Lính Mỹ thú nhận nỗi ám ảnh giết trẻ em
Nỗi ám ảnh giết người của lính Mỹ phụ trách phi cơ không người lái
Cian Westmoreland 18 tuổi khi gia nhập lực lượng Không quân Mỹ. Năm nay anh 28 tuổi và đã phục viên. Cian từng phục vụ trong đơn vị kiểm soát máy bay không người lái 606 ở Đức và 73 ở Kandahar, Afghanistan, với tư cách là kỹ thuật viên không quân.
Một phi cơ không người lái phóng rocket tiêu diệt mục tiêu.
Cian đã xây dựng cơ sở hạ tầng liên lạc cho chương trình phi cơ không người lái (UAV) của quân đội Mỹ ở Afghanistan, mà theo một báo cáo năm 2015 của The Intercept đã dẫn tới cái chết của hàng trăm dân thường.
Năm 2010, sau 4 năm trong quân ngũ, anh này rời khỏi lực lượng không quân Mỹ và gia nhập đội ngũ những người “thổi còi” phê phán chính sách phi cơ không người lái của Mỹ.
Dưới đây là câu chuyện của Cian qua lời kể của chính anhm trên trang báo mạng al Jazeera:
“Ngày đầu tiên tôi được đưa tới Kandahar thực sự lạ lẫm. Tôi đi bộ từ lều ở ra chiếc “hộp nhỏ” – đây chính là văn phòng của tôi. Sếp tôi đã có mặt trong đó, miệng tươi cười. Ông quay sang chúng tôi, nói: “Nào các chàng trai, chúng ta sẽ tiêu diệt các gã người xấu”.
Tôi thấy nghẹn trong cổ họng và dạ dày. Hồi đọc Kinh thánh, tôi biết rằng chúng ta không được giết người, thế mà giờ đây ở chỗ này, tôi lại đang làm cái việc xây dựng cơ sở kỹ thuật cho người ta làm công việc giết chóc đó.
Tôi xây dựng hệ thống truyền dữ liệu. Tôi cũng tham gia canh gác và được chứng kiến cảnh lũ trẻ con đến xin nước và chúng tôi được lệnh không cho chúng nước.
Video đang HOT
Một ngày tôi nhận ra là nếu mình không nạp hệ thống mã hóa mỗi ngày thì chẳng có gì xảy ra cả. Máy bay sẽ không thể sử dụng hệ thống này để thực thi chương trình phi cơ không người lái.
Áp lực ngược
Không bị kẻ thù đe dọa trực tiếp – đây là điều làm cho công việc trở nên khó khăn. Nếu bạn gặp nguy hiểm, nếu ai đó đang gí súng vào bạn thì bạn có thể biện minh cho việc bắn vào ai đó.
Nhưng nếu bạn sống ở Kandahar, bạn lại đối mặt với một màn hình, ở đó bạn thấy con người từ ngày này qua ngày khác, bạn bắt đầu thậm chí cảm thấy rằng họ chẳng phải là người xấu.
Một vài người bắt đầu thấy có liên hệ tình cảm với những người mà họ truy đuổi và bắt đầu hiểu được nét nhân văn ở những người đó. Điều này thực sự gây tổn thương trong lòng, mà bạn thì chẳng có ai để tâm sự.
Khi bạn tham gia vào chương trình phi cơ không người lái, bạn bị cách ly. Người điều khiển, nhà phân tích, các chỉ huy – tất cả đều làm việc riêng rẽ. Tất cả những gì bạn nghe thấy là những tiếng nói chỉ cho bạn phải làm gì.
Những người như tôi cảm thấy khó xử. Khi mà bạn không ở vào trạng thái phải chiến đấu để sinh tồn – phải chiến đấu tức thời, thì bạn sẽ không át được các tiếng nói chỉ trích từ trong tâm can mình. Nghĩa là bạn sẽ ở vào trạng thái giằng xé về đạo đức.
Dân thường đã chết
Khá nhiều dân thường đã thiệt mạng do chính cái công việc tôi đã làm.
Một phi công không quân Mỹ cầm cần lái điểu khiển UAV bắn hạ mục tiêu.
Dù cho bạn là người điều khiển UAV hay là nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, tay bạn vẫn nhúng chàm. Giờ đây ở Mỹ chúng ta có một quân đội không chịu trách nhiệm trước công chúng. Hàng ngàn người có trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Hỗn hợp – một lực lượng chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống Mỹ.
Quân đội đang trở nên khó kiểm soát. Vào năm 2030 đa số người được tuyển dụng sẽ là để hỗ trợ kỹ thuật và bảo dưỡng. Khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm?
Trong chương trình UAV, bạn thường phải làm việc theo ca dài 10-12 tiếng đồng hồ. Điều này làm tăng triệu chứng tự kỷ. Tương tự như khi chơi điện tử nhiều, bạn sẽ kiệt sức và hốc hác.
Theo_Báo Đất Việt
Lính Mỹ dùng thuốc hóa "siêu nhân" trong chiến tranh VN
Cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam cũng là lần đầu tiên những loại thuốc khiến binh lính Mỹ "cảm giác như một siêu nhân bất khả chiến bại" được đưa vào sử dụng.
