Lính NATO đụng độ với người dân ở Kosovo: Nga lên tiếng
Tình hình an ninh ở các khu vực phía Bắc Kosovo là “rất mong manh”, cảnh sát Kosovo cho hay.
Binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình NATO bị ngã khi đụng độ với người biểu tình ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Reuters hôm 30/5 đưa tin, hàng chục binh sĩ NATO vẫn đang bảo vệ tòa thị chính ở thị trấn Zvecan (Kosovo), một ngày sau khi xảy ra vụ đụng độ khiến 41 binh sĩ NATO và 52 người biểu tình người Serb bị thương.
Nguồn tin giấu tên từ cảnh sát Kosovo tiết lộ, những cuộc đụng độ có thể tiếp tục xảy ra. Các chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên có thể bị dỡ bỏ bất cứ lúc nào.
Bình luận trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga hôm 30/5, bà Maria Zakharova – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga – cho rằng, cần có “các bước quyết định” để làm giảm căng thẳng ở Kosovo.
Video đang HOT
“Chúng tôi kêu gọi phương Tây chấm dứt các tuyên bố sai trái và ngừng đổ lỗi tình hình ở Kosovo cho cộng đồng người Serb. Họ bị đẩy đến tuyệt vọng, không vũ trang và đang cố gắng bảo vệ các quyền tự do hợp pháp của mình”, bà Zakharova bình luận.
Theo bà Zakharova, lực lượng NATO ở Kosovo là nhân tố khiến căng thẳng leo thang ở miền Bắc Kosovo.
“Cuộc khủng hoảng ở các thị trấn Zvecan, Leposavic và Zubin Potok vốn có thể giải quyết khá dễ dàng bằng biện pháp hòa bình. Nhưng điều đó lại quá khó khăn đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO. Sự thiếu chuyên nghiệp của họ trở thành nguồn cơn gây ra bạo lực không cần thiết”, bà Zakharova chỉ trích.
Theo bà Zakharova, cộng đồng người Serb ở khu vực phía Bắc Kosovo nên được trao quyền tự trị.
Cộng đồng người Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo, còn người Serb chỉ chiếm đa số ở khu vực phía Bắc (khoảng 50.000 người). Năm 2008, Kosovo tuyên bố tách khỏi Serbia và thành lập nhà nước riêng. Nhiều người Serb ở Kosovo đến nay vẫn phản đối điều này.
Theo Reuters, cuộc đụng độ hôm 29/5 ở một số khu vực miền Bắc Kosovo khiến 41 binh sĩ NATO bị thương. Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic – tuyên bố, có 52 người Serb ở Kosovo bị thương và đặt quân đội Serbia trong tình trạng báo động cao nhất.
Ô tô bị đốt cháy ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Người Serb tấn công binh sĩ NATO (ảnh: Reuters)
Căng thẳng bắt đầu gia tăng từ tuần trước, khi các thị trưởng người Albania nhậm chức ở miền Bắc Kosovo. Hồi tháng 4, cộng đồng người Serb ở Kosovo đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử thị trưởng. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở miền Bắc Kosovo chỉ là 3,5%, nhưng các thị trưởng người Albania vẫn đắc cử.
Để phản đối, hàng trăm người Serb đã tổ chức biểu tình, chặn thị trưởng người Albania vào văn phòng, khiến cảnh sát Kosovo phải dùng hơi cay để giải tán. Động thái của chính quyền Kosovo hứng chỉ trích từ Mỹ và phương Tây.
Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine có tính đến tình hình thực tế
Ngày 9/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán với Ukraine và Moskva sẽ tiến hành đàm phán có tính đến tình hình thực tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bà Zakharova đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Nga. Trả lời câu hỏi liệu Nga có kéo dài thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, bà Zakharova cho biết điều này phụ thuộc vào cách thức hoàn thành phần nội dung thỏa thuận liên quan đến Nga trước khi văn kiện này hết hiệu lực. Đại diện ngoại giao Nga nhấn mạnh cho tới thời điểm hiện tại, phần nội dung này chưa có bất kỳ tiến triển nào, hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga ra thị trường thế giới vẫn gặp trở ngại.
Về quan hệ với Mỹ, bà Zakharova nhấn mạnh Bộ Ngoại giao Nga không hề liên lạc với phía Mỹ, ngoại trừ các cuộc tiếp xúc thường xuyên thông qua các Đại sứ quán. Tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ đại diện giấu tên trong chính quyền Mỹ và phương Tây cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bị cáo buộc đã có một loạt các cuộc liên lạc bí mật gần đây với Thư ký của Tổng thống Nga Yuri Ushakov và Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Nikolai Patrushev.
Trong khi đó, hãng tin TASS của Nga cho biết ngày 9/11, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Sergei Shoigu đã ra lệnh rút quân qua sông Dnepr. Ông nêu rõ quân đội bắt đầu rút quân và thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo việc chuyển quân an toàn, vũ khí và trang thiết bị qua sông Dnepr. Cùng ngày, trên 115.000 người dân đã được sơ tán khỏi vùng Kherson nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ lũ lụt ở khu vực dưới nhà máy thủy điện Kakhovskaya tại đây.
Nga kiên quyết đứng ngoài Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mới Theo giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW) đang làm xói mòn niềm tin và sự đoàn kết giữa các nước, thậm chí phản tác dụng so với tên của nó". Tên lửa RT-2PM Topol có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của quân đội Nga -...