binh sĩ Ấn Độ “hành động một cách kiềm chế”.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Ấn Độ bác cáo buộc nổ súng ở biên giới với Trung Quốc Ấn Độ thử thành công vũ khí siêu vượt âm Trung Quốc tố lính Ấn Độ nổ súng ở biên giới Đội đặc nhiệm tiền phương bảo vệ biên giới Ấn Độ Ấn Độ điều tra nghi vấn 5 công dân bị ‘bắt cóc’ gần Trung Quốc
Nước dâng cao ở vùng tranh chấp biên giới Ấn Độ, binh sĩ Trung Quốc gặp nguy
Binh sĩ Trung Quốc tập trung với số lượng lớn ở phạm vi 5km từ vùng tranh chấp tại thung lũng Galwan đang gặp nguy hiểm khi nước dâng cao ở bờ sông Galwan gây ngập lụt, nguồn tin quân đội Ấn Độ cho biết trên tờ Hindustan Times.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần ẩu đả ở vùng tranh chấp.
Một chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ nói dòng sông Galwan có nguồn gốc từ cao nguyên Aksai Chin, vốn rất lạnh, luôn tiệm cận mức đóng băng. Nhưng nhiệt độ tăng cao trong những ngày vừa qua khiến mực nước lên cao nhanh chóng.
"Tuyết đang tan rất nhanh, bất kì vị trí nào ở gần bờ sông cũng rất nguy hiểm", sỹ quan Ấn Độ cho biết, ám chỉ các bức ảnh vệ tinh cho thấy binh sĩ Trung Quốc hạ trại ngay bờ sông.
Sỹ quan Ấn Độ cho biết thêm, ngay cả những khu vực khác do Trung Quốc kiểm soát ở vùng tranh chấp như hồ Pangong Tso, Gogra, Hot Springs đều không thể đồn trú được trong thời gian dài, ám chỉ nếu căng thẳng kéo dài đến mùa đông.
Thông thường, căng thẳng biên giới Trung-Ấn sẽ leo thang đến đỉnh điểm trong những tháng mùa hè. Vào mùa đông, hai bên đều tự động rút quân vì khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao.
Theo Hindustan Times, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây đã có chuyến thăm đến vùng tranh chấp ở Ladakh, khẳng định Ấn Độ quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cục diện tranh chấp sẽ ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới. Có thông tin nói rằng quân đội Trung Quốc kéo cáp quang đến một địa điểm ở thung lũng Galwan. Binh sĩ Trung Quốc cũng bị tố xây đường hầm ở khu vực hồ Pangong.
Quân đội Ấn Độ dự đoán căng thẳng biên giới Trung-Ấn năm nay sẽ kéo dài, dài hơn cả quãng thời gian 73 ngày trong cuộc đụng độ biên giới năm 2017 ở cao nguyên Doklam.
Pháo tự hành M-777 và xe tăng chủ lực T-90 đang là hai vũ khí quan trọng của Ấn Độ hiện diện ở vùng tranh chấp, cùng các vũ khí chống tăng. Tất cả các trang thiết bị vũ khí đều được Ấn Độ vận chuyển đến vùng tranh chấp bằng máy bay vận tải quân sự C-17.
Trung Quốc có thể đã rút quân gần biên giới Ấn Độ Trung Quốc bắt đầu rút quân dọc khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Galwan, sau cuộc đụng độ tháng trước, quan chức Ấn Độ cho biết. Binh sĩ Trung Quốc hôm nay tháo dỡ lều bạt và các cấu trúc tại một địa điểm ở thung lũng Galwan, gần nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hôm...