Mỹ đã nhận được bài học thích đáng trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Lukasz Kamienski, tác giả bài báo đáng chú ý trên tờ Atlantic cho biết chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kì lạ nhất giữa 2 bên không cân xứng về thực lực nhưng Việt Nam đã dạy cho Mỹ một bài học bằng việc khai thác yếu điểm của quân đội Mỹ. Những chiến lược, chiến thuật của tác chiến truyền thống mà quân đội Mỹ áp dụng đã không có hiệu quả ở Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam được nhiều sử gia gọi bằng tên "chiến tranh dược lý" vì rất nhiều chất kích thích và an thần được quân lính Mỹ sử dụng với khối lượng nhiều chưa từng có trong lịch sử. Triết gia người Anh Nick Land gọi chiến tranh Việt Nam là "điểm giao tranh bạo lực giữa dược lý và công nghệ".
Thế chiến II đã chứng kiến amphetamine được sử dụng nhưng các công trình nghiên cứu về tác dụng của loại biệt dược này lên lính Mỹ chưa được làm rõ. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, amphetamine được cấp rất nhiều cho binh lính sử dụng. Trong các chiến dịch du kích hoặc hoạt động dài ngày, lính Mỹ sẽ được cấp phát thuốc bên cạnh nhu yếu phẩm. Lính Mỹ cũng không quan tâm liều lượng mà chỉ uống nó "như ăn kẹo". Năm 1971, báo cáo của Ủy ban Thượng viện cho thấy từ năm 1966 đến 1969, quân đội Mỹ tiêu thụ hơn 225 triệu viên thuốc kích thích, chủ yếu là Dexedrine, một biến thể của amphetamine độc lực mạnh gấp 2 lần benzedrine trong Thế chiến II. Hải quân Mỹ sử dụng nhiều nhất loại thuốc này.
Trên mũ người lính này ghi dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục".
"Chúng tôi có sẵn amphetamine và được chính phủ Mỹ cung cấp", Elton Manzione, thành viên trung đội tình báo chia sẻ. Elton được một người lính hải quân cho biết dùng amphetamine sẽ giúp "can đảm và tỉnh như sáo. Mọi giác quan được đẩy lên cực độ. Cảm giác như một siêu nhân bất khả chiến bại". Những binh lính từng tham chiến ở Lào trong 4 ngày được cấp một túi thuốc trong đó có 12 viên thuốc giảm đau Darvon, 24 viên giảm đau codeine và 6 viên "thuốc siêu nhân" Dexedrine. Nhiều người khẳng định trước mỗi chiến dịch quan trọng, họ được tiêm steroid trực tiếp vào người.
Các nghiên cứu sau này cho thấy 3,2% lính Mỹ nghiện nặng amphetamine và chỉ sau 1 năm triển khai quân tới chiến trường Việt Nam, con số này tăng lên 5,2%. Nhiều cựu binh khẳng định amphetamine khiến họ tỉnh táo nhưng đồng thời mức độ quá khích cũng tăng lên. Họ nói rằng cảm giác về tốc độ không còn và việc bắn giết trẻ em ngoài đường phố là điều bình thường.
Thuốc an thần không chỉ thúc đẩy ý chí chiến đấu mà còn giảm đau đớn. Nhằm giúp binh sĩ không suy sụp tinh thần khi tham chiến, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định sử dụng thuốc an thần và cấp liên tục cho binh lính. Tác giả David Gross man trong cuốn sách "On Killing, Vietnam" (tạm dịch: Tàn sát, Việt Nam) viết "đây là cuộc chiến đầu tiên thuốc an thần được sử dụng để thúc đẩy tinh thần binh lính". Những loại thuốc đáng lý để điều trị bệnh trầm cảm, lo âu lần đầu tiên được kê đơn ở chiến tranh Việt Nam. Chính điều này khiến tỉ lệ binh sĩ chán nản là rất thấp: Trong thế chiến II tỉ lệ là 10%, chiến tranh Triều Tiên là 4% và ở Việt Nam chỉ là 1%.
Chỉ 1% binh lính Mỹ bị trầm cảm do sử dụng amphetamine thường xuyên.
Tuy nhiên, hậu quả đánh đổi là không nhỏ vì tác dụng an thần chỉ là tạm thời. Sau một thời gian dài tích tụ, nếu "quả bom nổ chậm" này phát nổ thì tác động về mặt tâm lý còn khủng khiếp hơn rất nhiều lần. Gross ví thuốc an thần như insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường: chỉ giải quyết được triệu chứng chứ không dứt điểm căn nguyên bệnh. Số liệu thống kê ước tính có khoảng 400.000 đến 1,5 triệu lính Mỹ mắc hội chứng Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) sau khi về nước.
Theo_Dân việt
Nga khuyến cáo công dân cẩn thận bị Mỹ "truy bắt" Bộ Ngoại giao Nga cho rằng ngành tư pháp Mỹ có thành kiến không tốt với những người Nga bị bắt giữ. Hãng TASS (Nga) đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 11-4 đã kêu gọi công dân nước này cân nhắc kỹ lưỡng mọi nguy cơ khi lên kế hoạch ra nước ngoài trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành chiến dịch...