Lính Mỹ hưởng lương cao chót vót
Dù áp dụng chế độ quân dịch không bắt buộc, nhưng Mỹ vẫn có đội quân lớn thứ hai sau Trung Quốc, với hơn 1,4 triệu lính, chưa kể 848.000 người dự bị, nhờ chế độ đãi ngộ tốt dành cho binh lính.
Những nam nữ thanh niên từ 18 tuổi trở lên (hoặc 17 tuổi nếu được bố mẹ đồng ý) đều có thể đăng ký tham gia quân đội, với thời gian từ 2-5 năm trong Lục quân, 2 năm trong Hải quân, 4 năm trong Không quân và Thủy quân lục chiến.
Năm 2011, tối thiểu mỗi lính Mỹ được trả gần 18.000 USD/năm. Mức lương tối thiểu của một đại đội trưởng với ít nhất 6 năm trong quân đội là hơn 34.000 USD. Dù mức lương này thấp hơn so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ (hơn 41.500 USD năm 2011), nhưng họ đã không phải chịu bất kỳ chi phí ăn uống, nhà cửa, quần áo nào.
Ngoài lương cơ bản, lính Mỹ còn có thể nhận được một số khoản đặc biệt như khi thực hiện nhiệm vụ khó khăn, có trình độ ngoại ngữ tốt, hay phải ra chiến trường. Những khoản trả thêm này có thể lên tới hàng nghìn USD mỗi năm. Ví dụ, một lính Mỹ giỏi ngoại ngữ có thể được trả thêm 12.000 USD, hay những lính đóng quân ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hơn ở Mỹ được trả thêm 150 USD/tháng. Họ được đóng bảo hiểm trị giá 200.000-300.000 USD để chi trả cho gia đình họ trong trường hợp họ hy sinh ngoài chiến trường.
Cựu chiến binh Mỹ được nhiều quyền lợi khác như chăm sóc sức khỏe miễn phí trong thời gian nhất định, mua nhà ưu đãi, vay tiền lãi suất thấp, ưu tiên tuyển dụng.
Mỹ là nước chi nhiều nhất cho quốc phòng, với mức 633 tỷ USD năm 2013, bỏ xa mức dự kiến 140 tỷ USD của Trung Quốc trong năm nay.
Bị ghét nếu không đi lính
Trong khi đó, Hàn Quốc quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với những người tuổi từ 20-30, yêu cầu trình độ tối thiểu hết trung học. Những người dương tính với HIV được miễn thực hiện nghĩa vụ. Gần đây, ca sĩ diễn viên nổi tiếng xứ Hàn Bi Rain bị kỷ luật khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự mà vẫn hẹn hò người ngoài, diễn viên Kim Tae Hee.
Ca sĩ Bi Rain (trái) gần đây bị kỷ luật vì hẹn hò với diễn viên Kim Tae Hee khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự
Ngôi sao nhạc pop tên thật là Jung Ji-hoon bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc 2 năm từ năm 2011. Từ chiến tranh 1950-53 đến nay, tất cả đàn ông khỏe mạnh ở Hàn Quốc đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Năm 2004, diễn viên Song Seung-heon bị phản ứng dữ dội khi sự việc anh này tìm cách trốn quân dịch bị vỡ lở. Sự nghiệp của những diễn viên, ca sĩ, người mẫu như Zo In-sung, So Ji-sub và Won Bin… phát triển rực rỡ sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Vì người dân Hàn Quốc cực kỳ ghét người trốn nghĩa vụ, nên những người làm trong ngành giải trí giờ đây cảm thấy họ không nên trốn tránh nghĩa vụ nếu muốn lấy lòng công chúng.
Với lực lượng quân đội đông nhất thế giới, Trung Quốc quy định tất cả công dân của nước này đều có trách nhiệm phải đi nghĩa vụ quân sự. Tất cả những người khỏe mạnh tuổi từ 18-24 đều phải đi nghĩa vụ quân sự 2 năm. Nữ trong độ tuổi 18-19, tốt nghiệp trung học phổ thông và đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể của quân đội cũng có thể nhập ngũ. Gần đây Trung Quốc cho phép phụ nữ đảm trách một số vị trí trên chiến trường. Thế hệ chỉ huy tàu chiến nữ đầu tiên của nước này được đào tạo vào năm 2011.
