Linh Nga hạnh phúc khi được mẹ đi ủng hộ
‘ Chim công làng múa’ làm biên đạo cho tiết mục trong chương trình tối 29/6.
Tối qua, Linh Nga tham gia chương trình nghệ thuật tại nhà hát Quân đội, TP HCM. Mẹ của cô – nghệ sĩ Vương Linh – cũng có mặt để cổ vũ con gái trong vai trò biên đạo múa. Gương mặt mẹ con nghệ sĩ Vương Linh – Linh Nga có nhiều nét giống nhau.
Linh Nga mặc bộ trang phục do nhà thiết kế Thủy Nguyễn thực hiện, vừa giản dị vừa đậm chất truyền thống.
Trước khi diễn ra tiết mục, Linh Nga cẩn thận chỉnh sửa trang phục cho học trò ở hậu trường.
Cô cũng dặn dò kỹ lưỡng để các diễn viên múa không xảy ra sai sót trong khi trình diễn.
Video đang HOT
Linh Nga và các học trò nhí nhảnh chụp ảnh chung trước khi biểu diễn.
Bài múa được Linh Nga và các học trò dàn dựng trong vòng một tháng với ý nghĩa đi đâu cũng muốn trở về nhà. Đây cũng là tâm trạng mà nữ nghệ sĩ trải qua cách đây 7 năm khi cô đi học xa nhà.
Linh Nga nhận hoa từ ban tổ chức.
Cô cùng mẹ và các học trò hạnh phúc với thành công của tiết mục.
Theo VNE
Linh Nga: 'Paris Ballet khiến tôi bật khóc'
Chim công làng múa Việt xúc động khi chứng kiến các nghệ sĩ ballet kinh điển thế giới biểu diễn ngay tại Hà Nội.
Chương trình Paris Balletpar VPBank đượccác nghệ sĩ từ Nhà hát ballet lâu đời nhất thế giới -Ballet de l'Opera de Paris cùng những nghệ sĩ khách mời hàng đầu thế giới trình diễn vào tối 11/6 tại Hà Nội. Đêm diễn được nhiều khán giả mong đợi bởi trước đó, ban tổ chức hứa hẹn "đem lại những gì tinh túy nhất" của nghệ thuật ballet đến Việt Nam nói chung cũng như thủ đô nói riêng.
- Cảm xúc của chị thế nào khi được xem những đoạn ballet kinh điển thế giới ngay tại Hà Nội?
- Tôi thực sự rất xúc động khi xem lại những trích đoạn kinh điển của ballet, và cả những trích đoạn ballet hiện đại. Nói thật, với những người học múa như chúng tôi, đây là những vở diễn nằm lòng, tôi vừa xem, vừa có thể hát theo và gõ nhịp theo những bản nhạc. Song cảm giác về mỗi lần xem lại từng vở diễn vẫn vô cùng đặc biệt. Tôi thấy mình thưởng thức một đêm nghệ thuật thực sự sang trọng và đẳng cấp. May mắn là một người tiếp xúc với ballet từ nhỏ khi được cùng cha mẹ đi xem từ bé (ở Nga), nhưng, khi xem những trích đoạn ballet trình diễn bởi các vũ công Pháp, tôi thấy sống dậy những tháng ngày tháng thơ bé, dù trường phái ballet Pháp có khác Nga chút xíu.
- Khán giả Hà Nội được thưởng thức đến 8 trích đoạn ballet nổi tiếng trên nền nhạc chơi live, chị đánh giá thế nào về điều này?
- Tôi gần như phát khóc khi chứng kiến hàng trăm con người trong một dàn nhạc đệm đàn cho một cặp nghệ sĩ trên sân khấu. Bằng cách đó để thấy rằng ballet thực sự là một bộ môn nghệ thuật cực kỳ khác biệt, tinh túy. Khi biết các nghệ sĩ trong dàn nhạc đến từ dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, tôi càng khâm phục sự kết hợp này. Vì tôi hiểu, để khớp được nhạc giữa những vũ công với những người dàn nhạc không hề đơn giản. Nhưng, điều đó đã diễn ra trơn tru. Người nghệ sĩ già bên cây đàn dương cầm hiện ra như trong bức tranh cổ điển, lướt tay trên phím đàn để bắt đầu cho các trích đoạn "In the night" đã cho tôi thấy một Paris huyền thoại thực sự hiện ra theo từng khoảnh khắc. Đôi khi tôi không tin điều này đang diễn ra tại Việt Nam, nó như một giấc mơ.
- Là một người làm nghề, chị chia sẻ thế nào khi nhìn thấy tận mắt những cặp đôi nghệ sĩ trên sân khấu?
- Khi xem cặp đôi nam diễn trong trích đoạn "Những nhịp đập gián đoạn của trái tim", vở diễn của biên đạo tài năng Pháp - Roland Petit lấy cảm hứng từ tác phẩm "Đi tìm thời gian đã mất" của Marcel Proust với màn phô diễn hình thể đặc biệt, tôi lặng người. Body đó của người nghệ sĩ có được là kết quả của bao năm tháng khổ luyện, xương cốt cũng có thể cất lên tiếng nói như thế đều do tập luyện mà ra. Nó không phải kết quả của tập gym như ai đó nghĩ. Và tôi thấy ở đó là sự hy sinh và lao động thực sự nghiêm túc của từng nghệ sĩ.
Bên cạnh đó, tất cả những cặp đôi họ đều cao như nhau và đẹp. Vũ công ballet sau tuổi 30 sức khỏe họ đã chuyển sang một giai đoạn khác, nhưng các nghệ sĩ, ai cũng đẹp như trong tranh. Khi họ xuất hiện và nhảy múa, họ đã làm cho khán phòng ấy bước sang một tầm cao mới. Rồi khi nghệ sĩ kết thúc tiết mục biểu diễn, cách họ chào khán giả rồi lại chào nhau khiến tôi rất cảm động. Sự trân trọng nhau đó của những người bạn nghề là điều chúng ta phải học hỏi.
Paris Ballet do VPBank tổ chức.
- Chị đánh giá thế nào về sân khấu và ánh sáng?
- Nghệ sĩ biển diễn như đang ở trong nhà hát của chính họ đã phản ánh rằng, ánh sáng, đạo cụ, sàn diễn đều đã đạt chuẩn. Bởi với những nghệ sĩ đi trên giày mũi cứng, nếu sàn diễn không đáp ứng, họ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Sự đáp ứng này từ phía ban tổ chức rất kỳ công.
- Chị thích tiết mục nào nhất?
- Tôi không dám bình luận gì về chuyên môn của các nghệ sĩ, vì họ quá quyệt vời. Nhưng cá nhân tôi thích phần hai với "Carmen", "Don Quichotte" hơn. Tôi cũng nhận ra sự trang nhã và sang trọng đậm chất Pháp từ phục trang cho đến từng bước nhảy. Ballet quả thực là những bức tranh điêu khắc. Tôi rất muốn chụp riêng một bức ảnh cho mình, nhưng tôi giơ máy ảnh lên rồi lại không dám chụp. Cánh tay của họ như những con chim, từng bộ phận của họ đã cất lên tiếng nói riêng của cơ thể, của câu chuyện họ đang kể. Và tôi nhận ra, ballet là văn hóa, là hơi thở của họ, nên, chúng tôi cũng như nhiều người châu Á đã sang Pháp học ballet, nhưng có lẽ chúng ta vẫn cứ học để tiếp cận chứ chúng ta sẽ kể ballet theo cách khác họ. Còn các nghệ sĩ đã biểu diễn ballet như chính cuộc đời và họ đã mang cả Paris đến Hà Nội trong từng chuyển động cơ thể.
Theo VnExpress
Linh Nga: 'Tôi luôn mang con gái đi diễn cùng' Bé Luna theo 'Chim công làng múa Việt' ở mọi chuyến công tác trong nước lẫn nước ngoài. - Năm 2016 khởi đầu khá suôn sẻ với chị khi được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú sau 20 năm làm nghề. Cảm xúc của chị thế nào về danh hiệu này? - Tôi rất bất ngờ khi được phong tặng danh...