Chế độ quân dịch bắt buộc ở Trung Quốc chỉ được áp dụng trên lý thuyết. Do dân số quá đông và quá nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ nên Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) luôn dư thừa tình nguyện viên. Vì vậy, chế độ quân dịch trên thực tế là không bắt buộc.
Video đang HOT
Trên thế giới có 103 nước thực hiện chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Canada, Đức, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Pháp, Thụy Điển, Anh… 8 nước có chế độ quân sự vừa bắt buộc vừa tự nguyện gồm Venezuela, Uganda, Mali…
Việt Nam nằm trong nhóm 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có chế độ quân sự bắt buộc và có tuyển chọn, cùng với Mexico, Philippines…
Triều Tiên là nước áp dụng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài nhất (tối thiểu 3 năm, có thể lên tới 10 năm), trong khi các nước chỉ quy định thời quan 6 tháng, 18 tháng, hoặc không quá 3 năm.
Theo 24h
Những loại vũ khí khủng Nhật mua sắm, trang bị trong năm 2013
Thời gian qua, Nhật liên tiếp có những tuyên bố tăng cường ngân sách quốc phòng để nâng cao sức mạnh quân sự. Vậy Nhật định chế tạo và mua sắm những loại vũ khí, trang bị nào?
Ngày 29/01 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013. Rõ ràng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới đang chưa có dấu hiệu khởi sắc nhưng sau 11 năm, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 50 tỷ yên, lên mức 4,75 nghìn tỷ yên. Trong dự toán ngân sách quốc phòng Nhật chỉ rõ: Do môi trường an ninh xung quanh phát sinh nhiều biến hóa, vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên ngày càng khó dự đoán, tranh chấp biển đảo ngày càng trở lên căng thẳng khiến Nhật không thể không cảnh giác.
Tàu khu trục lớp 25DD được chế tạo trên cơ sở tàu khu trục lớp Akizuki
Tuy nhiên, phần hết sức quan trọng, thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới là quy hoạch phát triển vũ khí trang bị của Nhật năm 2013. Phần quy hoạch này chỉ rõ, cần phải tăng cường năng cao khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát và bảo đảm an ninh khu vực lãnh hải phía tây nam Nhật Bản. Để nâng cao khả năng phòng vệ các cụm đảo, Bộ quốc phòng cần phải từng bước nâng cao năng lực vận tải, tính cơ động, khả năng phòng không, tấn công mạng thông tin và tấn công tên lửa đạn đạo.
Tàu rà quét lôi viễn dương thế hệ mới cỡ 690 tấn
Ngoài các loại vũ khí khủng đã đề nghị mua năm 2012 như F-35A Block3, máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon và một số vũ khí khác tự chế tạo, trong nội dung nâng cao khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải phía tây nam Nhật Bản, dự toán ngân sách xác định sẽ đầu tư phát triển rất nhiều loại vũ khí khác nhau.
Tàu ngầm thông thường lớp "Soryu" có lượng giãn nước 4000 tấn khi lặn
Thứ nhất là phân bổ 70,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu khu trục hạng nặng thế hệ mới có lượng giãn nước trên 5000 tấn thuộc lớp 25DD. Siêu khu trục hạm này được đóng mới hoàn toàn trên cơ sở khung thân của tàu khu trục lớp Akizuki. Nó sẽ được trang bị hệ thống động cơ tua bin khí và tua bin khí - điện liên hợp, là tàu khu trục đầu tiên ở châu Á sử dụng hệ thống động cơ này, giúp tàu nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài thời gian hành trình trên biển. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống chỉ huy tác chiến và các loại vũ khí tiên tiến nhất.
Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12
2 loại trang bị được phát triển tiếp theo là đầu tư 53,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu ngầm lớp "Soryu" có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp "Oyashio". Ngoài bắt tay đóng mới 1 chiếc, hải quân Nhật sẽ tiếp tục đặt mua thêm 9 chiếc nữa để đến năm 2015, Nhật sẽ có thêm 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới.
Pháo tự hành thế hệ mới Nhật sẽ trang bị trong năm 2013
Một khoản chi nữa trong nội dung này là đầu tư 1,3 tỷ yên phát triển một loại tên lửa hạm đối hạm mới để thay thế loại tên lửa đối hạm Type 90 mà hiện hải quân Nhật vẫn đang sử dụng, đồng thời giảm bớt chi phí đầu tư phát triển loại tên lửa bờ đối hạm Type 12. Đây là loại tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới của Nhật được phát triển trên cơ sở khung gầm của loại tên lửa đất đối không Type 03.
Ngoài ra còn đóng mới 1 tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn để thay thế tàu rà quét lôi cũ "Yaeyama' sẽ ngừng sử dụng để duy trì khả năng dọn dẹp thủy lôi, bảo đảm hành trình viễn dương.
Thiết bị hiển thị mới trên mũ đội đầu của phi công F-15
Nội dung trọng yếu thứ 2 được đề cập trong dự toán ngân sách là "nâng cao khả năng cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải và cụm đảo phía tây nam Nhật Bản" sẽ tập trung nâng cao khả năng giám sát, cảnh giới từ trên không. Cụ thể là trong năm 2013, Nhật sẽ chi 10,1 tỷ yên để thay thế toàn bộ các trang bị trinh sát và tác chiến điện tử trên 4 máy bay cảnh báo sớm E-767, sang năm 2014 sẽ tiếp tục tiến hành với các máy bay còn lại.
Radar phòng thủ tên lửa mới cải tiến trên cơ sở radar FPS-7
Đồng thời, Nhật còn sử dụng 8,9 tỷ yên để thay thế 2 trạm radar cảnh giới, giám sát kiểu cố định (FPS-7) đặt ở Takada - Miyazaki và trên đảo Miyako (Miyakojima). Đây là loại radar phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Trung Quốc được Nhật cải tiến trên cơ sở loại radar FPS-7. Ngoài ra, Nhật sẽ chi 40,9 tỷ yên để mua 2 máy bay trinh sát chống ngầm P-1.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là trong phân bổ ngân sách lần này có một khoản đầu tư dành cho công tác nghiên cứu, phát triển các loại máy bay không người lái (UAV), mua sắm, triển khai và bảo dưỡng các loại UAV trinh sát chiến lược tầm cao, tầm xa như Golbal Hawk của Mỹ.
Nhật cũng đặt mua UAV trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ
Nhật cũng đã tiến hành một số hạng mục hiện đại hóa các máy bay chiến đấu hiện có của mình. Không quân Nhật sẽ đầu tư 12,2 tỷ yên để thay thế trang bị mới cho 6 chiếc F-15, ví dụ như thay thế thiết bị hiển thị trên mũ đội đầu của phi công; đồng thời nâng cấp khả năng không chiến cho 12 chiếc F-2 và trang bị cho 11 chiếc F-2 loại bom điều khiển chính xác liên hợp (JDAM).
F-2 sẽ được trang bị bom điều khiển chính xác JDAM
Để thực hiện nội dung thứ 3 là nâng cao khả năng vận tải và tính cơ động, Nhật sẽ mua 11 xe thiết giáp bánh lốp Tye 96, 45 xe thiết giáp hạng nhẹ và 1 máy bay trực thăng đa dụng UH-60JA. Nhằm nâng cao khả năng tác chiến chống đổ bộ, trong năm nay Nhật cũng sẽ mua 4 xe thiết giáp lưỡng thê (thiết giáp có khả năng vượt biển đổ bộ) để tăng cường cho lực lượng đồn trú trên các đảo.
Nhật sẽ mua thêm 4 xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7
Một nội dung cũng rất đáng chú ý là, để nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tên lửa, năm 2013 này Nhật sẽ sử dụng nguồn kinh phí 28,3 tỷ yên cho các hạng mục phòng thủ tên lửa. Biện pháp cụ thể bao gồm: tiến hành hợp tác với Mỹ để cải tạo, nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa BMD trên 2 tàu khu trục Aegis và tiếp tục nghiên cứu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3.
Nhật sẽ mua 4 chiếc F-35A BLOCK3 của Mỹ
Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Nhật vẫn quyết định đẩy mạnh công nghiệp hàng không vũ trụ quân sự, đầu tư kinh phí 35,9 tỷ yên cho lĩnh vực này. Trong đó, tập trung vào nghiên cứu, hiện đại hóa hệ thống chỉ huy tác chiến C4ISR, cử các nhân viên quân sự sang học tập các học viện hàng không vũ trụ quân sự Mỹ để phục vụ công tác kết nối với hệ thống vệ tinh giám sát của Mỹ trong năm nay.
Theo ANTD
Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ủng hộ quyết định của Philippines đưa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra tòa quốc tế. Tờ Inquirer ngày 29.1 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Carlos Sorreta cho hay: "Các thành viên quốc hội Mỹ bày tỏ ủng hộ cao độ đối với nỗ lực giải quyết...